Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Looking at your newborn - What's normal
Quan sát trẻ sơ sinh – Bé phát triển như thế nào là bình thường
In delivery room scenes on TV and in the movies, the mother-to-be, often a famous actress in full makeup and with every hair in place, "delivers" a baby after a few token grunts and groans. Seconds later, the doctor presents the glowing parents with a perfect picture - a neatly combed and scrubbed, cooing several-month-old infant.
Trên ti vi và phim thường chiếu những cảnh ở phòng sanh với hình ảnh một thai phụ (sắp làm mẹ) – thường là nữ diễn viên nổi tiếng được hoá trang cẩn thận và đầu tóc gọn gàng, “vượt cạn” một cách dễ dàng sau một vài tiếng rên rỉ, càu nhàu tượng trưng. Liền sau đó, bác sĩ đưa cho những ông bố, bà mẹ khỏe mạnh một bức tranh hết sức hoàn hảo – đó là một em bé vài tháng tuổi sạch sẽ, tóc tai gọn gàng, và có thể nói gù gù rồi.
Looking at your newborn - What’s normal

general appearance of newborns

In delivery room scenes on TV and in the movies, the mother-to-be, often a famous actress in full makeup and with every hair in place, "delivers" a baby after a few token grunts and groans. Seconds later, the doctor presents the glowing parents with a perfect picture - a neatly combed and scrubbed, cooing several-month-old infant.

Contrast that picture with how a baby really looks just after emerging from the womb: bluish, covered with blood and cream-cheesy glop, and looking as though the little one has just been in a fist-fight.

Remember that the fetus develops immersed in fluid, folded up in an increasingly cramped space inside the uterus. The whole process usually culminates with the baby being pushed forcibly through a narrow, bone-walled birth canal, sometimes requiring the assistance of metal forceps or suction devices.

Still, it helps to remember two things:

1. Usually, the features that may make a normal newborn look strange are temporary.

2. In the eyes of the adoring parent, every infant looks like the perfect baby anyway.

When you first get to see, touch, and inspect your newborn may depend on the type of delivery, your condition, and the condition of your baby. Following an uncomplicated vaginal delivery, you should have the opportunity to hold your baby within minutes after the birth.

Bonding

In most cases, infants seem to be in a state of quiet alertness during the first hour or so after delivery. It's a great time for you and your newborn to get acquainted and begin the bonding process. But don't despair if circumstances prevent you from meeting your infant right away. You'll have plenty of quality time together soon, and there's no scientific evidence that the delay will affect your infant's health, behavior, or relationship with you over the long run.

During the first several weeks, you'll notice that much of the time your baby will tend to keep his or her fists clenched, elbows bent, hips and knees flexed, and arms and legs held close to the front of his or her body. This position is similar to the fetal position during the last months of pregnancy. Infants who are born prematurely may display several differences in their posture, appearance, activity, and behavior compared with full-term newborns.

Primitive Reflexes

Infants are born with a number of instinctual responses to stimuli, such as light or touch, known as primitive reflexes, which gradually disappear as the baby matures. These reflexes include the:

* sucking reflex, which triggers an infant to forcibly suck on any object put in the mouth

* grasp reflex, which causes an infant to tightly close the fingers when pressure is applied to the inside of the infant's hand by a finger or other object

* Moro reflex, or startle response, which causes an infant to suddenly throw the arms out to the sides and then quickly bring them back toward the middle of the body whenever the infant has been startled by a loud noise, bright light, strong smell, sudden movement, or other stimulus

Also, due to the immaturity of their developing nervous systems, young infants' arms, legs, and chins may tremble or shake, particularly when they're crying or agitated.

Sleeping and Breathing Patterns

In the first weeks, infants usually spend most of their time sleeping. This may be even more exaggerated during the first day or two of life in newborns whose mothers received certain types of pain medications or anesthesia during the labor or delivery.

Frequently, new parents become concerned about their newborn's breathing pattern, particularly with the increased attention that sudden infant death syndrome (SIDS) has received in recent years. But rest assured that it's normal for young infants to breathe somewhat irregularly.

When an infant is awake, his or her breathing rate may vary widely, sometimes exceeding 60 breaths per minute, particularly when the little one is excited or following a bout of crying. Newborns will also commonly have periods during which they stop breathing for about 5 to 10 seconds and then start up again on their own. This is known as periodic breathing, which is more likely to occur during sleep and is considered very normal. However, if your infant turns blue or stops breathing for longer stretches of time, it's considered an emergency and you should contact your child's doctor immediately or go to the emergency room.

Head

Because the infant's head is usually the first part through the birth canal, it can be affected by the delivery process. The newborn's skull is made up of several separate bones that will eventually fuse together. This situation permits the large head of the infant to be squeezed through the narrow birth canal without injury to mother or baby.

The heads of infants born by vaginal delivery often show some degree of molding, which is when the skull bones shift and overlap, making the top of the infant's head look elongated, stretched out, or even pointed at birth. This sometimes bizarre appearance will go away over the next several days as the skull bones move into a more rounded configuration. The heads of babies born by cesarean section or breech (buttocks or feet first) delivery usually don't show molding.

Because of the separation of your newborn's skull bones, you'll be able to feel (go ahead, you won't harm anything) two fontanels, or soft spots, on the top of the head. The larger one, located toward the front of the head, is diamond-shaped and usually about 1 to 3 inches wide. A smaller, triangle-shaped fontanel is found farther back on the head, where a beanie might be worn.

