Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Tin tức thời sự
Does Beijing really want to “break up” India?
Có phải Bắc Kinh thực sự muốn " chia nhỏ " Ấn Độ ?
What the overreaction in India to an anonymous post on an obscure Chinese website calling for “splitting India” reveals about the challenges of understanding China’s changing information landscape.
Phản ứng dữ dội ở Ấn Độ đối với bài viết nặc danh - trên một trang web của Trung Quốc ít người biết đến - kêu gọi "chia tách Ấn Độ" hé lộ về nhu cầu tìm hiểu bối cảnh thông tin không ngừng thay đổi của Trung Quốc.
Does Beijing really want to “break up” India

Ananth Krishnan

What the overreaction in India to an anonymous post on an obscure Chinese website calling for “splitting India” reveals about the challenges of understanding China’s changing information landscape.

Whoever the anonymous Internet user “Zhong Guo Zhuan Le Gang” (literally, “Chinese strategist”) is, he must be quite pleased with himself. Little more than a week ago, a post by him appeared on an obscure Chinese website calling for China to “break up” the “Hindu Religious State” of India for its own strategic gains. The post was translated and analysed, with some significant errors, by a Chennai-based think-tank, following which reports appeared in the Indian media expressing outrage that “Beijing” had a secret plan to divide India by supporting separatist movements in Kashmir and the Northeast.

Leave aside for a moment the contents of the post, which to most readers with even a little understanding of foreign policy reveals an inexperienced writer with poor understanding of India, far removed from a supposedly influential Chinese strategist. Also leave aside the question of whether having broken-up states on its borders with the troubled Xinjiang region and in north-east India even really suits Chinese interests. The real question to be asked here is why and how does an anonymous post by an insignificant Chinese blogger generate such attention and consternation in India? Part of the answer lies in the media reports that appeared last week, which made the following assumptions: an influential Chinese strategist must have been behind the suggestions; he must have had the tacit backing of Beijing since all opinion in China is controlled by the government; and that the website where this post appeared sounded influential enough for India to take notice and worry.

But in these assumptions are fundamental misperceptions. For one, there is a tendency to assume every view expressed by a Chinese strategist or newspaper – let alone an anonymous blogger — is inextricably linked to Beijing and the Chinese government’s views.

This tendency is located in the prevalence of the idea of a monolith China and “Chinese” view which dominates Indian perceptions. This was especially evident last week, when news reports in national newspapers, without exception, linked the claims made by the anonymous blogger to “what Beijing thinks”.

This perception dates back to the 1970s and 1980s, when the only opinions coming out of China were voiced through one or two State-run organs, and often closely mirrored the Chinese government’s views. The last decade has seen the emergence of a completely different information landscape in China. Yet the manner in which this information is processed and interpreted in India remains rooted in the past. The nineties saw the emergence of dozens of new newspapers in China, a few dozen think-tanks in Beijing and a proliferation of voices expressed through the Internet. Currently, there are four main avenues through which information emerges out of China. Their status and roles need spelling out, as understanding and evaluating the nature of this information is crucial for India to create a level of discourse that allows for a more layered analysis of China’s opportunities and threats.

Most significant is the official channel through China’s Foreign Ministry, which voices China’s official position on issues. The second, more complicated channel is print media. There are dozens of newspapers in Beijing, and most are State-owned. But each enjoys a unique relationship with both the government and the Communist Party (CPC), and consequently, their opinions need to be interpreted contextually. For instance, the People’s Daily, the CPC’s mouthpiece, often articulates the Party’s stand, which does not necessarily reflect the Chinese government’s official position. Recently, the paper ran a strong editorial aimed at India, crudely belittling India’s political status and calling for a stronger Chinese stand on the border dispute and other issues. This was interpreted in India as the Chinese government changing its position.

