Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Essential Screening Tests Every Man Needs
Những thử nghiệm, kiểm tra sàng lọc cần thiết đối với nam giới
Talk with a doctor about earlier, more frequent screening, if you fall in a high risk group: African-Americans, those with a family history of glaucoma, previous eye injury, or use of steroid medications.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc xét nghiệm sàng lọc sớm hơn và thường xuyên hơn, nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao: đó là người Mỹ gốc Phi, có tiền sử gia đình bị tăng nhãn áp, bị chấn thương mắt trước đây, hoặc sử dụng thuốc có chứa steroid.
Essential Screening Tests Every Man Needs

Why Screening Tests Are Important

Getting the right screening test at the right time is one of the most important things a man can do for his health. Screenings find diseases early, before you have symptoms, when they're easier to treat. Early colon cancer can be nipped in the bud. Finding diabetes early may help prevent complications such as vision loss and impotence. The tests you need are based on your age and your risk factors.

Prostate Cancer

Prostate cancer is the most common cancer found in American men after skin cancer. It tends to be a slow-growing cancer, but there are also aggressive, fast-growing types of prostate cancer. Screening tests can find the disease early, sometimes before symptoms develop, when treatments are most effective.

Tests for prostate cancer

Screenings for healthy men may include both a digital rectal exam (DRE) and a prostate specific antigen (PSA) blood test. The American Cancer Society advises men to talk with a doctor about the risks and limitations of PSA screening as well as its possible benefits. Discussions should begin at:

    * 50 for average-risk men

    * 45 for men at high risk.  

Testicular Cancer

This uncommon cancer develops in a man's testicles, the reproductive glands that produce sperm. Most cases occur between ages 20 and 54. The American Cancer Society recommends that all men have a testicular exam when they see a doctor for a routine physical. Men at higher risk (a family history or an undescended testicle) should talk with a doctor about additional screening. Some doctors advise regular self-exams, gently feeling for hard lumps, smooth bumps, or changes in size or shape of the testes. 

Colorectal Cancer

Colorectal cancer is the second common cause of death from cancer. Men have a slightly higher risk of developing it than women. The majority of colon cancers slowly develop from colon polyps: growths on the inner surface of the colon. After cancer develops it can invade or spread to other parts of the body. The way to prevent colon cancer is to find and remove colon polyps before they turn cancerous.

Tests for colon cancer

Screening begins at age 50 in average-risk adults. A colonoscopy is a common test for detecting polyps and colorectal cancer. A doctor views the entire colon using a flexible tube and a camera. Polyps can be removed at the time of the test. A similar alternative is a flexible sigmoidoscopy that examines only the lower part of the colon.

Some patients opt for a virtual colonoscopy — a CT scan — or double contrast barium enema — a special X-ray — although if polyps are detected, an actual colonoscopy is needed to remove them.

Skin Cancer

The most dangerous form of skin cancer is melanoma. It begins in specialized cells called melanocytes that produce skin color. Older men are twice as likely to develop melanoma as women of the same age. Men are also 2-3 times more likely to get non-melanoma basal cell and squamous cell skin cancers than women are. Your risk increases as exposure to sun and/or tanning beds accumulates; sunburns accelerate risk.

Screening for skin cancer

The American Cancer Society and the American Academy of Dermatology recommend regular skin self-exams to check for any changes in marks on your skin including shape, color, and size. A skin exam by a dermatologist or other health professional should be part of a routine cancer checkup. Treatments for skin cancer are more effective and less disfiguring when it's found early.

High Blood Pressure (Hypertension)

Your risk for high blood pressure increases with age. It's also related to your weight and lifestyle. High blood pressure can lead to severe complications without any prior symptoms, including an aneurysm — dangerous ballooning of an artery. But it can be treated. When it is, you may reduce your risk for heart disease, stroke, and kidney failure. The bottom line: Know your blood pressure. If it's high, work with your doctor to manage it.

Screening for High Blood Pressure

Blood pressure readings give two numbers. The first (systolic) is the pressure in your arteries when the heart beats. The second (diastolic) is the pressure between beats. Normal blood pressure is less than 120/80. High blood pressure is 140/90 or higher, and in between those two is prehypertension — a major milestone on the road to high blood pressure. How often blood pressure should be checked depends on how high it is and what other risk factors you have.