Don't be alarmed if you see the fontanels bulge out when the infant cries or if they seem to move up and down in time with the baby's heartbeat. This is perfectly normal. The fontanels will eventually disappear as the skull bones close together — usually in about 12 to 18 months for the front fontanel and in about 6 months for the one in back.

In addition to looking elongated, a newborn's head may have a lump or two as a result of the trauma of delivery. Caput succedaneum is a circular swelling and bruising of the scalp usually seen on top of the head toward the back, which is the part of the scalp most often leading the way through the birth canal. This will fade over a few days.

A cephalohematoma is a symptom of blood that has seeped under the outer covering membrane of one of the skull bones. This is usually caused during birth by the pressure of the head against the mother's pelvic bones. The lump is confined to one side of the top of the baby's head and, in contrast to caput succedaneum, may take a week or two to disappear. The cephalohematoma may cause these infants to become somewhat more jaundiced than others during the first week of life.

It's important to remember that both caput succedaneum and cephalohematoma occur due to trauma outside of the skull — neither indicates that there has been any injury to the infant's brain.

Face

A newborn's face may look quite puffy due to fluid accumulation and the rough trip through the birth canal. The infant's facial appearance often changes significantly during the first few days as the baby gets rid of the extra fluid and the trauma of delivery subsides. That's why the photos you take of your baby later on at home usually look a lot different than those "new arrival" nursery shots.

In some cases, a newborn's facial features can be quite distorted as a result of positioning in the uterus and the squeeze through the birth canal. Not to worry — that folded ear, flattened nose, or crooked jaw usually comes back into place over time.

Eyes

A few minutes after birth, most infants open their eyes and start to look around at their environment. Newborns can see, but they probably don't focus well at first, which is why their eyes may seem out of line or crossed at times during the first 2 to 3 months. Because of the puffiness of their eyelids, some infants may not be able to open their eyes wide right away. When holding your newborn, you can encourage eye opening by taking advantage of your baby's "doll's eye" reflex, which is a tendency to open the eyes more when held in an upright position.

Parents are sometimes startled to see that the white part of one or both of their newborn's eyes appears blood-red. Called subconjunctival hemorrhage, this occurs when blood leaks under the covering of the eyeball due to the trauma of delivery. It's a harmless condition similar to a skin bruise that goes away after several days, and it generally doesn't indicate that there has been any damage to the infant's eyes.

Parents are often curious to know what color eyes their infant will have. If a baby's eyes are brown at birth, they will remain so. This is the case for most black and Asian infants. Most white infants are born with bluish-gray eyes, but the pigmentation of the iris (the colored part of the eye) may progressively darken, usually not becoming their permanent color until about 3 to 6 months of age.

Ears

A newborn's ears, as well as other features, may be distorted by the position they were in while inside the uterus. Because the baby hasn't yet developed the thick cartilage that gives firm shape to an older child's ears, it isn't unusual for newborns to come out with temporarily folded or otherwise misshapen ears. Small tags of skin or pits (shallow holes) in the skin on the side of the face just in front of the ear are also common. Usually, these skin tags can be easily removed (talk to your doctor).

Nose

Because newborns tend to breathe through their noses and their nasal passages are narrow, small amounts of nasal fluid or mucus can cause them to breathe noisily or sound congested even when they don't have a cold or other problem. Talk with your doctor about the use of salt-water nose drops and a bulb syringe to help clear the nasal passages if necessary.

Sneezing is also common in newborns. This is a normal reflex and isn't due to an infection, allergies, or other problems.

Mouth

When your newborn opens his or her mouth to yawn or cry, you may notice some small white spots on the roof of the mouth, usually near the center. These small collections of cells are called Epstein's pearls and, along with fluid-filled cysts sometimes present on the gums, will disappear during the first few weeks.

Neck

Yes .... Normally the neck looks short in newborns because it tends to get lost in the chubby cheeks and folds of skin.

Chest

Because an infant's chest wall is thin, you may easily feel or observe your baby's upper chest move with each heartbeat. This is normal and isn't a cause for concern.

Also, both male and female newborns can have breast enlargement. This is due to the female hormone estrogen passed to the fetus from the mother during pregnancy. You may feel firm, disc-shaped lumps of tissue beneath the nipples and, occasionally, a small amount of milky fluid may be released from the nipples. The breast enlargement almost always disappears during the first few weeks. Despite what some parents believe, you shouldn't squeeze the breast tissue — it will not make the breasts shrink any faster than they will on their own.

arms and legs

Following birth, full-term newborns tend to assume a posture similar to what their position in the cramped uterus had been: arms and legs flexed and held close to their bodies. The hands are usually tightly closed, and it may be difficult for you to open them up because touching or placing an object in the palms triggers a strong grasp reflex.

Fingernails

Infants' fingernails can be long enough at birth to scratch their skin as they bring their hands to their faces. If this is the case, you can carefully trim your baby's nails with a pair of small scissors.

Sometimes parents are concerned about the curved appearance of their newborn's feet and legs. But if you recall the usual position of the fetus in the womb during the final months of pregnancy — hips flexed and knees bent with the legs and feet crossed tightly up against the abdomen — it's no surprise that a newborn's legs and feet tend to curve inward. You can usually move your newborn's legs and feet into a "walking" position; and this will happen naturally as the infant begins to bear weight, walk, and grow through the first 2 to 3 years of life.

Abdomen

It's normal for a baby's abdomen (belly) to appear somewhat full and rounded. When your baby cries or strains, you may also note that the skin over the central area of the abdomen may protrude between the strips of muscle tissue making up the abdominal wall on either side. This almost always disappears during the next several months as the infant grows.

