Thức ăn, đồ mặc, và nơi ở thường đứng đầu danh mục các nhu cầu cơ bản của con người. Trong khi mua sắm tại cửa hàng giảm giá thay vì đến trung tâm mua sắm sầm uất thường quan tâm đến đồ may mặc, và sống trong căn hộ nhỏ thay vì biệt thự ngoại cỡ có thể chú trọng đến tình trạng nơi ở của bạn, thì giá cả lương thực trên thế giới leo thang có thể dẫn đến những khó khăn đáng kể trong cửa hàng thực phẩm. Mọi thứ từ giá cả vận chuyển tăng đến việc phát triển các nhiên liệu sinh học, chẳng hạn dầu đi-ê-den sinh học, đều đẩy chi phí lương thực lên cao và làm teo tóp túi tiền người tiêu dùng.
Khi mà ăn uống vẫn là nhu cầu thiết yếu, thì có một số biện pháp bạn có thể thực hiện để hạn chế chi phí.
1. Ăn tại nhà
Ăn hàng quán là một đề nghị gây tốn kém. Hầu hết các bữa ăn chất lượng bạn dùng trong nhà hàng sang trọng đều có thể làm tại nhà được để giảm chi phí. Thậm chí nếu bạn tự pha được cà phê ngon thì cũng rẻ hơn ngoài tiệm. Thức ăn nhanh cần phải loại trừ khỏi danh mục hàng hoá cần mua, dù thực phẩm chất lượng thấp, giàu ca-lo có thể mua với giá rẻ, nhưng việc ảnh hưởng đến sức khoẻ sau này của bạn sẽ không cho phép bạn lựa chọn ích lợi của những khoản tiết kiệm trong thời gian ngắn.
2. Mua sắm có kế hoạch
Nếu bạn không tự chủ nổi ở cửa tiệm tạp hoá và chất đầy xe đẩy hàng của mình với bất cứ thứ gì bắt mắt, có thể là bạn sẽ tiêu nhiều tiền hơn mức cần thiết. Để hạn chế tối đa tiêu tiền, hãy chuẩn bị một danh sách mua sắm trước khi bạn ra khỏi nhà. Lên lịch các bữa ăn vào tuần tới, và ghi chép cẩn thận những gì bạn cần mua để làm những bữa ăn đó. Khi lập xong danh sách, chỉ mua những món đồ trong danh sách, và tránh mua sắm tuỳ hứng.
3. Đóng giả người mù
Các cửa hàng tạp hoá được thiết kế nhằm khiến bạn lạc vào một mê cung khi tìm kiếm những món hàng cơ bản nhất bạn cần, với hy vọng bạn sẽ mua sắm một vài món đồ một cách tuỳ hứng. Nếu bạn giữ danh sách dự kiến các mặt hàng thực phẩm cần thiết, bạn sẽ không bị cám dỗ khi đi ngang gian hàng bán đồ kém bổ dưỡng để đến chỗ mua sữa. Vì hầu hết những thứ cần thiết và đồ nấu ăn cơ bản nằm dọc quanh bên ngoài cửa hàng, bắt đầu từ đó và đi quanh mép cửa hàng, chỉ bước vào mê cung mà chộp lấy món hàng nào còn lại trong danh sách của bạn.
4. Ăn trước khi đi mua sắm
Khi đói và bạn đi vào một toà nhà đầy ắp thức ăn, có nhiều khả năng bạn sẽ chất lên chiếc xe mua hàng những thứ không cần thiết và tốn kém mà hấp dẫn chồi vị giác của bạn. Để chi phí giảm xuống, hãy ăn trước và mua sắm sau khi đã no bụng.
5. Tránh mua thực phẩm chế biến sẵn
Xã hội phát triển nhanh của chúng ta khuyến khích sự tiện lợi, và cửa hàng tạp hoá đã lợi dụng xu hướng này. Dễ dàng mua những bữa ăn được nấu sẵn, nhưng kèm theo nhãn mác ghi giá cao hơn bình thường. Thay vì mua gà quay và salad mì ống, hãy mua các thành phần nguyên vật liệu và tự tay nấu ăn. Áp dụng nguyên tắc đó đối với những món khai vị đông lạnh, các món bánh nướng hay bất kỳ thức ăn nào khác được chế biến sẵn theo cách nào đó cho tiện hơn.
6. Bỏ qua nước uống đóng chai
Nếu bạn không thích nước chảy từ chiếc vòi nước, hãy mua thiết bị lọc nước. Giá mỗi ga-lông rẻ hơn nhiều giá nước đóng chai - và không phải loại bỏ tất cả chai nhựa, điều này rất có lợi cho môi trường.
7. Đi mua sắm không dẫn con trẻ theo
Những đứa khi trẻ đói, mệt, cáu gắt sẽ làm mất nhiều thời gian đi mua sắm của bạn. Mỗi phút bạn nán lại thêm trong cửa hàng tạp hoá sẽ gia tăng khả năng bạn mua thêm hàng, gồm đồ chơi, đồ ăn vặt nhằm dỗ trẻ yên lặng trong khi bạn đang cố tập trung tìm một vài món hàng giảm giá.