While the Chinese government on occasion does use the newspaper to articulate its views, the newspaper is more often used by different factions within the CPC in internal debates and has less impact on actual policy. For instance, some groups within the CPC favour a more hawkish attitude to India, and others in the government a more conciliatory position. The distinction between Party and Government is not often clear even in China. This poses a challenge for Indian observers to tease out what opinions really matter to the countries’ relationship, and what opinions are no more than postures adopted for the sake of internal party politics and are less relevant to the countries’ ties. The third category, also diverse, is think-tanks. In the last decade, dozens of think-tanks — many with similar sounding names, to add to the confusion — have emerged in China. The fourth and newest avenue of information is the Internet, through Chinese blogs and websites.

Confusion between the last two categories was at the heart of last week’s uproar. The post in question appeared on an important-sounding website calling itself the International Institute of Strategic Studies (which has no relation to the London-based think-tank of the same name). The Chennai Centre for China Studies, which first translated and analysed the post before it was circulated among the Indian media, assumed that this was a government-sponsored think-tank, and also wrongly claimed that this was linked to the China Institute for International Strategic Studies (CIISS), a Beijing think-tank. But a quick check revealed that the IISS website where the post appeared actually has no government ties, and is by no means an established Beijing think-tank — it’s just a website. Scholars at the CIISS and other institutes said they hadn’t even heard of it, and expressed amusement at the media circus that the obscure website had caused in India.

The website’s founder Kang Lingyi issued a clarification saying his website was independent and had no link to the government. What news reports did not mention was Mr. Kang, who is only in his twenties, represents a fringe firebrand nationalistic viewpoint that has in the past tried to stir public opinion against another neighbour of China’s — Japan. Mr. Kang’s views often reflect those of a section known in China as the “Fenqing” — it literally translates to “Angry Youth”, but when pronounced slightly differently describes such youth in a far less kind way, one that’s not fit to print. This reflects the position these views hold in the mainstream in China — and the error in assuming these fringe views mirror Beijing’s position. But even the nationalistic Mr. Kang distanced himself from the post and stressed that in no way did his website approve of its message.

News reports also claimed the write-up could not have been published without the permission of the Chinese authorities — another dubious claim tied to the simplistic notion that the Chinese government vets every opinion expressed on all of China’s hundreds of political websites. The Chinese government blocks and censors numerous websites that are politically sensitive, discussing subjects like the Tiananmen Square protests or the Falun Gong. But suggesting that the government controls and moderates debates and political opinions in blogs and newspapers is a stretch.

It also belies a lack of understanding of the changing nature of China’s information landscape. China has 338 million Internet users and more than 100 million blogs and websites, such as the one where this post first appeared. It only takes a quick glance through half a dozen such sites – even “influential” ones - to look at the divergence of opinions and vibrancy of debates, with many voices even strongly criticising the Communist Party and its government. Yet the simplistic perception still endures in India that in authoritarian China, every analyst or writer must surely speak in the same voice.

Interpreting information from these four avenues is further complicated by the fact that they are sometimes inter-linked. For instance, the Chinese government sometimes uses influential think-tanks to hint at changes in policy. Views and opinions from mainstream Chinese newspapers and think-tanks must indeed be taken seriously in India. But at the same time, a more nuanced understanding of China’s information landscape is needed to avoid shrill hyper-reactions to anonymous bloggers and irrelevant fringe groups.

This is crucial to creating a level of discourse in India that allows for a deeper, more meaningful engagement with China’s opportunities and threats.

http://www.hindu.com/2009/08/17/stories/2009081751020900.htm

Does Beijing really want to “break up” India

Ananth Krishnan

Phản ứng dữ dội ở Ấn Độ đối với bài viết nặc danh - trên một trang web của Trung Quốc ít người biết đến - kêu gọi "chia tách Ấn Độ" lộ về nhu cầu tìm hiểu bối cảnh thông tin không ngừng thay đổi của Trung Quốc.

