Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
10 Common symptoms in infants and young toddlers
10 triệu chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mới tập đi
Diarrhea is one of the most common childhood illnesses. Causes can include infection, food intolerance, or drinking too much fruit juice. Until diarrhea stops, keep your child at home and hydrated. Avoid dairy, high-fiber, and greasy foods. Call your pediatrician if she isn’t better in 24 hours, is under 6 months old, or has other symptoms, including a fever of 101.4 F or higher, vomiting, bloody or black stool, or abdominal pain.
Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể gồm nhiễm trùng, thức ăn không tiêu hoá được, hoặc uống quá nhiều nước ép trái cây. Bạn nên cho bé ở nhà và cho uống nhiều nước cho đến khi bệnh lành hẳn nhé. Tránh cho bé ăn các thức ăn làm bằng sữa, các thức ăn giàu chất xơ và nhiều chất béo. Hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa nếu bé không cảm thấy khỏe hơn trong vòng 24 tiếng đồng hồ, bé dưới 6 tháng tuổi, hoặc bé có các triệu chứng khác như sốt 101.4 độ F trở lên, ói mửa, đi tiêu ra máu hoặc phân đen, hoặc bị đau bụng.
10 Common symptoms in infants and young toddlers

Babies, Toddlers, and Diarrhea

Diarrhea is one of the most common childhood illnesses. Causes can include infection, food intolerance, or drinking too much fruit juice. Until diarrhea stops, keep your child at home and hydrated. Avoid dairy, high-fiber, and greasy foods. Call your pediatrician if she isn’t better in 24 hours, is under 6 months old, or has other symptoms, including a fever of 101.4 F or higher, vomiting, bloody or black stool, or abdominal pain.

Fever in babies and toddlers

In newborns, a low-grade fever can signal serious infection. Call the doctor immediately if a baby under 3 months has a rectal temperature of 100.4 F or higher, or a baby 3 to 6 months old has a temperature of 101 F or higher. Look whether he or she gets ear pain, cough, lethargy, rash, vomiting, or diarrhea. Soothe baby with fluids, a lukewarm bath, and by dressing him in lightweight clothes. Ask your doctor about safe fever reliever use.

Little children and constipation

Some babies poop several times a day; others go a few days between bowel movements. Don't worry if your baby or toddler doesn't go as often as you'd expect. True constipation is when stools are hard and painful to pass. Your doctor may suggest adding a few extra ounces of water or a little bit of prune juice to your child's bottle or sippy cup. If constipation continues or your baby has other symptoms, such as abdominal pain or vomiting, call the doctor.

Rashes

Babies have sensitive skin. Rashes can range from pimples to little white bumps (milia) to red, dry, itchy patches (eczema). To avoid diaper rash, change diapers often, and apply an ointment for protection. For eczema, avoid harsh soaps and keep skin moisturized. Most rashes aren't serious, but call the doctor if your baby’s rash is painful or severe, or if he also has a fever or blisters.

Cough: Babies and Toddlers

Babies' coughs come in many varieties. A seal-like barking cough could be croup. Coughs with a low-grade fever are often from a cold, but a higher fever may mean pneumonia. Wheezing with a cough could be asthma or an infection. Babies with pertussis make a "whooping" sound. A cool-mist humidifier and fluids can ease symptoms. Cough medicines should not be given to babies or children under 4.

Stomach ache symptoms

Uncontrollable crying, back arching, and spitting up are all symptoms of an upset tummy. It could be caused by colic, gastroesophageal reflux, food intolerance, virus, or other reasons. Toddlers can also have problems as they try different foods. Most stomach aches aren't dangerous and will go away. If it doesn't improve, or your child vomits, has diarrhea, becomes lethargic, or runs a fever, call the doctor.

Teething pain

By about the 6th month, baby’s first little teeth will start poking through her gums. Sore gums can make babies very cranky. Relieve teething pain by giving your baby something to chew on. A frozen wet washcloth or rubber teething ring work well. Gently massaging baby’s gums with your finger can also help.

Babies, Toddlers, and Gas pain

Burping, crying, and flatulence can be signs of infant gas. Gas isn't the same as colic, which can lead to inconsolable crying. Because gas is often caused by swallowing air, feed your baby slowly and burp often. Toddlers can get gas from high-fiber or fatty foods, or by drinking too much juice. Moving around while eating also can cause children to swallow air, so encourage your child to sit during meals.