8. Mua với số lượng lớn
Việc mua hàng với số lượng lớn có thể tiết kiệm cho bạn một khoản tiền đáng kể. Chú ý đến giá cả và chọn gói hàng kích cỡ dành cho gia đình nếu giá trên một đơn vị rẻ hơn và bạn có nơi để cất nó. Mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ lớn dành cho người mua hàng khối lượng lớn như Sam's Club và Costco còn có thể tiết kiệm dựa vào hoá đơn của bạn nếu bạn mua hàng ở đó thường xuyên đủ điều kiện trả phí thành viên, nhưng chú ý cẩn thận những thói quen mua sắm của mình. Những cửa hàng bán lẻ lớn thường không rẻ chút nào khi so sánh với giá bán xôn và khoản tiết kiệm của phiếu mua hàng giảm giá ở những cửa hàng khác. Ngoài ra, họ có thể khuyến khích bạn mua nhiều hơn cần thiết, bạn ngồi lái xe mà vẫn có thể thanh toán hoá đơn mua hàng tạp hóa được.
9. Sử dụng thẻ tặng thưởng
Nếu như cửa hàng bạn đến thường xuyên nhất có thẻ tích luỹ quà tặng, hãy tham gia. Trong một số trường hợp, cửa hàng tăng giá khi họ đưa ra thẻ tích luỹ quà tặng, và không có thẻ thì hoá đơn của bạn đương nhiên sẽ cao hơn. Nếu tấm thẻ đó đưa ra những lợi ích khác, chẳng hạn thịt giăm bông cho kỳ nghỉ hay giảm giá xăng, hãy nhận tối đa những lợi ích của mình bằng việc chú ý đến ngày cuối cùng của chương trình đó và quy đổi sang tiền mặt số điểm của bạn trước khi hết hạn.
10. Sử dụng phiếu mua hàng
Các phiếu mua hàng tạo ra cách tiết kiệm tiền dễ dàng. Cắt và đổi chúng thành tiền mặt, chú ý kỹ đến những cửa hàng tăng gấp đôi giá trị các phiếu mua hàng của nhà sản xuất. Một số trang web cũng đưa ra những phiếu mua hàng độc quyền, và chúng là một nơi cực kỳ thuận lợi để kiếm những khoản giảm giá các món hàng trong danh sách cần mua của bạn. Nếu bạn thường xuyên truy cập vào một trang web của nhãn hàng bạn ưa thích, họ sẽ thường xuyên giảm giá cho công chúng trung thành của họ. Một vài phút lên mạng có thể tạo ra sự khác biệt tại nơi để tiền.
11. Mua hàng dưới quê
Thực phẩm sản xuất hoặc phát triển ở quê thường sẵn có với giá rẻ hơn thành phố vì bạn không phải tốn tiền vận chuyển đường dài. Những chợ nông sản, hội chợ hàng nông nghiệp, và khu bán hàng địa phương tại cửa hàng tạp hoá của bạn tất cả đều là những mẹo mua sắm thực phẩm tươi ngon.
12. Nhìn xuống
Các cửa hàng thường đặt những món hàng đắt tiền nhất vừa tầm mắt. Để tìm những món hàng ít đắt tiền hơn, hãy nhìn xuống. Ngoài ra, việc nhìn xung quanh món hàng thực phẩm có thương hiệu bạn định mua có thể tìm được sản phẩm cùng loại khác rẻ hơn. Các sản phẩm có dán nhãn cùng loại thường giống hệt nhau (trên thực tế, chúng thường được sản xuất trong cùng một nhà máy), vì vậy đừng trả tiền bao bì khi những gì bạn thật sự muốn lại là thức ăn ở bên trong.
13. Tránh những kệ hàng đứng đầu và những cám dỗ gần quầy thu ngân
Những kệ hàng đặt đầu mỗi lối đi thường bày các nhãn hàng cao cấp. Thay vì mua những cục pin giá cao ấy hay hộp ngũ cốc đắt hơn bình thường kia, hãy đi xuống phía dưới. Những lần có dịp đi thêm vài bước chân nữa như vậy sẽ giúp bạn có lựa chọn mua hàng ít tốn tiền.
Nhiều cửa hàng tạp hoá hiện nay thiết kế những lối xếp hàng ra quầy thu ngân không có kẹo. Sử dụng những lối đi này không chỉ giúp bạn tránh khỏi sự cám dỗ tiêu tiền vào đồ ngọt, mà nó còn khuyến khích một lối sống lành mạnh hơn.
14. So sánh giá và các cửa hàng
Một số người tiêu dùng gặp khó khăn khi tính nhẩm giá mỗi món hàng, nhưng đó là chuyện nhỏ. Thậm chí bạn có thể mang máy tính đi. Nhìn các nhãn hàng và so sánh giá cả là cách dễ dàng cắt giảm một vài đồng cho hầu hết các món hàng cần mua.