Dù người dùng Internet vô danh "Zhong Guo Zhuan Le Gang" (nghĩa đen "chiến lược gia Trung Quốc" ) ấy ai chăng nữa thì ắt y cũng phải hài lòng với chính mình.  Cách đây hơn một tuần, một bài viết của y xuất hiện trên một trang web ít người biết đến của Trung Quốc đã kêu gọi Trung Quốc hãy "chia tách" "Nhà nước Ấn giáo " của Ấn Độ vì lợi ích chiến lược riêng cho mình. Bài viết này đã được dịch ra và phân tích bởi một ban tham mưu ở Chennai, đã có không ít lỗi trầm trọng,  dẫn đến các bản tin thời sự rộ lên trong giới truyền thông Ấn Độ bày tỏ sự căm phẫn về việc "Bắc Kinh" đã có một kế hoạch bí mật nhằm chia cắt Ấn Độ bằng cách ủng hộ các phong trào ly khai ở Kashmir và miền Đông Bắc.

Khoan bàn đến nội dung của bài viết, mà đối với đa số độc giả dù ít có hiểu biết về chính sách đối ngoại vẫn cho thấy người viết thiếu kinh nghiệm, kém hiểu biết về Ấn Độ, khác xa với những gì phải có ở một kẻ tự xem mình là nhà chiến lược Trung Quốc nặng ký.  Cũng khoan bàn xem việc có các bang bị xé nhỏ giáp với vùng Tân Cương bất ổn và cả ở miền Đông Bắc Ấn Độ có thực sự phù hợp với lợi ích của Trung Quốc hay không. Câu hỏi nghiêm túc cần đặt ra ở đây là tại sao và làm thế nào mà một bài viết nặc danh của một blogger Trung Quốc tầm thường lại làm cho Ấn Độ phải chú ý và sửng sốt đến vậy?  Một phần của lời giải đáp là ở các bản tin của giới truyền thông được đưa ra tuần trước, với những giả định sau đây: Hẳn là đã có một chiến lược gia nặng ký của Trung Quốc đứng đằng sau những lời gợi ý này; hẳn là y đã được Bắc Kinh ngầm ủng hộ vì mọi ý kiến ở Trung quốc đều bị chính phủ kiểm soát; và web site có bài viết này nghe có vẻ nặng ký đến nỗi Ấn Độ phải chú ý và lo âu.

Nhưng những giả định lại bộc lộ những quan niệm sai lầm cơ bản.  Vì một điều là, có khuynh hướng cho rằng mọi quan điểm của một chiến lược gia hoặc một tờ báo Trung Quốc – nói gì đến một blogger vô danh – đều gắn chặt với quan điểm của Bắc Kinh và chính phủ Trung quốc.

Khuynh hướng này là do sự thịnh hành của ý tưởng về một nước Trung Quốc trên dưới là một khối thống nhất và quan điểm "kiểu Trung Quốc" chế ngự nhận thức của người Ấn Độ. Điều này đặc biệt rõ ràng trong tuần trước, khi các bản tin thời sự của tất cả các báo trong nước, đều khăng khăng cho rằng những lời tuyên bố của blogger vô danh đó chính là "suy nghĩ của Bắc Kinh".

Nhận thức này đã có từ thập niên 70 và 80, thời gian mà những ý kiến duy nhất ra khỏi Trung Quốc đều được tuyên bố thông qua một hoặc hai cơ quan nhà nước, và thường phản ánh sát sao quan điểm của chính phủ Trung quốc.  Thập niên vừa qua từng chứng kiến sự xuất hiện một bối cảnh thông tin hoàn toàn khác ở Trung quốc.  Tuy nhiên cách xử lý và lĩnh hội thông tin này ở Ấn Độ vẫn y như cũ.  Thập kỷ 90 từng chứng kiến sự xuất hiện của hàng chục tờ báo mới ở Trung quốc, vài chục ban tham mưu ở Bắc Kinh và sự bùng phát ý kiến được bộc lộ thông qua mạng Internet. Hiện nay, có bốn con đường chính để thông tin vượt ra khỏi Trung Quốc.  Vai trò và địa vị của chúng cần được nêu bật, vì Ấn Độ rất cần tìm hiểu và đánh giá bản chất của những thông tin này để tạo ra một khả năng suy luận sao cho có thể phân tích căn cơ hơn nữa về những hiểm hoạ và cơ hội của Trung Quốc.