Many parents are concerned about the appearance and care of their infant's umbilical cord. The cord contains three blood vessels (two arteries and a vein) encased in a jelly-like substance. Following delivery, the cord is clamped or tied off before it's cut to separate the infant from the placenta. The umbilical stump is then simply allowed to wither and drop off, which usually happens in about 10 days to 3 weeks.

You may be instructed to swab the area with alcohol periodically or wash the area with soap and water if the stump becomes dirty or sticky to help prevent infection until the cord dries up and the stump falls off. The baby's navel area shouldn't be submerged in water during bathing until this occurs. The withering cord will go through color changes, from yellow to brown or black — this is normal. You should consult your baby's doctor if the navel area becomes red or if a foul odor or discharge develops.

Umbilical (navel) hernias are common in newborns, particularly in infants of African heritage. A hole in the wall of the abdomen at the site of the umbilical cord/future navel allows the baby's intestine to protrude through when he or she cries or strains, causing the overlying skin to bulge outward. These hernias are generally harmless and aren't painful to the infant. The majority of them close on their own during the first few years, but a simple surgical procedure can fix the hernia if it doesn't close by itself. Home remedies for umbilical hernias that have been tried through the years, such as strapping and taping coins over the area, should not be attempted. These techniques are ineffective and may result in skin infections or other injuries.

Genitalia

The genitalia (sexual organs) of both male and female infants may appear relatively large and swollen at birth. Why? It's due to several factors, including the exposure to hormones produced by the mother and fetus, bruising and swelling of the genital tissues related to birth trauma, and the natural course of development of the genitalia.

In girls, the outer lips of the vagina (labia majora) may appear puffy at birth. The skin of the labia may be either smooth or somewhat wrinkled. Sometimes, a small piece of pink tissue may protrude between the labia — this is a hymenal tag; it will eventually recede into the labia as the genitals grow.

Due to the effects of maternal hormones, most newborn girls will have a vaginal discharge of mucus and perhaps some blood that lasts for a few days. This "mini-period" is normal menstrual-type bleeding from the infant's uterus that occurs as the estrogen passed to the infant by the mother begins to disappear. Although it's much more common in boys, swelling in the groin of an infant girl can indicate the presence of an inguinal (groin) hernia.

Hydrocele

In boys, the scrotum (the sack containing the testicles) often looks swollen. This is usually due to a hydrocele, a common collection of fluid in the scrotum of infant boys that usually disappears during the first 3 to 6 months. You should consult your doctor about swelling or bulging in your son's scrotum or groin area that persists beyond 3 to 6 months or that seems to come and go. That may indicate the presence of an inguinal hernia, which usually requires surgical treatment. The testicles of newborn boys may be difficult to feel in the swollen scrotum. Infant boys also normally experience frequent penile erections, often just before they urinate.

More than 95% of newborns urinate within the first 24 hours. If your baby is delivered in a hospital, nursery personnel will want to know if this happens while your infant is with you. If a newborn doesn't urinate for what seems like a while at first, it may be that he or she urinated immediately after birth while still in the delivery room.

If your infant son was circumcised, it usually takes between 7 to 10 days for the penis to heal. Until it does, the tip may seem raw or yellowish in color. Although this is normal, certain other symptoms are not. Call your child's doctor right away if you notice persistent bleeding, redness around the tip of the penis that gets worse after 3 days, fever, signs of infection (such as the presence of pus-filled blisters), and not urinating normally within 6 to 8 hours after the circumcision.

Bathing

With both circumcised and uncircumcised penises, no cotton swabs, astringents, or any special bath products are needed — simple soap and warm water every time you bathe your baby will do the trick.

No special washing precautions are needed for newly circumcised babies, other than to be gentle, as your baby may have some mild discomfort after the circumcision. If your son has a bandage on his incision, you might need to apply a new one whenever you change his diaper for a day or two after the procedure (put petroleum jelly on the bandage so it won't stick to his skin). Doctors often also recommend putting a dab of petroleum jelly on the baby's penis or on the front of the diaper to alleviate any potential discomfort caused by friction against the diaper. How you take care of your baby's penis may also vary depending on the type of circumcision procedure the doctor performs. Be sure to discuss what after-care will be needed.

If your baby boy wasn't circumcised, be sure to never forcibly pull back the foreskin to clean beneath it. Instead, gently tense it against the tip of the penis and wash off any smegma (the whitish "beads" of dead skin cells mixed with the body's natural oil). Over time, the foreskin will retract on its own so that it can be pulled away from the glans toward the abdomen. This happens at different times for different children, but most boys can retract their foreskins by the time they're 5 years old.

Skin

There's little doubt about the origin of the expression "still wet behind the ears," used to describe someone new or inexperienced. Newborns are covered with various fluids at delivery, including amniotic fluid and often some blood (the mother's, not the baby's). Nurses or other personnel attending the birth will promptly begin drying the infant to avoid a drop in the baby's body temperature that will occur if moisture on the skin evaporates rapidly. Newborns are also coated with a thick, pasty, white material called vernix caseosa, most of which will be washed off during the baby's first bath.

The hue and color patterns of a young infant's skin may be startling to some parents. Mottling of the skin, a pattern of reddish and pale areas, is common because of the normal instability of the blood circulation at the skin's surface. For similar reasons, acrocyanosis, or blueness of the skin of the hands and feet and the area surrounding the lips, is often present, especially if the infant is in a cool environment.

