Lớn lên với quá nhiều chị em gái làm cho một người đàn ông bớt hấp dẫn đi. Một nghiên cứu mới công bố trong Tạp chí Khoa học Tâm lý, một tạp chí của Hiệp hội Khoa học Tâm lý học, nhận thấy rằng tỉ lệ giới tính của một gia đình chuột đực ảnh hưởng đến cả hành vi giới tính của chuột đực khi nó trưởng thành và cách chuột cái đáp ứng lại nó.
David Crews, nhà tinh thần sinh vật học tại Đại học Texas, Austin, Mỹ, quan tâm đến tác động của thời niên thiếu đến hành vi sau này như thế nào. Đây là một lĩnh vực đã thu hút nhiều sự chú ý gần đây, như là nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của vị trí của bào thai trong tử cung. Chẳng hạn như, một bào thai chuột cái được mang thai cùng với 02 chuột đực thì sẽ có nhiều nam tính hơn khi lớn lên, vì nó đã bị tác động bởi hoóc-môn của các con đực. Các nhà nghiên cứu khác đã phát hiện ra là chính tỉ lệ giới tính của lứa đẻ sẽ ảnh hưởng đến hành vi của lứa đó khi lớn lên. Nhưng ông Crews muốn tách riêng những tác động của cuộc sống trước và sau khi sinh. “Cuộc sống là một quá trình liên tục: bạn là một bào thai, sau đó được sinh ra. Mỗi một giai đoạn này đều quan trọng như nhau", ông nói - và chúng không nhất thiết phải có ảnh hưởng như nhau.
Khi lứa chuột con được sinh ra, các nhà nghiên cứu đếm số chuột đực và cái trong mỗi lứa để xác định tỉ lệ giới tính trong dạ con. Sau đó, họ tập hợp các lứa đẻ lại theo ba cách: những lứa cân bằng giữa đực và cái, nhiều đực hơn, hay nhiều cái hơn. Sau đó họ quan sát hành vi của chuột mẹ đối với con của nó, và khi những con đực trưởng thành họ sẽ kiểm tra chúng để xem cách chúng phản ứng với những con chuột cái “hấp dẫn”.
Các nhà nghiên cứu không tìm thấy ảnh hưởng của tỷ lệ giới tính trong tử cung. Nhưng họ đã phát hiện được sự khác biệt trong hành vi dựa trên các lứa đẻ khác nhau khi các con đực trưởng thành. Khi một con đực lớn lên cùng với nhiều chị em gái được cho tiếp xúc với những chuột cái đang động đực, chúng mất ít thời gian hơn để “cưa cẩm” và giao phối được với con cái so với những chuột đực trong các lứa mà tỷ lệ đực chiếm đa số hoặc cân bằng tỷ lệ đực - cái. Nhưng chúng cũng giao phối với chuột cái và xuất tinh hệt như các con đực khác. Theo ông Crews, điều này có nghĩa là "các con đực này giao phối hiệu quả hơn".
Các con đực có thể làm cân bằng thực tế là chúng ít hấp dẫn đối với chuột cái. Bạn có thể nói điều này bằng cách quan sát những con cái - nếu chúng muốn giao phối với con đực, chúng sẽ làm một động tác được gọi là “điệu nhảy ve vãn”, Crews nói, và "chúng lắc lư đôi tai, khiến cho con đực mê mẩn". Chuột cái ít làm động tác này hơn đối với một chuột đực lớn lên trong một lứa có tỷ lệ cái cao. Crews thực hiện nghiên cứu này cùng với Cynthia B. de Medeiros, Stephanie L. Rees, Maheleth Llinas, và Alison S. Fleming của Đại học Toronto ở Mississauga.
Đây là nghiên cứu trên chuột, nhưng các kết quả thu được cũng có ý nghĩa đối với con người, theo ông Crews. “Giúp cho bạn thấy tầm quan trọng của gia đình – bạn có bao nhiêu anh chị em, và sự tương tác giữa các cá nhân đó”. Theo ông, “gia đình đặc biệt quan trọng trong việc định hình nhân cách. Môi trường mà bạn lớn lên "không xác định, nhưng lại giúp định hình nhân cách của bạn.”
Tạp chí Khoa học Tâm lý APS là tạp chí tâm lý học thực nghiệm xếp hạng cao nhất. Bài báo: "Phân biệt sự đóng góp của các yếu tố trước và sau khi sinh vào hành vi tình dục ở chuột đực trưởng thành"
Nghe
Đọc ngữ âm
Nguồn: Hiệp hội Khoa học Tâm lý
Bản quyền: Medical News Today