Cả nam giới lẫn nữ giới đều mặc quần jean trong các gia đình hiện đại, tuy nhiên họ vẫn có những vấn đề quản lý túi tiền đặc thù theo từng giới tính vì những chênh lệch thuộc về chiếc “quần jean” và hoàn cảnh xã hội. Mặc dù những khác biệt này đều không thiên vị hoàn toàn giới này so với giới kia, nhưng nhìn chung chúng thường thử thách phụ nữ nhiều hơn bằng việc hạn chế thu nhập, làm cho cuộc sống của họ tốn kém hơn và gây rắc rối trong việc quản lý tiền bạc.
Đương đầu với thử thách này là bước kế tiếp trong cuộc cách mạng tài chính của phụ nữ, cuộc cách mạng bắt đầu bằng việc phụ nữ góp mặt thường xuyên ở mọi vị trí trong sở làm. Đầu tiên họ làm theo mong muốn là ăn mặc và cư xử giống như các giám đốc và quản lý nam có công việc mà họ hằng mơ ước – nhưng rút cục họ thành công bằng việc hiểu ra và chấp nhận hành vi kinh doanh của nam giới, trong khi nắm giữ những đặc tính riêng của giới mình để cạnh tranh với thành công trong công việc của phái đối lập. Bây giờ phụ nữ có thể áp dụng những bài học tại nơi làm việc ấy cho những vấn đề tài chính thuộc “nơi để tài sản” cá nhân. Bất kể tình trạng hôn nhân thế nào, họ cũng có thể ngày càng gánh vác đầy đủ vận mệnh tài chính của riêng mình bằng việc nắm giữ và sử dụng những đặc trưng giới tính về tài chính độc đáo của họ.
Thu nhập
Sự khác biệt giới tính lớn nhất là điều không gây ngạc nhiên; những nghiên cứu, chẳng hạn một báo cáo có tên là “Thu nhập của phụ nữ” do Văn phòng Tổng Kiểm toán Hoa Kỳ công bố năm 2003 , cho thấy rằng phụ nữ được trả lương thấp hơn và kiếm được tiền ít hơn nhiều so với đa số nam giới – do vậy dẫn đến các quyền lợi hưởng trợ cấp an sinh xã hội và để dành tiền về hưu được ít hơn.
Tuy nhiên, các lý do phức tạp đến ngạc nhiên:
Vì những công việc chăm sóc (cho trẻ nhỏ, cha mẹ già và/hoặc đại gia đình) theo truyền thống do phụ nữ đảm nhiệm nhiều hơn, họ thành ra có ít thời gian dành cho sự nghiệp. Chúng ta thường thấy phụ nữ đơn thân không có con nhỏ sẵn lòng chăm sóc cha mẹ già. Những trách nhiệm này khiến họ có xu hướng chọn công việc mà ít phải đi xa và làm thêm giờ, và còn nghỉ phép vì việc nhà nhiều hơn, tất cả những chuyện như vậy ảnh hưởng đến thăng tiến sự nghiệp. Mặc dù nam giới ngày càng góp tay nhiều hơn vào việc chăm sóc gia đình, nhưng phụ nữ đơn thân vẫn thường là những người chăm lo nhiều hơn, đòi hỏi họ mất nhiều thời gian hơn, làm việc ít giờ hơn hoặc phát triển mối quan hệ công việc đã định theo kế hoạch mà họ có thể làm việc tại nhà (chẳng hạn làm việc qua mạng).
Theo một nghiên cứu mang tên "Giới tính và Quá trình Chọn lựa Nghề nghiệp: Vai trò của các hoạt động Tự đánh giá Thiên vị" do Shelly J. Correll công bố trong Tạp chí Xã hội học Mỹ vào năm 2001, thì cha mẹ, thầy cô giáo và đặc biệt văn hoá phổ thông gửi thông điệp cho hầu hết các cô gái trên cở sở những niềm tin vào văn hoá truyền thống. Thông điệp có nội dung: sự lựa chọn và việc chuẩn bị cho sự nghiệp của phụ nữ ít quan trọng hơn so với sự lựa chọn của nam giới - dù hơn 55% các sinh viên bậc đại học chính quy là nữ. Vì vậy chẳng có gì ngạc nhiên khi phụ nữ thích những công việc theo hướng các bà, các mẹ, các chị mình đã làm hoặc những công việc lương thấp, mà tại đó thường dễ dàng bố trí công việc linh hoạt hơn. Các số liệu thống kê cho thấy phụ nữ trưởng thành có con nhỏ (hoặc dự định có con) ưa thích một cách thiên lệch những công việc như vậy dù các cơ hội mở ra trong mọi lĩnh vực - chẳng hạn như nghiên cứu khoa học và khoa học ứng dụng, lĩnh vực mà phụ nữ đáng tiếc là chưa được đánh giá đúng mức.