Cholesterol Levels

A high level of LDL cholesterol in the blood causes sticky plaque to build up in the walls of your arteries. This increases your risk of heart disease. Atherosclerosis – hardening and narrowing of the arteries — can progress without symptoms for many years. Over time it can lead to heart attack and stroke. Lifestyle changes and medications can reduce this "bad" cholesterol and lower your risk of cardiovascular disease.

Determining cholesterol levels

A blood test that tells you your levels of total cholesterol, LDL "bad" cholesterol, HDL "good" cholesterol, and triglycerides (blood fat). The results tell you and your doctor a lot about what you need to do to reduce your risk of heart disease, stroke, and diabetes. Men 20 years and older should have a new panel done at least every five years. Starting at 35, men need regular cholesterol testing.

type 2 diabetes

One-third of Americans with diabetes don't know they have it. Uncontrolled diabetes can lead to heart disease and stroke, kidney disease, blindness from damage to the blood vessels of the retina, nerve damage, and impotence. This doesn't have to happen. Especially when found early, diabetes can be controlled and complications can be avoided with diet, exercise, weight loss, and medications.

screening for type 2 diabetes

A fasting plasma glucose test is most often used to screen for diabetes. More and more doctors are turning to the A1C test, which tells how your body has controlled blood sugar. Healthy adults should have the test every three years starting at age 45. If you have a higher risk, including high cholesterol or blood pressure, you may start testing earlier and more frequently.

Human Immunodeficiency Virus (HIV)

HIV is the virus that causes AIDS. It's in the blood and other body secretions of infected individuals, even when there are no symptoms. It spreads from one person to another when these secretions come in contact with the vagina, anal area, mouth, eyes, or a break in the skin. There is still no cure or vaccine. Modern treatments can keep HIV infection from becoming AIDS, but these medications can have serious side effects.

HIV Screening Tests

HIV-infected individuals can remain symptom-free for many years. The only way to know they are infected is with a series of blood tests. The first test is called ELISA or EIA. It looks for antibodies to HIV in the blood. It's possible not to be infected and still show positive on the test. So a second test called a Western blot assay is done for confirmation. If you were recently infected, you could still have a negative test result. Repeat testing is recommended. If you think you may have been exposed to HIV, ask your doctor about the tests.

Preventing the Spread of HIV

Most newly infected individuals test positive by two months after infection. But up to 5% are still negative after six months. Safe sex — abstinence or always using latex barriers such as a condom or a dental dam — is necessary to avoid getting HIV and other sexually transmitted infections. If you have HIV and are pregnant, talk with your doctor about what needs to be done to reduce the risk of HIV infection in your unborn child. Drug users should not share needles.

Glaucoma

This group of eye diseases gradually damages the optic nerve and may lead to blindness – and irreversible vision loss can occur before people with glaucoma notice any symptoms. Screening tests look for abnormally high pressure within the eye, to catch and treat the condition before damage to the optic nerve.

Glaucoma Screening

Eye tests for glaucoma are based on age and personal risk:

    * Under 40: Every 2-4 years

    * 40-54: Every 1-3 years

    * 55-64: Every 1-2 years

    * 65 up: Every 6-12 months

Talk with a doctor about earlier, more frequent screening, if you fall in a high risk group: African-Americans, those with a family history of glaucoma, previous eye injury, or use of steroid medications.

Những thử nghiệm, kiểm tra sàng lọc cần thiết đối với nam giới

Tại sao thử nghiệm sàng lọc lại quan trọng

Việc tiến hành thử nghiệm sàng lọc hợp lý, đúng lúc là một trong những điều quan trọng hàng đầu đối với nam giới trong việc giữ gìn sức khỏe của mình. Phương pháp này giúp phát hiện ra bệnh sớm, trước khi xuất hiện triệu chứng, lúc này bệnh sẽ dễ trị hơn và mau lành hơn. Chứng ung thư đại tràng giai đoạn đầu có thể được chữa dứt ngay từ khi mới chớm. Việc phát hiện được bệnh tiểu đường sớm cũng có thể giúp phòng tránh các biến chứng như mất thị giác và bất lực. Các phương pháp thử nghiệm sàng lọc này sẽ dựa trên tuổi tác và các yếu tố bệnh tật nguy hiểm của bạn.

Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là dạng ung thư thường gặp nhất ở nam giới Hoa Kỳ sau chứng ung thư da. Bệnh thường có tốc độ phát triển chậm, nhưng cũng có nhiều kiểu ung thư tuyến tiền liệt diễn biến rất nhanh và mạnh. Các thử nghiệm sàng lọc có thể giúp tìm ra bệnh sớm, nhiều lúc trước khi xuất hiện triệu chứng, lúc này người ta điều trị hiệu quả nhất.

Các xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt

Các thử nghiệm sàng lọc dành cho nam giới khỏe mạnh gồm cả kiểm tra trực tràng bằng ngón tay (DRE) và xét nghiệm máu kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA). Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nam giới nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về những rủi ro, nguy hiểm và hạn chế của phương pháp sàng lọc PSA cũng như những lợi ích có thể của nó. Nên bắt đầu từ lúc:

* 50 tuổi đối với nam giới có nguy cơ mắc bệnh trung bình 

* 45 tuổi đối với nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao. 

Ung thư tinh hoàn

Chứng ung thư hiếm thấy này phát triển ở tinh hoàn của nam giới, ở tuyến sinh sản sinh tinh trùng. Hầu hết các ca ung thư tinh hoàn đều xảy ra ở giai đoạn từ 20 đến 54 tuổi. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến nghị tất cả nam giới nên khám tinh hoàn trong mỗi lần khám sức khỏe định kỳ của mình. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn (có tiền sử gia đình hoặc bị chứng tinh hoàn ẩn) nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đối với việc thử nghiệm sàng lọc bổ sung. Một vài bác sĩ cũng khuyên nên tự khám tinh hoàn thường xuyên, nhẹ nhàng sờ tìm các khối u cứng, các bướu phẳng, hoặc bất kỳ thay đổi nào về hình dáng hoặc kích cỡ của tinh hoàn.

Ung thư kết tràng-trực tràng

Ung thư kết tràng-trực tràng là nguyên nhân gây tử vong vì ung thư thường thấy thứ hai. Nam giới có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn phụ nữ một chút. Đa số chứng ung thư đại tràng phát triển chậm từ các pô-líp đại tràng: phát triển ở bề mặt bên trong của đại tràng. Sau khi bệnh phát triển, nó có thể xâm nhập hoặc phát tán ra nhiều vùng khác trên cơ thể. Phương pháp phòng tránh ung thư đại tràng là dò tìm, phát hiện ra và cắt bỏ pô-líp đại tràng trước khi các pô-líp này biến thành ung thư.

Các xét nghiệm ung thư đại tràng

Người lớn có nguy cơ mắc bệnh trung bình bắt đầu tiến hành phương pháp sàng lọc ở độ tuổi 50. Thủ thuật soi kết tràng là xét nghiệm thường thấy nhằm phát hiện pô-líp và ung thư kết tràng-trực tràng. Bác sĩ sử dụng một máy ảnh và ống mềm để quan sát tổng thể đại tràng, đồng thời có thể cắt bỏ pô-líp lúc làm xét nghiệm. Người ta cũng có thể thay thế bằng một thủ thuật tương tự đó là phép soi đại tràng sigma ống mềm chỉ khám và kiểm tra phần dưới của đại tràng.

Một số bệnh nhân thích chọn phương pháp chụp nội soi kết tràng ảo-kỹ thuật chụp cắt lớp-hoặc thụt ba-ri cản quang kép- một tia X đặc biệt-mặc dù người ta dò tìm ra các pô-líp nhưng vẫn cần thủ thuật soi kết tràng thực để cắt bỏ chúng đi.

Ung thư da

Dạng ung thư da nguy hiểm nhất là ung thư da melanoma (hắc tố). Nó phát sinh ở các tế bào đặc biệt có tên là tế bào biểu bì tạo hắc tố sinh màu da. Nam giới lớn tuổi có khả năng phát triển chứng ung thư này cao gấp 2 lần so với phụ nữ cùng độ tuổi. Ngoài ra, họ cũng có khả năng mắc chứng tế bào đáy không hắc tố và ung thư da tế bào vảy gấp 2-3 lần so với phụ nữ. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và/hoặc tắm nắng lâu ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn; da sạm nắng cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh.