When bearing down to cry or having a bowel movement, a young infant's skin temporarily may appear beet-red or bluish-purple. Red marks, scratches, bruises, and petechiae are all common on the face and other body parts. They're caused by the trauma of squeezing through the birth canal or by the pressure from obstetrical forceps used during the delivery. These will heal and disappear during the first week or two of life.

Fine, soft hair, called lanugo, may be present on a newborn's face, shoulders, and back. Most of this hair is usually shed in the uterus before the baby is delivered; for this reason, lanugo is more frequently seen on babies born prematurely. In any case, this hair will disappear in a few weeks.

The top layer of a newborn's skin will flake off during the first week or two. This is normal and expected and doesn't require any special skin care. Peeling skin may be present at birth in some infants, particularly those who are born past their due date.

Birthmarks

Despite what the name says, not all babies come with a birthmark. However, pink or red areas, sometimes called salmon patches, are common and generally disappear within the first year. Most frequently found on the back of the neck or on the bridge of the nose, eyelids, or brow, they can occur anywhere on the skin, especially in light-skinned infants.

Mongolian spots, flat patches of slate-blue or blue-green color that resemble ink stains on the back, buttocks, or elsewhere on the skin, are found in more than half of black, Native American, and Asian infants and less often in white babies. These spots almost always fade or disappear within a few years.

Strawberry or capillary hemangiomas are raised red marks caused by collections of widened blood vessels in the skin. These birthmarks may appear pale at birth and then typically become red and enlarge during the first months of life. Then, they usually shrink and disappear without treatment within the first 6 years.

Port-wine stains, which are large, flat, reddish-purple birthmarks, won't disappear on their own.

Cafe-au-lait spots, so called because of their "coffee with milk" light-brown color, are present on the skin of some infants. These may deepen in color (or may first appear) as the child grows older. They're usually of no concern unless, they're large or there are six or more spots on the body, which may indicate the presence of certain medical conditions.

Common brown or black moles, known as pigmented nevi, may also be present at birth or appear or deepen in color as the child gets older. Larger moles or those with an unusual appearance should be brought to a doctor's attention because some may require removal.

Rashes

Several harmless skin rashes and conditions may be present at birth or appear during the first few weeks. Tiny, flat, yellow or white spots on the nose and chin, called milia and will disappear within the first few weeks.

Miliaria — small, raised, red bumps that often have a white or yellow "head" — is sometimes called infant acne. Although miliaria often occurs on the face and may be present on large areas of the body, it's a harmless condition that will go away within the first several weeks with normal skin care.

Despite the frightening sound of its medical name, erythema toxicum is also a harmless newborn rash consisting of red blotches with pale or yellowish bumps at the center, which give the rash a hive-like appearance. This rash usually blossoms during the first day or two after birth and disappears within a week.

Pustular melanosis, a rash present at birth mainly in black infants, is characterized by dark brown bumps or blisters scattered over the neck, back, arms, legs, and palms, which disappear without treatment. Also, it isn't unusual to see infants born with blisters on the fingers, hands, or arms because the fetus can suck while still in the uterus.

Newborn jaundice, a yellowish discoloration of the skin and white parts of the eyes, is a common condition that normally doesn't appear until the second or third day after birth and disappears within 1 to 2 weeks. Jaundice is caused by the accumulation of bilirubin in the blood, skin, and other tissues due to the temporary inability of the newborn's immature liver to clear this substance from the body effectively. Although a certain degree of this is expected, if an infant becomes jaundiced earlier than expected or their bilirubin level is higher than is normal, then the doctor will follow the baby very closely.

Getting to Know Your Little One

The first days and weeks of a newborn's life are a time of great wonder and delight for most new parents. However, being responsible for such a seemingly fragile creature can be intimidating, particularly if you're unfamiliar with how a normal newborn looks and behaves. If you feel anxious or uncertain about any aspect of caring for your infant, don't hesitate to consult your doctor, other health care professionals, or family or friends who have had experience caring for a newborn, too.

Quan sát trẻ sơ sinh – Bé phát triển như thế nào là bình thường

Quan sát diện mạo chung bên ngoài của trẻ sơ sinh

Trên ti vi và phim thường chiếu những cảnh ở phòng sanh với hình ảnh một thai phụ (sắp làm mẹ) – thường là nữ diễn viên nổi tiếng được hoá trang cẩn thận và đầu tóc gọn gàng, “vượt cạn” một cách dễ dàng sau một vài tiếng rên rỉ, càu nhàu tượng trưng. Liền sau đó, bác sĩ đưa cho những ông bố, bà mẹ khỏe mạnh một bức tranh hết sức hoàn hảo – đó là một em bé vài tháng tuổi sạch sẽ, tóc tai gọn gàng, và có thể nói gù gù rồi. 

Hoàn toàn trái ngược với những gì bạn thấy đối với một em bé mới vừa lọt lòng mẹ: người hơi xanh, dính đầy máu và chất nhớt trăng trắng nhầy nhụa, và nhìn như thể em bé vừa mới đánh nhau tay không vậy.

Bạn nên nhớ rằng bào thai phát triển hoàn toàn trong dịch ối, cuộn người trong một không gian ngày càng chật chội bên trong tử cung. Toàn bộ quá trình này thường lên đến đỉnh điểm khi bé bị đẩy mạnh qua đường sinh có vách xương chật hẹp, đôi khi cũng cần sự hỗ trợ của kẹp kim loại hoặc các thiết bị hút. 

Tuy vậy, nhưng điều ấy có thể giúp bạn ghi nhớ 2 điều:

1. Thông thường thì các đặc điểm có thể làm cho diện mạo bên ngoài của bé trở nên lạ lẫm chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn tạm thời thôi.