Hơn nữa, phụ nữ ít khi chọn những công việc nguy hiểm đến thân thể – ví dụ lĩnh vực thi hành pháp luật – những công việc này có các khoản trợ cấp hưu trí và lương phụ trội cho rủi ro cao mà người làm phải chịu. Đáng nói nhất là những người phụ nữ đang quản lý các kế hoạch làm việc của mình với việc bắt đầu hoạt động kinh doanh – thường bước ra ngoài xã hội khi con cái còn rất nhỏ – hoà vào hơn 10 triệu doanh nghiệp Hoa Kỳ (sở hữu đa số) của phụ nữ.
Tỷ lệ ly hôn khoảng 40% và tuổi trung bình của người goá là 56; cả hai hình thức "mất chồng" đều nguy hiểm cho tình hình tài chính của phụ nữ. Sự thay đổi và phát triển luật ly hôn và cách toà án áp dụng chúng, cùng với số lượng ngày càng nhiều phụ nữ đi làm và có thu nhập, đã giảm dần áp lực lên thời gian và số tiền hỗ trợ hôn nhân được thoả thuận hoặc dành cho phụ nữ (trong khi lại gia tăng không đáng kể những trường hợp và số tiền phạt nam giới). Cho nên những người phụ nữ mà rút cục cũng sẽ bỏ công việc có lợi để làm những người mẹ nội trợ thường buộc phải làm việc để nhận lấy đồng lương không tương xứng khi tiền hỗ trợ hết trước thời gian họ có khả năng đạt được kinh nghiệp, trình độ học vấn, kỹ năng làm việc cần thiết để có khoản bồi thường cao hơn. Tương tự, những bà goá làm nội trợ trước khi về hưu thường bỏ bảo hiểm nhân thọ không đóng đủ phí và những tài sản khác và, như là kết quả tất yếu, cũng phải làm những công việc lương thấp vì họ không thể có đủ điều kiện đi học đầy đủ để bắt đầu tìm một công việc mới.
- Những điều bất bình thường về cách tính an sinh xã hội
Phụ nữ bị thiệt thòi một cách bất công bởi cách tính thu nhập bình quân 35 năm cao nhất, vì có những số 0 đối với những năm không làm việc và cả vì thu nhập bị hạn chế bởi những mức trần chịu thuế trong từng năm. Vì vậy một phụ nữ mất vài năm mới kiếm được số tiền nhỏ trong khi xây dựng doanh nghiệp thành công không có tín dụng đầy đủ cho thu nhập 6 con số ngay khi kinh doanh gặt hái thành công. Hơn nữa, những phụ nữ ly hôn được quyền nhận trợ cấp dựa vào người chồng có khả năng lớn hơn chỉ khi cuộc hôn nhân kéo dài ít nhất là 10 năm - và rồi (cùng với những người goá chồng) họ mất quyền hưởng số trợ cấp đó trong một số trường hợp nếu họ đi bước nữa. Điều này có thể đang gây thiệt hại nặng cho các khoản trợ cấp an sinh xã hội nếu những người phụ nữ ấy chủ yếu là những người mẹ nội trợ trong những lần kết hôn đầu của họ.
· Ít có hy vọng được tăng lương hơn
Phụ nữ thường thiếu tự tin hơn nam giới về khoản yêu cầu tăng lương và thường ít có hiệu quả khi thương lượng chuyện này.
· Sự kỳ thị còn rơi rớt lại
Khoảng cách lương thu hẹp lại nhưng vẫn chênh lệch đáng kể vì còn những thái độ kì thị về trách nhiệm công việc của phụ nữ, điều mà cuối cùng sẽ hạn chế phần công việc lương cao, sự thăng tiến, quan hệ đối tác trong công việc của họ và việc cấp vốn cho những dự án kinh doanh sáng nghiệp lớn.