Xét nghiệm sàng lọc ung thư da

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ và Viện Da liễu Mỹ đã khuyến nghị nên thường xuyên tự kiểm tra da để phát hiện bất kỳ dấu hiệu thay đổi nào trên da như hình dạng, màu da, và kích thước da. Ngoài ra cũng nên khám da ở bác sĩ da liễu hay các chuyên gia sức khoẻ khác trong những lần kiểm tra sức khỏe phát hiện ung thư định kỳ. Nếu phát hiện ung thư da sớm thì công việc điều trị sẽ hiệu quả hơn và da ít bị biến dạng xấu xí hơn.

Cao huyết áp (Tăng huyết áp)

Nguy cơ cao huyết áp tỉ lệ thuận với tuổi tác. Nó cũng liên quan đến chỉ số cân nặng và lối sống của bạn. Bệnh cao huyết áp cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm mà không có triệu chứng báo trước, như chứng phình mạch – đây là chứng phình căng động mạch nguy hiểm. Nhưng bệnh này có thể chữa trị được. Khi mắc chứng bệnh này, bạn có thể giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ, và suy thận. Điều quan trọng là bạn nên hiểu biết về chứng cao huyết áp của mình. Nếu bạn bị cao huyết áp thì hãy tham khảo với bác sĩ, hợp tác với bác sĩ để điều trị nhé. 

Xét nghiệm sàng lọc chứng cao huyết áp

Số đo huyết áp gồm 2 chữ số. Chữ số đầu tiên (tâm thu) là áp suất trong động mạch khi tim đập. Chữ số thứ hai (tâm trương) là áp suất giữa các nhịp đập. Huyết áp bình thường dưới 120/80. Huyết áp cao là 140/90 trở lên, và giữa hai chỉ số đó là tiền huyết áp-đây là một vạch mốc quan trọng đối với sự tiến triển bệnh cao huyết áp. Tần số kiểm tra, đo huyết áp tuỳ thuộc vào số đo huyết áp của người bệnh là bao nhiêu và các yếu tố nguy hiểm khác. 

Nồng độ Cholesterol

Nồng độ cholesterol LDL trong máu cao có thể tạo mảng bám làm nghẽn thành động mạch. Điều này làm tăng nguy cơ bệnh tim. Chứng xơ vữa động mạch – làm hẹp và xơ cứng động mạch – có thể phát triển mà không có triệu chứng trong nhiều năm. Dần dần bệnh này có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi lối sống và thuốc có thể làm giảm nồng độ cholesterol “xấu” này và hạ thấp nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Xác định nồng độ cholesterol

Xét nghiệm máu có thể cho bạn biết nồng độ cholesterol toàn phần, cholesterol LDL “xấu”, cholesterol HDL “tốt”, và li-pít trung tính (mỡ máu). Các kết quả ấy cho bạn và bác sĩ biết rất nhiều về việc bạn nên làm gì để làm giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và đái tháo đường. Nam giới 20 tuổi trở lên nên xét nghiệm lại ít nhất 5 năm một lần. Bắt đầu ở độ tuổi 35, nam giới cần xét nghiệm cholesterol thường xuyên.

Tiểu đường loại 2

1/3 người Mỹ bị tiểu đường mà không biết. Bệnh tiểu đường không được chữa trị có thể dẫn đến bệnh tim và đột quỵ, bệnh thận, mù mắt do tổn thương mạch máu võng mạc, tổn hại thần kinh và bất lực. Nhưng điều này có thể tránh được, nhất là khi được phát hiện sớm, người ta có thể điều trị được tiểu đường và có thể tránh được các biến chứng bằng cách ăn kiêng, tập thể dục, giảm cân và sử dụng thuốc. 