Cửa hàng có giá bình quân thấp nhất nơi bạn ở thường là nơi lý tưởng nhất để mua sắm hàng ngày, nhưng cửa hàng cạnh tranh giá cao hơn có thể bán xôn những món hàng cụ thể mà giảm giá nhiều hơn chỗ bạn thường xuyên mua nhất. Hãy theo dõi những đợt bán hàng này và tận dụng khi có thể.
15. Mua hàng bán xôn
Như đã nói ở trên, hàng giảm giá có thể là động cơ lớn thôi thúc thay đổi cửa hàng - nhưng chỉ khi bạn cần những món hàng đang bán rẻ ấy. Chú ý đến những mặt hàng thiết yếu được bán xôn và mua dự trữ hàng đông lạnh và không dễ ôi thiu. Canh chừng giá cả để biết khi nào người ta bán xôn chẳng qua chỉ là khoản tiết kiệm nhỏ hay khi nào nó là một đợt giảm giá đáng kể so với giá thông thường.
16. Canh những ngày “Tốt nhất Trước” hoặc “Bán ra”
Khi ngày "bán ra" hoặc "tốt nhất trước" đến gần, nhiều khả năng người ta sẽ giảm giá cho bạn. Chẳng hạn, các cửa hàng tạp hoá giảm giá khi thịt để lâu ngày. Hỏi người bán thịt xem họ đóng dấu thịt khi nào. Đa số các cửa hàng có một kế hoạch khá đều đặn và bạn có thể tìm hiểu và theo đó mà thực hiện. Khi bạn mua được thực phẩm giá hời, hãy dự trữ chúng trong tủ đá để bạn có thể tránh phải mua khi giá cao. Và nếu bạn định làm đông lạnh thực phẩm, không nên bận tâm về những ngày "tốt nhất là trước"; sản phẩm sẽ giữ tươi ngon đến lúc bạn làm tan đá và nấu nó.
17. Sử dụng nguyên vật liệu nấu ăn khác
Nếu một thành phần giá cao hơn mà xuất hiện nhiều lần trong các công thức nấu món ăn ưa thích của bạn, có lẽ đã đến lúc bạn kính thích chồi vị giác của mình. Thông thường có thể tìm thành phần thay thế giá rẻ hơn. Ví dụ, nếu bạn luôn nướng bánh với dầu ô - liu và bạn thấy rằng giá tăng vùn vụt rồi, thì việc chuyển dần sang xốt táo (thứ bạn thậm chí có thể làm nếu bạn có một cây táo) là một giải pháp thay thế rất rẻ và ít chất béo cho nhiều công thức nấu ăn.
18. Luôn trữ thực phẩm đầy đủ trong bếp
Một nhà bếp tích trữ tốt nghĩa là bạn không thiếu những thứ cần thiết và không phải mua chúng khi cấp bách. Biết những gì mình có trong tủ kệ nghĩa là bạn có thể chờ mua đến lúc hàng giảm giá.
19. Mua sắm không thường xuyên
Giảm số lần đi đến cửa hàng mỗi tuần hoặc hàng tháng sẽ giảm những thứ mua không cần thiết, và giảm thiểu lượng xăng dùng đi đến đó.
20. Chú ý đến thời gian
Hàng tuần người ta thường bán hàng giảm giá vào những ngày giữa tuần. Nán việc đi mua sắm của mình lại đến khi bạn có cơ hội cắt phiếu mua hàng từ tờ báo ra ngày chủ Nhật và bạn không chỉ mua được hàng giảm giá mà còn có thể nhận phiếu mua hàng nữa. Mua sắm vào buổi tối hay sáng sớm còn giúp bạn tránh đám đông và tốn ít thời gian trong cửa hàng.
21. Thanh toán bằng tiền mặt
Khi bạn ghi chi phí tạp phẩm vào thẻ tín dụng và không thanh toán thẻ đầy đủ hàng tháng, bạn phải trả lãi tiền mua hàng. Để tránh khoản chi phí bổ sung này, hãy thanh toán bằng tiền mặt khi bạn mua sắm và sử dụng thẻ tín dụng khi cần thiết.
22. Kiểm tra hoá đơn
Máy quét điện tử làm cho việc mua sắm tiện lợi và nhanh hơn, nhưng nó không hoàn hảo. Hãy kiểm tra hoá đơn để chắc chắn các phiếu mua hàng và giảm giá của bạn đã được tính.
Mua sắm thông minh
Thực phẩm là một trong những mặt hàng mua sắm bạn không thể tránh khỏi, nhưng những người mua sắm cẩn thận có thể giảm thiểu số tiền dành cho việc mua sắm thiết yếu này. Tất cả chỉ cần chút thời gian, kiên nhẫn và cố gắng.