2. Trong mắt của các ông bố, bà mẹ yêu thương con tha thiết thì tất cả các trẻ sơ sinh đều trông giống như các em bé hoàn hảo vậy.

Thời gian cho bạn được nhìn, được chạm, được ôm con và nhìn ngắm con kỹ lưỡng có thể tuỳ thuộc vào kiểu sinh của bạn, điều kiện sức khỏe của bạn và cả điều kiện sức khỏe của bé nữa. Nếu bạn sinh con bình thường không bị trục trặc gì thì trong vài phút sau khi sinh bạn có thể ôm con được rồi.

Mối gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé

Thường thì trẻ sơ sinh ở trạng thái tỉnh lặng trong khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi sinh. Đây là khoảng thời gian quý báu để bạn và bé làm quen với nhau và bắt đầu mối dây kết nối tình cảm. Nhưng bạn cũng chớ nên tuyệt vọng khi hoàn cảnh không cho bạn nhìn thấy con ngay lập tức. Bạn sẽ có nhiều thời gian với bé sớm thôi mà, chẳng có một bằng chứng khoa học nào cho thấy việc không gần gũi con sớm ảnh hưởng đến sức khỏe, hành vi của trẻ hoặc mối quan hệ của bé với bạn lâu dài cả.

Trong vài tuần đầu, bạn sẽ thấy phần lớn thời gian là bé nắm siết chặt tay lại, gập khuỷu tay, đầu gối và hông cũng gập lại, tay và chân bé giữ chặt về phía trước cơ thể. Tư thế này của bé giống với ngôi thai trong những tháng cuối của thai kỳ. Trẻ sinh non thường biểu hiện một số khác biệt về hình dáng, tư thế, hoạt động, và hành vi so với trẻ sinh đủ tháng.

Các phản xạ ban đầu

Trẻ sơ sinh có nhiều phản xạ kích thích theo bản năng như ánh sáng hay va chạm, đó là các phản xạ ban đầu, dần dần sẽ biến mất khi bé lớn lên. Các phản xạ này bao gồm:

* phản xạ nút, làm cho trẻ nút mạnh bất cứ vật gì để vào miệng của bé

* phản xạ nắm, làm cho trẻ nắm chặt các ngón tay lại khi để ngón tay hoặc bất cứ vật nào khác vào bên trong lòng bàn tay của bé

* Phản xạ giật mình, làm cho trẻ vung cánh tay ra ngoài một cách bất thình lình và nhanh chóng rụt tay về lại giữa người bất cứ khi nào bé bị tiếng động mạnh, ánh sáng chói, mùi nồng, cử động đột ngột, hoặc một kích thích nào khác làm cho bé giật mình.

Ngoài ra, do hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên chân, tay và cằm của trẻ cũng có thể bị rung lắc, chưa cứng cáp nhất là khi bé khóc hoặc bị di chuyển mạnh.  

Giấc ngủ và các kiểu thở của bé

Trong những tuần đầu, trẻ sơ sinh thường ngủ suốt. Thậm chí trẻ có thể ngủ quá nhiều trong một hai ngày đầu đối với trẻ có mẹ dùng thuốc giảm đau hoặc bị gây mê trong lúc sinh nở. 

Thường thì những người mới làm bố mẹ lo lắng, quan tâm về kiểu thở của con mình, nhất là khi người ta chú ý đến hội chứng đột tử ở trẻ dưới 1 tuổi (SIDS) ngày càng tăng trong những năm gần đây. Nhưng họ cũng yên tâm rằng trẻ sơ sinh cũng thường thở hơi bất thường một chút.

Khi trẻ thức, nhịp thở của bé có thể thay đổi rất nhiều, đôi khi trên 60 nhịp/ phút, nhất là khi trẻ phấn khích hoặc sau một đợt khóc nào đó. Trẻ sơ sinh cũng thường có chu kỳ ngưng thở khoảng từ 5 đến 10 giây và sau đó bắt đầu tự thở lại. Đây được gọi là chu kỳ thở của bé, có thể thường xảy ra trong lúc ngủ nhiều hơn và cũng được xem là bình thường. Tuy nhiên, nếu bé chuyển sang xanh, tím tái hoặc ngưng thở kéo dài thì bạn nên cho bé đi cấp cứu và liên lạc với bác sĩ ngay tức khắc hoặc đến phòng cấp cứu ngay nhé.

Đầu

Đầu của trẻ thường lọt qua đường sinh đầu tiên nên nó có thể bị ảnh hưởng bởi quá trình sinh nở này. Hộp sọ của trẻ do một vài xương riêng biệt cấu tạo thành, làm cho phần đầu lớn của bé có thể ép qua đường sinh hẹp của mẹ mà không gây tổn thương cho bé hoặc mẹ. 

Đầu của trẻ sinh thường thường hơi có nét đặc trưng, khi xương sọ của bé thay đổi và đè lên nhau, làm cho đỉnh đầu của bé trông như bị kéo dài ra, hoặc thậm chí bị nhọn khi chào đời nữa. Diện mạo đôi khi kỳ dị này sẽ mất đi sau một vài ngày vì xương sọ phát triển tròn hơn. Đầu của trẻ sinh mổ hoặc sinh ngôi mông (đẻ ngược) thường không có hình dạng như thế.