Stuffy noses

When babies have colds, their noses can get very stuffy. Over-the-counter cold medicine should not be used in children under 4 years old. Instead, use saline drops to thin out mucus and then suction it out of baby's nose with a bulb syringe. Turn on the vaporizer to help your child breathe easier at night.

Nausea and vomiting

Babies often spit up after eating, but forceful or persistent vomiting needs a doctor's evaluation. Vomiting with diarrhea may signal a virus. Fluid loss from vomiting can lead to dehydration. Keep your child hydrated with small, frequent amounts of an electrolyte solution. If vomiting doesn't stop in a few hours, or is accompanied by a fever in an infant, or your child can't keep down fluids, call your doctor.

Keeping calm when baby's not good

There's nothing more distressing to a new parent than a sick baby. Try not to lose your cool. Trust your instincts, but stay alert for signs that you need to call your health care provider or seek emergency care. Some warning signs include changes in appetite, extreme fussiness, lethargy, breathing problems, rash, neck stiffness, seizure, and high fever.

10 triệu chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mới tập đi

Trẻ nhỏ, trẻ chập chững biết đi và chứng bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể gồm nhiễm trùng, thức ăn không tiêu hoá được, hoặc uống quá nhiều nước ép trái cây. Bạn nên cho bé ở nhà và cho uống nhiều nước cho đến khi bệnh lành hẳn nhé. Tránh cho bé ăn các thức ăn làm bằng sữa, các thức ăn giàu chất xơ và nhiều chất béo. Hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa nếu bé không cảm thấy khỏe hơn trong vòng 24 tiếng đồng hồ, bé dưới 6 tháng tuổi, hoặc bé có các triệu chứng khác như sốt 101.4 độ F trở lên, ói mửa, đi tiêu ra máu hoặc phân đen, hoặc bị đau bụng.

Sốt ở trẻ nhỏ và trẻ mới tập đi

Ở trẻ sơ sinh, sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của chứng nhiễm trùng nặng. Hãy gọi cho bác sĩ ngay tức khắc nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ trực tràng từ 100.4 độ F trở lên, hoặc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi có thân nhiệt từ 101 độ F trở lên. Hãy để ý xem bé có bị đau tai, ho, ngủ lịm, phát ban, ói mửa, hay tiêu chảy không nhé. Bạn nên làm cho bé cảm thấy thoải mái hơn bằng cách cho bé uống nhiều nước, tắm nước ấm, và mặc quần áo nhẹ nhàng rộng rãi. Hãy tư vấn bác sĩ về việc sử dụng thuốc hạ sốt an toàn cho bé nhé.

Trẻ con và chứng táo bón

Một số trẻ có thể đi tiêu vài lần/ngày; số khác có thể vài ngày mới đi tiêu một lần. Đừng bận tâm nếu con bạn không đi tiêu được thường xuyên như bạn mong muốn. Trẻ bị táo bón thực sự khi phân cứng và đau khi rặn. Bác sĩ có thể khuyến nghị nên cho bé uống thêm vài ao-xơ nước hoặc bổ sung thêm một ít nước mận ép vào chai hoặc bình uống nước của bé. Nếu chứng táo bón vẫn còn dai dẳng hoặc bé có các triệu chứng khác, như đau bụng hoặc ói mửa thì bạn nên gọi điện cho bác sĩ nhé.

Phát ban

Da bé rất nhạy cảm. Trẻ có thể phát ban từ những nốt mụn đến u nhọt trắng nhỏ (mụn đầu trắng) đến các mảng đỏ, khô, ngứa (chàm). Để tránh hăm tã, bạn nên thay tã lót cho bé thường xuyên và thoa thuốc mỡ bảo vệ da. Đối với bệnh chàm, tránh cho bé sử dụng các loại xà phòng có độ mạnh và nên giữ ẩm cho da. Hầu hết các chứng phát ban đều không nguy hiểm, nhưng hãy gọi cho bác sĩ nếu bé bị đau đớn và trầm trọng, hoặc nếu bé bị sốt hoặc giộp da. 

Trẻ nhỏ, trẻ mới tập đi và bệnh ho

Các cơn ho của bé có nhiều dạng. Tiếng ho khan như hải cẩu sủa có thể là viêm thanh quản cấp. Ho kèm sốt nhẹ thường là do cảm lạnh, nhưng sốt cao hơn có thể là viêm phổi. Ho kèm với thở khò khè có thể là suyễn hoặc nhiễm trùng. Trẻ bị ho gà thường ho khúc khắc. Việc cho bé uống nhiều nước và ở phòng có máy giữ ẩm không khí mát mẻ có thể giúp làm giảm các triệu chứng bệnh của trẻ. Không nên cho trẻ nhỏ hoặc trẻ dưới 4 tuổi dùng thuốc ho. 