Xét nghiệm sàng lọc đối với bệnh tiểu đường loại 2

Phương pháp xét nghiệm đường glu-cô huyết tương lúc đói thường được sử dụng nhất để sàng lọc bệnh tiểu đường. Ngày càng nhiều bác sĩ chuyển sang làm xét nghiệm A1C, có thể cho biết cơ thể của bạn đã kiểm soát đường huyết như thế nào. Người lớn khỏe mạnh nên khám bệnh này cứ 3 năm một lần khi bắt đầu bước sang tuổi 45. Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, bao gồm nồng độ cholesterol cao hoặc cao huyết áp thì bạn có thể bắt đầu khám bệnh sớm hơn và thường xuyên hơn nhé.   

Vi-rút HIV

HIV là vi rút gây bệnh AIDS. HIV trong máu và các dịch tiết khác của cơ thể người bệnh, thậm chí tồn tại vi rút HIV khi không có triệu chứng gì. Vi rút này phát tán, lây lan từ người này sang người khác khi những dịch tiết này tiếp xúc với âm đạo, vùng hậu môn, miệng, mắt, hoặc một vết rách trên da. Người ta vẫn chưa tìm ra vắc-xin hoặc thuốc trị bệnh AIDS. Các phương pháp điều trị hiện đại có thể làm cho việc lây nhiễm HIV không biến thành bệnh AIDS, nhưng các loại thuốc này có thể có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Xét nghiệm sàng lọc HIV

Người bị nhiễm HIV có thể vẫn không bộc phát triệu chứng gì trong nhiều năm. Cách duy nhất để nhận biết là một loạt các xét nghiệm máu. Xét nghiệm đầu tiên có tên là ELISA hoặc EIA. Xét nghiệm này tìm kháng thể kháng HIV trong máu. Người ta có thể không bị nhiễm HIV nhưng vẫn có kết quả xét nghiệm dương tính. Vì vậy phải tiến hành một xét nghiệm thứ hai để xác nhận lại, gọi là xét nghiệm kỹ thuật tách prô-tê-in. Nếu bạn mới bị nhiễm vi rút thì kết quả xét nghiệm của bạn có thể vẫn là âm tính. Bạn nên làm lại xét nghiệm nhé. Nếu bạn nghĩ mình đã tiếp xúc với vi rút HIV, thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về các xét nghiệm này nhé.

Ngăn ngừa lây lan HIV

Hầu hết các trường hợp mới nhiễm vi rút đều có kết quả dương tính sau 2 tháng lây bệnh. Nhưng có đến 5% bệnh nhân vẫn âm tính sau 6 tháng lây nhiễm. Tình dục an toàn – kiêng quan hệ tình dục hoặc luôn sử dụng màng ngăn nhựa mủ như bao cao su hoặc màng chắn nha khoa – rất cần thiết trong việc tránh nhiễm vi rút HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu bạn nhiễm vi rút HIV trong khi đang có thai thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những điều nên làm để làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV sang cho thai nhi của bạn. Những người nghiện không nên dùng chung kim tiêm với nhau.

Bệnh tăng nhãn áp

Nhóm bệnh về mắt này gây hại từ từ cho dây thần kinh thị giác và có thể dẫn đến mù mắt – và hiện tượng mất thị giác không thể phục hồi được có thể xảy ra trước khi người bị bệnh tăng nhãn áp phát hiện ra bất kỳ triệu chứng gì. Các xét nghiệm sàng lọc tìm áp suất cao bất thường trong mắt, để phát hiện ra và điều trị bệnh trước khi có tổn hại nào cho dây thần kinh thị giác

Sàng lọc bệnh tăng nhãn áp

Các xét nghiệm mắt dò tìm chứng tăng nhãn áp dựa vào tuổi tác và yếu tố nguy cơ mắc bệnh của từng người:

* Dưới 40 tuổi: 2-4 năm một lần

* 40-54 tuổi: 1-3 năm một lần

* 55-64 tuổi: 1-2 năm một lần

* 65 tuổi trở lên: 6-12 tháng một lần

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc xét nghiệm sàng lọc sớm hơn và thường xuyên hơn, nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao: đó là người Mỹ gốc Phi, có tiền sử gia đình bị tăng nhãn áp, bị chấn thương mắt trước đây, hoặc sử dụng thuốc có chứa steroid.

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.