Vì khi tách xương sọ của trẻ sơ sinh ra, bạn có thể thấy được 2 thóp (cứ làm đi, không gây hại gì cho bé đâu), hoặc chỗ mềm, trên đỉnh đầu. Thóp lớn có hình thoi, nằm về phía trước đầu và thường rộng từ 1 đến 3 in-sơ. Thóp nhỏ có hình tam giác và ở phía sau xa của đầu, nơi mũ chỏm của bé có thể đội vào được.

Chớ lo lắng nếu thấy thóp của trẻ phồng lên khi trẻ khóc hoặc có vẻ như di chuyển lên xuống cùng nhịp với nhịp tim của bé. Điều này cũng hoàn toàn bình thường thôi. Khi xương sọ đóng sát vào với nhau thì thóp bé không còn nữa – thường khoảng từ 12 đến 18 tháng đối với thóp trước và khoảng 6 tháng đối với thóp sau.

ngoài việc trông có vẻ như dài và nhọn thì đầu trẻ sơ sinh còn có thể có 1 hoặc 2 chỗ u lồi – đây là do chấn thương trong quá trình sinh nở của mẹ. chỏm sưng ở đầu trẻ sơ sinh là chỗ da đầu bị sưng và bầm thường thấy ở đỉnh đầu về phía sau, phần da đầu này thường tiếp xúc và bị đè qua đường sinh của mẹ. Chỗ sưng bầm này sẽ biến mất sau một vài ngày.

Hiện tượng u máu đầu là hiện tượng xuất huyết dưới lớp màng ngoài của một trong những xương sọ. Hiện tượng này thường do áp lực của đầu bé đè vào xương chậu của mẹ trong quá trình sinh nở. Chỗ lồi này thường nằm 1 bên đỉnh đầu của trẻ, không giống chỏm sưng ở đầu và có thể mất 1 hoặc 2 tuần mới hết được. Hiện tượng u máu đầu có thể làm cho những trẻ sơ sinh này mắc bệnh vàng da khá nhiều hơn những trẻ khác trong tuần đầu đời.

Điều quan trọng là nên nhớ rằng cả hiện tượng chỏm sưng ở đầu trẻ và u máu đầu đều là do chấn thương bên ngoài hộp sọ – không phải là chấn thương não của bé.

Mặt

Mặt của trẻ sơ sinh trông có vẻ hơi húp bởi dịch tích tụ và cả quá trình đè ép khó nhọc qua đường sinh của mẹ. Vẻ ngoài của khuôn mặt bé thường thay đổi nhiều trong suốt vài ngày đầu vì trẻ thải bớt lượng dịch, nước thừa và giảm dần chấn thương do lọt lòng mẹ. Đó là lý do vì sao những bức hình của bé khi ở nhà sau này thường khác nhiều so với những bức ảnh khi bé mới chào đời.

Trong một vài trường hợp thì nét mặt của trẻ sơ sinh có thể bị biến dạng hoàn toàn do vị trí, tư thế bé nằm trong tử cung và tình trạng ép chèn qua đường sinh của mẹ. Tuy vậy, bạn chớ nên lo lắng – tai bị gập, mũi bị tẹt, hoặc hàm bị vẹo thường sẽ trở lại bình thường sau một thời gian thôi.

Mắt

Sau khi lọt lòng mẹ vài phút thì hầu hết trẻ sơ sinh đều mở mắt và bắt đầu nhìn quanh quẩn. Bé có thể nhìn thấy, nhưng ban đầu hầu như không tập trung tốt, điều này lý giải vì sao đôi khi mắt bé có vẻ như nhìn không thẳng hoặc nhìn xéo đâu đó trong suốt 2 đến 3 tháng đầu. Vì mí mắt của bé bị húp nên môt số trẻ sơ sinh có thể không mở to mắt liền được. Khi bế bé, bạn có thể khuyến khích bé mở mắt bằng cách tận dụng “phản xạ cử động” của mắt, bé thường có khuynh hướng mở mắt nhiều hơn khi được bế thẳng đứng.

đôi khi các ông bố, bà mẹ cũng giật mình khi thấy tròng trắng ở một mắt hay cả hai mắt bé có màu đỏ tươi như máu. Đây là hiện tượng xuất huyết dưới kết mạc, thường xảy ra khi xuất huyết dưới lớp bọc ngoài của nhãn cầu do chấn thương sinh nở. Hiện tượng không nguy hiểm này cũng giống như vết bầm trên da sẽ mất đi sau một vài ngày, và thường cho thấy mắt trẻ không bị gây tổn hại gì.

Bố mẹ thường tò mò muốn biết con mình có màu mắt gì. Nếu mắt bé có màu nâu lúc mới sinh thì sau này vẫn thế. Trường hợp này đối với hầu hết trẻ sơ sinh da đen và châu Á. Phần lớn trẻ sơ sinh da trắng lúc chào đời có màu mắt xanh-xám, nhưng màu mống mắt (phần có màu của mắt) có thể dần chuyển thành đen, thường trở thành màu mắt vĩnh viễn mãi đến khi bé khoảng 3 đến 6 tháng tuổi.

Tai

Giống như những nét đặc trưng khác, tai của trẻ sơ sinh có thể bị biến dạng do tư thế của bé nằm trong tử cung. Vì lớp sụn dày tạo hình dạng cứng cáp cho tai bé chưa phát triển hoàn thiện nên tai trẻ cũng có thể bị gấp hoặc bị biến dạng tạm thời. Nếu thấy ở một bên mặt ngay trước tai bé có xuất hiện nhiều đốm thịt thừa nhỏ hoặc nhiều lỗ nhỏ trên da thì cũng hoàn toàn bình thường. Thông thường thì những đốm thịt thừa này cũng dễ dàng cắt bỏ được (hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé).

