"Ông Mann của chúng tôi ở Mỹ" là mục báo hàng tuần thảo luận những vấn đề lớn ở Hoa Kỳ cho độc giả quốc tế. Jonathan Mann là phóng viên bình luận cho CNN International và dẫn chương trình Political Mann(ông Mann chính trị).
(CNN) - - Không ai thích nộp thuế cả, nhưng văn hoá Mỹ có vẻ ngày càng coi thuế gần như một thứ tội lỗi mà tầng lớp cai trị đã phạm tội.
"Người Mỹ rất ghét chuyện đóng thuế" nhà sử học gia Robin Einhorn viết.
"Không có hứa hẹn cho cuộc vận động nào thực hiện tốt hơn việc hứa hẹn cắt giảm thuế."
Tuần này, những nhà lập pháp Mỹ đã vật lộn với chuyện này khi họ bỏ phiếu xem có nên mở rộng ra việc giảm thuế mà lúc đầu được ban hành dưới thời tổng thống George W. Bush.
Các làn sóng truyền thanh - truyền hình và những bài xã luận đã lấp đầy những lập luận ủng hộ và chống lại nó.
Chính phủ Hoa Kỳ đang chìm ngập trong nợ nần và chắc có thể phải sử dụng hàng trăm tỷ đô la trong khoản thu thêm. Hiện tại, cho dù quốc gia chậm phát triển do suy thoái kinh tế nhưng vẫn để cho những người đóng thuế xài số tiền đấy coi như là cách tốt nhất để kích thích phát triển.
Nhiều thành viên Đảng Dân chủ của tổng thống Barack Obama đã muốn thoả hiệp – nghĩa là vẫn giảm thuế cho hầu hết người Mỹ và cùng lúc đó ấn định lại mức thuế cao cho những người giàu.
Xét về chính trị chuyện này động chạm đến cái gì đó rất quan trọng vì nước Mỹ hay nói đến chuyện thuế má, còn trong khi đó kinh tế học thì hiếm được xem là vấn đề đáng xem xét. Bản năng chống lại việc nộp tiền cho chính phủ là vấn đề cũ mèm so với lịch sử quốc gia này và chẳng bao giờ mai một đi.
Cũng vào tuần này vào năm 1773, thực dân Anh đã đổ ầm nguyên một tàu trà vào cảng Boston để chống lại thuế trà. “Bữa tiệc trà ở cảng Boston” được nhớ đến như là một trong những sự kiện khởi đầu dẫn đến cách mạng Mỹ.
Hôm nay, một phong trào mới mang tên là “Bữa tiệc trà” đang lan rộng cả nước và đe doạ sự thống trị của đảng Cộng hoà. Cái tên này gợi lên hai cuộc nổi dậy vào thế kỷ 18 và tiện lợi là từ viết tắt bằng các chữ đầu T. E. A. nghĩa là Nộp Thuế Đủ Rồi.
Ngẫu nhiên mà, thuế của Hoa Kỳ là có vẻ nhẹ bởi các Tiêu chuẩn Quốc tế, gắn liền với Nhật Bản là một nước thuế thấp nhất trong số các quốc gia G-7. Một công dân có lòng biết ơn hay một du khách có óc quan sát thậm chí có thể xem chúng như món tiền được sử dụng vào mục đích tốt; người Mỹ có đường sá tốt, dịch vụ hành chính công đáng tin cậy và hầu hết các lợi ích cơ bản của một chính phủ tốt.
"Thuế, xét cho cùng,", theo cố tổng thống Franklin Roosevelt, "cũng chỉ là thuế chúng ta trả tiền cho cái quyền lợi với tư cách là thành viên trong một xã hội có tổ chức."
Vậy thì ác cảm về vấn đề này xuất phát từ đâu?
"Hầu hết mọi người Mỹ có lẽ cũng đồng ý rằng việc chúng tôi ghét đóng thuế nghĩa là làm chuyện gì đó với ác cảm sâu xa đối với chính phủ nói chung – hay nói riêng là ác cảm với cội rễ xâu xa trong lịch sử của chúng tôi," Einhorn, sử học gia tại đại học California đã viết.
Thật dễ thấy những cái rễ đó trong cuộc cách mạng Mỹ và sự sùng bái nỗ lực của cá nhân và doanh nghiệp tự do ở quốc gia non trẻ này.
Einhorn đề nghị người sở hữu nô lệ đặc biệt phải phản đối bất kỳ biện pháp nào của chính phủ đưa ra mà ảnh hưởng đến tài sản riêng. Nhưng nhà triết học Mỹ thế kỷ 18 Henry David Thoreau có lẽ được nhớ nhất khi không chịu trả thuế bằng cách kháng cự thụ động chống lại sự nô lệ. Thuế đã chứng tỏ là một mục tiêu thuận lợi nhắm vào hầu hết mọi người.
Ngay cả ngày nay cũng vậy. Các nhà chức trách Mỹ vẫn còn đang chống lại một phong trào nhỏ nhưng cương quyết với luận điệu rằng thuế thu nhập là bất hợp pháp theo hiến pháp Hoa kỳ. Vài thành viên trong số các chiến sĩ của nó đã thử cách khủng bố nhẹ nhàng. Một số khác đơn giản là vào tù.
Gã ngoan cố Hollywood - Wesley Snipes, người đóng vai chính là tên săn ma cà rồng gần đây nhất trong phim bộ ba “Lưỡi dao”, phải ngồi tù ba năm bắt đầu từ tháng này vì không trả 17 triệu đô-la Mỹ cho các khoản thuế quá hạn theo như hướng dẫn. Anh ta tự nhận mình là thành viên của phong trào chống thuế.
Tất nhiên, nhiều nhà kinh tế bảo thủ và các nhà lãnh đạo đảng Cộng hoà sẽ nói rằng mức thuế thấp đơn thuần là chính sách tốt và mức thuế thấp hơn được xem là chính sách tốt hơn.
Họ noi gương nhà kinh tế học quá cố Milton Friedman – người đoạt giải Nô-ben – lập luận ủng hộ rằng "việc giảm thuế trong bất cứ hoàn cảnh nào và trong bất kỳ điều kiện nào, vì bất kỳ lý do nào đó, bất cứ khi nào đều có thể áp dụng được."
Việc áp dụng thuế có hiệu lực là vấn đề gay go. Những Đảng viên bảo thủ bị vướng vào tội căm ghét đóng thuế lẫn nỗi sợ chính phủ bị thâm hụt. Họ luận điệu rằng ở Hoa Kỳ, cả hai vấn đề này đều mang mục đích cao cả.
Giải pháp thay thế duy nhất sẽ là giải pháp mà chính phủ châu Âu đã và đang áp dụng: đó là cắt giảm chi tiêu thật ấn tượng. Thế nhưng các cử tri không dễ dàng chịu chuyện giảm đi dịch vụ từ phía chính phủ; các công chức thường không tình nguyện trả cho các khoản giảm.
Những quyết định cứng rắn về cách Washington cắt xén ngân sách của nó là chuyện vẫn còn ở phía trước. Bây giờ, mục tiêu chú ý vẫn là vấn đề về thuế.