Đáng kể nhất là nguồn chính thức thông qua Bộ ngoại giao Trung Quốc, bày tỏ lập trường chính thức của Trung Quốc về các vấn đề này.  Báo giấy là kênh thứ hai và phức tạp hơn. Ở Bắc Kinh có hàng chục tờ báo, và hầu hết đều là của nhà nước. Nhưng mỗi tờ đều có quan hệ đặc biệt với cả chính phủ lẫn Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), và do vậy,  những ý kiến họ đưa ra nhất định phải được diễn đạt phù hợp với ngữ cảnh.  Chẳng ḥan như Nhân dân Nhật báo, cái loa tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thường bày tỏ lập trường của Đảng này, chứ không nhất thiết phản ánh lập trường chính thức của chính phủ Trung quốc.  Gần đây, tờ báo này có đăng một bài xã luận gay gắt nhắm vào Ấn Độ,  hạ thấp một cách thô bạo địa vị chính trị của Ấn Độ và kêu gọi Trung Quốc phải có lập trường cứng rắn hơn nữa về vấn đề  tranh chấp biên giới và nhiều vấn đề khác.   Điều này được Ấn Độ hiểu là chính phủ Trung quốc đang thay đổi lập trường của họ.

Tuy chính phủ Trung quốc thỉnh thoảng có dùng tờ báo này để bày tỏ quan điểm của mình, nhưng tờ báo này lại được nhiều phe cánh trong Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng trong các cuộc tranh luận nội bộ thường xuyên hơn và ít có ảnh hưởng đến các chính sách thực tế.  Chẳng ḥan như một số nhóm trong Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương cần phải hiếu chiến hơn nữa đối với Ấn Độ, trong khi một số khác trong chính phủ lại có lập trường hoà hoãn hơn.  Sự khác biệt này giữa đảng và chính phủ không phải lúc nào cũng rõ ràng ở Trung quốc.   Điều này thách thức các nhà quan sát của Ấn Độ phải cố tìm hiểu xem những ý kiến nào thực sự có tầm quan trọng đối với quan hệ giữa hai nước, và những ý kiến nào chỉ nhằm phục vụ cho các hoạt động chính trị trong nội bộ và ít có liên quan đến quan hệ giữa các quốc gia này.  Loại thứ ba, cũng muôn hình vạn trạng, là ban tham mưu.  Trong thập niên vừa qua, hàng chục ban tham mưu – nhiều ban trong số đó mang những cái tên tương tự nghe rất kêu, càng làm cho rối thêm - đã xuất hiện ở Trung quốc.   Con đường thứ tư cũng là tuyến thông tin mới nhất chính là mạng Internet, qua các trang nhật ký trên mạng và trang web của Trung Quốc.

Sự nhầm lẫn giữa hai loại cuối này là nguyên nhân gây rùm beng hồi tuần trước.  Bài viết đang được nhắc đến đã xuất hiện trên một trang web có cái tên rất dữ dằn, bởi tự xưng là Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute of Strategic Studies) (chẳng hề có dây mơ rễ má gì đến ban tham mưu cùng tên ở Luân Đôn). Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Chennai, đã dịch và phân tích bài viết này trước khi nó được phổ biến trong giới truyền thông Ấn Độ,  cả quyết rằng đây là một ban tham mưu được chính phủ bảo trợ, cũng như đã hô hoán lên rằng điều này có dính dáng đến China Institute for International Strategic Studies (CIISS) - một ban tham mưu Bắc Kinh.   Nhưng kiểm sơ qua lại thấy rằng trang web IISS – là nơi đăng bài viết này – lại chẳng hề có quan hệ gì với chính phủ, và cũng không hề là một ban tham mưu của Bắc Kinh lập ra – mà đây chỉ là một trang web bình thường mà thôi.  Các học giả của CIISS và các học giả của nhiều viện khác cũng nói rằng họ chưa hề nghe nhắc đến trang web này, và tỏ vẻ buồn cười thay cho cái trò hề truyền thông mà trang web vô danh này đã tạo ra ở Ấn Độ.