Chi phí
Càng sống lâu và số năm không có thu nhập càng nhiều thì càng phải chi tiêu nhiều và số năm có thu nhập sẽ cần càng nhiều để bù đắp lại những chi tiêu đó. Ở đây tính chung trường hợp cho rằng tuổi thọ trung bình của phụ nữ cao hơn nam giới khoảng 5 năm, cùng với khả năng hồi phục nhanh hơn nam giới – những người mất sự kháng cự trước bệnh tật mãn tính nhanh hơn, thì kết quả là phụ nữ (hầu hết đơn thân) sống thời gian tuổi già nhiều hơn cần dịch vụ y tế thường xuyên tốn kém, làm cạn kiệt tiền tiết kiệm (chẳng hạn dịch vụ chăm sóc điều dưỡng tại nhà hoặc các tiện ích điều dưỡng, phục hồi và hỗ trợ sinh hoạt). Cuối cùng, ngay cả việc chăm sóc y tế cho phụ nữ trẻ cũng tốn kém hơn – được minh hoạ bằng số tiền bình quân hàng tháng trả phí bảo hiểm y tế cá nhân cao hơn 25 đô la so với nam giới.
Phụ nữ còn có một số chi phí sinh hoạt có thể phát sinh:
· Diện mạo
Vẻ bề ngoài có vai trò quan trọng. Những người có vẻ ngoài ưa nhìn thường thăng tiến dễ dàng hơn trong giới kinh doanh. Cộng với việc xã hội chuộng sự lôi cuốn của người phụ nữ và những gì thích hợp ở nơi làm việc, thì vấn đề làm đẹp thôi thúc phụ nữ chi tiêu nhiều hơn vào những bộ đồ cao cấp, những món hàng mỹ phẩm, chăm sóc cá nhân và, trong trường hợp đặc biệt, là vào giải phẫu thẩm mỹ.
- Tính chắc chắn và an toàn
Phụ nữ về bản chất thường không thích mạo hiểm hơn nam giới - đặc biệt là những bà mẹ - cho nên lựa chọn của họ khi mua xe và định cư ở khu vực an toàn hơn khiến tốn kém nhiều hơn.
· Làm Mẹ nên phải chi tiêu
Phụ nữ có thể chi nhiều hơn vào những món quà dịp lễ tết cho bạn bè, gia đình và hội này hội nọ. Hơn nữa, sự sẵn lòng mở hầu bao của họ là một mối quan tâm mới của các tổ chức từ thiện - họ ngày càng nhắm đến các mạnh thường quân nữ với những món quà lớn hơn - căn cứ vào tình hình tài chính tốt đẹp, thái độ vị tha nhiều hơn, sự hưởng ứng không ngừng và đồng ý đạt tỷ lệ cao hơn (nhưng không thấp hơn với mỗi món quà) của phụ nữ đối với những đề nghị xin giúp đỡ từ thiện.
Đầu tư và quản lý tiền bạc
Mặc dù phụ nữ đã kết hôn theo truyền thống có trách nhiệm quản lý tiền bạc, nhưng chồng họ vẫn quyết định hầu hết các vấn đề tài chính lớn liên quan đến đầu tư và mua sắm vật dụng giá trị cao. Và con cái có cha mẹ đơn thân hoặc ly dị thường lớn lên trong những gia đình thiếu thốn tiền bạc mà đầu tư ít và mua sắm những thứ rẻ tiền. Điều này, khi kết hợp với các số liệu thống kê cho thấy 80% hoạt động mua sắm do phụ nữ thực hiện (trực tiếp hoặc quyết định), giải thích lý do vì sao mà nhiều phụ nữ có chuẩn bị chu đáo hơn việc đầu tư khôn ngoan và chi tiêu đúng mực, thông minh, hơn là tiết kiệm kiểu vắt cổ chày ra nước.
Kết luận
Với tư cách là nhà đầu tư, phụ nữ đối mặt với những thách thức mà nam giới không bao giờ gặp phải cả về mặt kiếm tiền lẫn việc làm cho số tiền đó sinh sôi nảy nở để phục vụ cuộc sống trong tương lai. Mặc dù vậy, phụ nữ còn có quyền tiếp cận như nam giới với công việc đầu tư và thông tin tư vấn đầu tư. Việc tiết kiệm các nguồn lực thích hợp cho cuộc sống lâu dài hơn và cho những chi phí chăm sóc sức khoẻ cao hơn đòi hỏi những khoản tiền để dành đáng kể cộng với việc đầu tư năng động một cách hợp lý – cả hai nhiệm vụ này phụ nữ đều có nhiều khả năng thực hiện thành công hơn.