Các triệu chứng đau dạ dày

Khóc dai dẳng không nín, uốn cong lưng và nôn ói là tất cả các triệu chứng dạ dày khó chịu. Nó có thể do đau bụng, trào ngược dạ dày thực quản, thức ăn không tiêu hoá được, vi rút, hoặc nhiều nguyên nhân khác. Trẻ mới tập đi cũng có thể mắc các triệu chứng này khi thử ăn các thức ăn khác lạ. Hầu hết các chứng đau dạ dày đều không nguy hiểm và sẽ chữa lành thôi. Nhưng nếu bệnh không cải thiện tốt, hoặc bé bị ói mửa, tiêu chảy, hôn mê, hoặc sốt cao thì hãy gọi điện cho bác sĩ ngay nhé.

Đau do mọc răng

Khoảng tháng thứ 6, những chiếc răng nhỏ đầu tiên của bé sẽ bắt đầu nhú lên khỏi nướu. Chứng đau nướu răng cũng có thể làm cho bé cáu kỉnh, khó chịu. ban có thể làm giảm các triệu chứng đau do mọc răng bằng cách cho bé một vật gì đó để nhai, gặm. Khăn mặt ướt lạnh hoặc vòng ngậm mọc răng bằng cao su cho bé cũng có tác dụng tốt. Việc mát-xa nhẹ nhàng nướu răng của bé bằng ngón tay bạn cũng có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.     

Trẻ nhỏ và chứng đau bụng đầy hơi

Ợ, quấy khóc, và đầy hơi có thể là những dấu hiệu của chứng đau bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh. Chứng đầy hơi không giống như đau bụng, có thể làm cho bé khóc dai dẳng, không nín. Vì chứng đầy hơi thường gây ra do nuốt không khí, cho bé ăn chậm và ợ thường xuyên. Trẻ mới biết đi có thể bị đầy hơi do ăn các thức ăn giàu chất xơ hoặc nhiều chất béo, hoặc uống quá nhiều nước trái cây. Việc di chuyển chỗ này chỗ kia trong khi ăn cũng có thể làm cho trẻ nuốt không khí, vì vậy bạn nên khuyến khích cho bé ngồi trong khi ăn nhé. 

Nghẹt mũi

Khi bé bị cảm, mũi bé có thể bị nghẹt. Không nên cho trẻ dưới 4 tuổi sử dụng thuốc cảm mua tự do không theo toa. Thay vào đó, bạn nên dùng thuốc nhỏ nước muối để làm loãng chất nhầy rồi hút ra khỏi mũi bé bằng ống bơm đầu tròn. Hãy bật bình xịt thông mũi để giúp bé thở dễ dàng hơn vào buổi tối nhé.

Nôn ói

Trẻ em thường hay nôn trớ sau khi ăn xong, nhưng nếu bé nôn ói nhiều hoặc dai dẳng thì phải cần đến chẩn đoán của bác sĩ. Nôn ói kèm tiêu chảy có thể là dấu hiệu của nhiễm vi rút. Bé nôn ói nhiều có thể dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước. Hãy cho trẻ uống thường xuyên từng lượng nhỏ dung dịch điện phân. Nếu bé cứ ói không dứt trong một vài tiếng đồng hồ, hoặc nôn ói kèm theo triệu chứng sốt, hoặc bé không giữ nước được thì bạn nên gọi điện cho bác sĩ nhé.   

Hãy bình tĩnh khi con bạn không khỏe nhé

Chẳng có gì khiến những người mới làm bố mẹ đau buồn và lo lắng bằng con mình bị ốm. cố đừng mất bình tĩnh nhé. Hãy tin vào bản năng của mình, nhưng phải luôn cảnh giác, đề phòng các dấu hiệu cần kíp phải gọi điện cho cán bộ y tế hoặc nhờ đến sự hỗ trợ cấp cứu. Bạn nên biết một số dấu hiệu được báo trước như bé biếng ăn, cáu kỉnh, khó chịu, bé ngủ lịm, hôn mê, các vấn đề về đường hô hấp, phát ban, cứng cổ, ngập máu và sốt cao.

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.