Lingyi Kang, người lập ra trang web này, đã tuyên bố rõ rằng trang web của anh ta độc lập và chẳng dính dáng tới chính phủ.  Điều mà các bản tin thời sự không nhắc đến chính là việc Kang, người chỉ mới ở tuổi đôi mươi, nhưng đã đại diện cho một quan điểm dân tộc chủ nghĩa cực đoan quá khích xúi giục bạo động – một quan điểm mã trong quá khứ đã cố khuấy động công luận chống lại một nước láng giềng khác của Trung Quốc – đó là Nhật Bản.  Quan điểm của Kang thường phản ánh quan điểm của một nhóm mà ở Trung quốc gọi là "Fenqing" - nghĩa đen là "Thanh niên nổi giận", nhưng nếu phát âm hơi khác đi một chút thì lại mô tả những hạng thanh niên như thế theo một cách không đàng hoàng mấy, một từ không nên viết ra giấy trắng mực đen.  Điều này phản ánh vị thế của các quan điểm này trong các trào lưu tư tưởng chủ đạo ở Trung quốc - và cũng phản ánh cái sai lầm khi cho rằng những quan điểm cực đoan này chính là lập trường của Bắc Kinh.  Nhưng ngay cả một người theo chủ nghĩa dân tộc  như Kang cũng không tán thành bài viết này và nhấn mạnh rằng trang web của anh ta cũng không hề tán thành thông điệp mà bài viết này đưa ra.

Các bản tin thời sự cũng cho rằng bài viết này nếu không được chính quyền Trung Quốc cho phép thì đã không được đăng lên -  lại thêm một yêu cầu mờ ám gắn liền với khái niệm đơn giản cho rằng chính phủ Trung quốc kiểm soát chặt chẽ mọi ý kiến bày tỏ trên hàng trăm trang web chính trị trên toàn cõi Trung Quốc.  Chính phủ Trung quốc ngăn chặn và kiểm duyệt rất nhiều trang web nhạy cảm về chính trị,  bàn tới những đề tài như các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn hoặc Pháp Luân Công.  Nhưng nếu cho rằng chính phủ kiểm soát và điều hoà các cuộc tranh luận và các quan điểm chính trị trong blogs và báo chí là chuyện không thể có.

Điều đó không lột tả được tình trạng thiếu hiểu biết về tính chất không ngừng thay đổi của bối cảnh thông tin của Trung Quốc. Trung Quốc có 338 triệu người dùng Internet và hơn 100 triệu blog và trang web – giống như trang web mà bài viết này xuất hiện lần đầu tiên.  Chỉ cần nhìn thoáng qua khoảng nửa chục trang web như thế – kể cả những trang web có máu mặt – cũng đủ thấy được sự bất đồng ý kiến và chấn động của các cuộc tranh luận, trong đó có nhiều tiếng nói thậm chí còn dám nặng lời chỉ trích Đảng Cộng sản và chính phủ.  Thế nhưng ở Ấn Độ, người ta vẫn nhận thức đơn giản rằng ở nước Trung Quốc độc tài, mọi nhà phân tích hoặc nhà văn đương nhiên phải nói cùng một giọng.

Hiểu được thông tin từ bốn tuyến này thì lại càng phức tạp hơn nữa vì đôi khi chúng lại đan xen với nhau. Chẳng hạn như, chính phủ Trung quốc thỉnh thoảng lại dùng các ban tham mưu có thế lực để gợi ý thay đổi về chính sách.  Các ý kiến và quan điểm của các tờ báo và ban tham mưu tiêu biểu của Trung Quốc cần phải được Ấn Độ quan tâm đúng mức.  Đồng thời, cũng cần có nhận thức tinh tế hơn nữa về bối cảnh thông tin của Trung Quốc để khỏi phải phản ứng gay gắt thái quá đối với những blogger vô danh và những nhóm cực đoan không quan trọng.

Điều này cực kỳ quan trọng cho việc tạo cho người Ấn Độ có khả năng suy luận để  đối phó sâu sắc hơn và hiệu quả hơn đối với các cơ hội và mối đe doạ từ Trung Quốc.

 
Đăng bởi: phuongmy
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.