PATRICK BARTA và VU TRONG KHANH
Ngân hàng trung ương Việt Nam đang khuyến khích người cho vay siết chặt tín dụng đối với một số người đi vay, một dấu hiệu ban đầu cho thấy nền kinh tế châu Á đang chuẩn bị kiềm chế kích thích tiêu dùng nếu nền kinh tế thế giới tiếp tục khôi phục.
Cũng như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Việt Nam và các nước châu Á khác đã triển khai dòng tiền mặt hơn sáu tháng qua để cứu nền kinh tế của họ thoát khỏi thời kỳ suy thoái kinh tế. Nhưng như bằng chứng cho thấy là giai đoạn tệ hại nhất của thời kỳ suy thoái đang chấm dứt, nhiều nhà kinh tế đang khuyên chính phủ nên bắt đầu cắt bớt tín dụng vì sợ một số lĩnh vực quá nóng và gây ra vấn nạn lạm phát vào năm 2010 hoặc về sau đó nữa.
Các nhà kinh tế học đặc biệt lo ngại cho Việt Nam, một nơi ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài ở châu Á, đang lộn xộn với những bong bóng tài sản, gồm cả giai đoạn giữa năm 2008 khi lạm phát bay vọt đến 28%. Mặc dù bây giờ lạm phát ở mức dưới 4%, những nhiều nhà phân tích cho rằng chính phủ đã đi quá xa trong việc kích thích phát triển bằng cách trợ cấp cho các chương trình cho vay ồ ạt của ngân hàng để đưa thêm tiền vào nền kinh tế. Giá cổ phiếu và giá bất động sản đã và đang leo thang nhanh chóng.
Vào hôm thứ tư, Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu có vẻ xác nhận những mối lo sợ đó bằng cách nói Ngân hàng Trung ương muốn cơ quan tín dụng ở địa phương siết chặt việc cho vay đối với các nhà đầu tư bất động sản và cổ phiếu, cũng như đối với người tiêu dùng. Ông phát biểu rằng những người cho vay thay vào đó nên tập trung vào tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để đẩy mạnh sản xuất của họ, và chuyên về các dự án của chính phủ. Không có thêm thông tin nào về việc siết chặt có thể xảy ra xuất hiện trong lời công bố trên tờ Thời báo Ngân hàng của Ngân hàng Trung ương.
"Tôi nghĩ lý do then chốt đằng sau lời bình luận này của Ngân hàng Trung ương là họ muốn Việt Nam tránh lạm phát cao," ông Nguyễn Duy Hùng, giám đốc điều hành của Công ty cổ phần chứng khoán Saigon, một công ty có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh cho hay.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra, các ngân hàng nhà nước Việt Nam đã đổ ít nhất 19 tỷ đô-la Mỹ trong khoản vay vào nền kinh tế, tương đương khoảng một phần năm tổng sản lượng nội địa hàng năm của quốc gia, trong khuôn khổ của chương trình kích thích bao quát hơn nhằm mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước và nhà xuất khẩu.
Tháng này, Chính phủ cho biết nhờ một phần nỗ lực kích thích, nên tổng khoản vay còn tồn đọng trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam vào cuối tháng sáu là 17% cao hơn cuối 2008, và cao hơn 17.5% so với một năm trước đó nữa.
Các nhà kinh tế học cho biết chính phủ sẽ khó mà kiểm soát người đi vay cũng như khó biết được chính xác họ đang sử dụng bao nhiêu tiền kích thích. Nhiều nhà phân tích cho rằng họ nghi ngờ những món tiền lớn đang rò rỉ vào những hoạt động mà chính phủ không muốn kích thích, với người đi vay mang tiền đến đầu cơ cổ phiếu hay bất động sản chớ không phải là đầu tư công suất sản xuất mới, cho dù chứng minh họ đang làm như thế là khó khăn. Chỉ số chứng khoán chuẩn của Việt Nam tăng hơn 70% từ tháng ba.
Ông Vũ Thanh Tú Anh, một giảng viên kinh tế học của chương trình giảng dạy kinh tế học Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh nói rằng "Tôi nghĩ sẽ là đúng đắn khi" bắt đầu kiềm chế tín dụng đối với một số bộ phận của nền kinh tế để đảm bảo số tiền này được sử dụng khôn ngoan. Ông đã nói, có thể làm như thế sẽ rất khó, trừ phi các nhà lập chính sách thực hiện những bước cụ thể hơn như đặt giới hạn trên mức tăng trưởng cho vay ngân hàng hoặc nâng cao lãi suất.
Chính phủ châu Á vẫn cảnh giác với những bước đi như thế vì họ không chắc về cách nhìn, mặc dù gần đây đã có dấu hiệu phục hồi kinh tế.
Dù sao đi nữa, áp lực giảm dần một số gói kích cầu xuyên châu Á đang phát triển. Trong một bản báo cáo công bố vào hôm thứ tư, các nhà kinh tế học của Ngân hàng HSBC cảnh báo là " tiền được quản lý quá lỏng lẻo ở châu Á" và gia tăng lo ngại về các bong bóng tài sản mới, nhất là trong lĩnh vực bất động sản. Mặc dù các quốc gia châu Á nói chung là không siết chặt tín dụng tuy nhiên, "tôi ngờ rằng tình trạng này sẽ không kéo dài" trước khi họ bắt đầu làm như thế trên cơ sở phổ biến hơn, Tim Condon, một nhà kinh tế học ở ING tại Singapore phát biểu.