Mũi

Vì trẻ sơ sinh thường có khuynh hướng thở bằng mũi và lỗ mũi của bé rất hẹp, nên một lượng nhỏ dịch mũi hoặc nước nhầy có thể làm cho bé thở khò khè hoặc nghe như bị nghẹt mũi thậm chí khi bé không bị cảm lạnh hoặc bị một bệnh nào khác. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng dung dịch nước muối nhỏ mũi và ống bơm mũi để làm sạch lỗ mũi bé nếu cần thiết.

Hắt hơi cũng là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh. Đây là một phản xạ bình thường và không phải do một chứng nhiễm trùng, dị ứng, hoặc bất cứ chứng bệnh nào khác.

Miệng

Khi trẻ sơ sinh há miệng ra ngáp hoặc khóc, bạn có thể thấy một vài đốm trắng nhỏ trên vòm miệng của bé, thường ở gần giữa miệng. Những tế bào nhỏ này được gọi là mụn đầu trắng, cùng với những nang chứa dịch đôi khi nằm ở vùng nướu răng, sẽ biến mất trong một vài tuần đầu.

Cổ

Vâng.... Thông thường thì cổ của trẻ sơ sinh trông rất ngắn bởi đôi má phúng phính và những nếp gấp da của bé có thể làm che mất đi phần cổ.

Ngực

Vì thành ngực của trẻ sơ sinh rất mỏng nên bạn có thể dễ dàng sờ hoặc quan sát thấy phần ngực trên của bé cử động với từng nhịp tim. Điều này cũng bình thường thôi và không có gì khiến bạn phải lo lắng cả. 

Ngoài ra, cả bé trai và bé gái sơ sinh đều có thể phồng nở ngực. Đây là do hooc-môn động dục nữ estrogen được truyền từ mẹ đến thai nhi trong suốt quá trình thai nghén. Bạn có thể thấy nhiều bướu mô cứng, có hình đĩa dưới núm vú bé, và thỉnh thoảng cũng có một chút dịch trắng đục tiết ra ở núm vú. Hiện tượng phồng nở ngực hầu như biến mất trong suốt một vài tuần đầu. Bạn không nên siết ép mô ngực – nó sẽ chẳng làm ngực săn lại nhanh hơn chút nào so với quá trình tự nhiên của nó đâu, dẫu rằng một số ông bố, bà mẹ vẫn tin vào việc này. 

chân và tay

Sau khi lọt lòng mẹ, trẻ đủ tháng thường có hình dáng và tư thế giống với tư thế  nằm trong tử cung chật hẹp của mẹ: chân, tay gập lại và giữ chặt về trước cơ thể. Hai bàn tay của bé nắm rất chặt, và bạn khó có thể mở được tay bé ra bởi khi chạm hoặc đặt vào lòng bàn tay trẻ một vật gì đó thì trẻ kích thích phản xạ nắm tay chặt lại.

Móng tay

Móng tay của trẻ sơ sinh lúc chào đời cũng có thể dài đủ để cào xước da trẻ khi đưa tay lên mặt. Trong trường hợp này, bạn có thể cắt tỉa móng tay cho bé một cách cẩn thận bằng cây kéo nhỏ nhé. 

Đôi khi nhiều ông bố, bà mẹ cảm thấy lo lắng bởi chân và bàn chân của bé bị cong. Nhưng nếu bạn nhớ lại tư thế nằm bình thường của trẻ trong tử cung vào những tháng cuối của thai kỳ xem – trẻ gập hông và đầu gối; cẳng chân và bàn chân bắt chéo chặt thật khít với bụng – thế nên chẳng ngạc nhiên gì khi thấy chân và bàn chân của trẻ thường hay bị cong hướng vào trong. Bạn cũng thường có thể nắn bàn chân và cẳng chân của trẻ vào tư thế “đi bộ” được; và điều này sẽ dễ dàng và hoàn toàn phát triển tự nhiên khi trẻ bắt đầu có trọng lượng, biết đi, và phát triển từ 2 đến 3 năm đầu.

Bụng

Bụng của trẻ thường hơi tròn và đầy đặn. Khi bé kêu khóc hoặc cố sức, bạn có thể thấy lớp da ở giữa bụng nhô lên giữa các dải mô cơ tạo nên thành bụng ở cả hai bên. Điều này hầu như luôn biến mất trong một vài tháng khi trẻ lớn lên.

Nhiều bố mẹ cảm thấy lo lắng về vẻ ngoài và cách chăm sóc cho dây rốn của trẻ. Dây rốn gồm 3 mạch máu (2 động mạch và 1 tĩnh mạch) được quấn bọc bằng chất giống như thạch. Sau khi sinh, dây rốn của bé được kẹp hoặc cột chặt lại trước khi cắt để tách trẻ với nhau thai. Cuống rốn sau đó khô và rụng đi, thường khoảng từ 10 ngày đến 3 tuần.

Bạn cũng có thể được hướng dẫn cách lau vùng rốn của bé định kỳ bằng cồn hoặc rửa sạch vùng rốn bằng xà phòng và nước nếu cuống rốn đóng bẩn hoặc dính nhớp nháp nhằm tránh nhiễm trùng cho đến khi dây rốn khô và cuống rốn có thể rụng đi. Chớ nhấn chìm vùng rốn của trẻ sơ sinh trong nước khi cho bé tắm trong suốt quá trình này. Dây rốn khô sẽ đổi màu, từ vàng sang nâu hoặc đen – điều này hoàn toàn bình thường đối với trẻ. Nếu thấy vùng rốn của bé bị đỏ; có mùi thối hoặc chảy mủ thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay nhé.

Thoát vị rốn (lồi rốn) cũng là chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là những trẻ gốc châu Phi. Tại vùng dây rốn trên thành bụng có một lỗ làm cho ruột của bé phồng to ra khi bé kêu khóc hay cố sức, làm cho lớp da trên cùng phồng ra ngoài. Chứng thoát vị rốn này thường không gây hại hay đau đớn gì cho trẻ. Đa số đều tự lành trong vài năm đầu, nhưng nếu rốn bé vẫn còn lồi thì người ta cũng có thể chữa lành bằng một ca phẫu thuật đơn giản thôi. Chớ  nên thử các phương thuốc gia đình dùng để chữa chứng lồi rốn cho trẻ nhiều năm qua như là băng và quấn đồng xu lên vùng thoát vị nhé. Các kỹ thuật này không những không có hiệu quả mà còn có thể gây nhiễm trùng da hoặc các chân thương khác cho bé nữa. 

Cơ quan sinh dục ngoài

Cơ quan sinh dục ngoài của cả bé trai và bé gái sơ sinh có thể là khá lớn và phồng to khi lọt lòng mẹ. Tại sao vậy? Đó là do một vài yếu tố gây nên, như việc tiếp xúc với các hooc-môn của mẹ và bào thai tiết ra, các mô sinh dục bị thâm tím và sưng phồng do chấn thương khi sinh, và quá trình phát triển tự nhiên của cơ quan sinh dục ngoài.

Ở bé gái, môi ngoài âm đạo (mép lớn) có thể phồng to lúc chào đời. Lớp da ở môi âm hộ có thể trơn láng hoặc hơi nhăn nheo. Đôi khi giữa vùng môi âm hộ của bé phình ra một mẩu mô nhỏ màu hồng – đây là mô màng trinh dư thừa; nó sẽ tự thụt vào trong môi âm hộ khi cơ quan sinh dục của bé phát triển. 

Do ảnh hưởng hooc-môn của mẹ nên hầu hết các bé gái sơ sinh đều tiết ra chất nhầy âm đạo (khí hư) và cũng có thể tiết ra một chút máu kéo dài trong một vài ngày. “Sự hành kinh chút ít” này là hiện tượng xuất huyết kinh nguyệt bình thường ở tử cung của trẻ sơ sinh, xảy ra khi hooc-môn estrogen từ mẹ truyền sang con bắt đầu chấm dứt. Mặc dù xảy ra ở bé trai nhiều hơn nhưng triệu chứng sưng phồng bẹn ở bé gái sơ sinh có thể là dấu hiệu của chứng thoát vị bẹn.

Tràn dịch màng tinh

Ở bé trai, bìu (túi chứa tinh hoàn) thường trông có vẻ phồng to lên. Hiện tượng này là do chứng tràn dịch màng tinh, đây là chứng ứ dịch trong bìu thường thấy ở bé trai sơ sinh, thường hết trong 3 đến 6 tháng đầu. Nếu trên 3 đến 6 tháng mà bìu hoặc vùng bẹn của bé vẫn sưng phồng hoặc phình to dai dẳng hoặc có vẻ như trầm trọng hơn thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé. Điều này có thể là dấu hiệu của chứng thoát vị bẹn, thường phải điều trị bằng phẫu thuật. Tinh hoàn của bé trai sơ sinh có thể khó thấy khi bìu phình to. Bé trai sơ sinh cũng thường săn cứng dương vật, nhất là ngay trước lúc bé muốn đi tiểu.

Hơn 95% trẻ sơ sinh đi tiểu trong vòng 24 tiếng đồng hồ đầu. Nếu bé được sinh ở bệnh viện thì nhân viên chăm sóc trẻ sẽ hỏi bạn xem có phải bé đi tiểu khi ở với bạn không. Nếu bé không đi tiểu trong khoảng thời gian này thì có thể là bé đã tiểu ngay sau khi lọt lòng mẹ lúc còn trong phòng sanh.

Nếu bé cắt bao quy đầu thì dương vật thường mất khoảng từ 7 đến 10 ngày mới lành được. Trong thời gian này, đầu dương vật của bé có thể đau buốt, chảy máu và có màu vàng nhạt. Mặc dù triệu chứng này hoàn toàn bình thường nhưng nếu kèm thêm các triệu chứng khác thì không ổn. Hãy gọi điện cho bác sĩ ngay lập tức nếu thấy xung quanh đầu dương vật của bé bị đỏ, chảy máu dai dẳng và trở nên trầm trọng hơn sau 3 ngày, sốt, và các dấu hiệu nhiễm trùng khác (như vết giộp cương mủ), và không đi tiểu được bình thường trong 6 đến 8 tiếng đồng hồ sau khi cắt bao quy đầu xong. 

Tắm

Với bé trai có cắt bao quy đầu hay không thì việc tắm bằng miếng bông, chất làm se, hoặc bất kỳ sản phẩm tắm đặc biệt nào khác cũng không cần thiết – mỗi lần tắm bé bạn chỉ cần xà phòng và nước ấm là đủ rồi.

Chẳng một biện pháp phòng ngừa đặc biệt nào cần thiết đối với trẻ mới cắt bao quy đầu hơn sự nhẹ nhàng đâu, vì bé có thể cảm thấy hơi khó chịu sau khi phẫu thuật. Nếu bé được băng trên vết rạch thì bạn có thể phải thay cho bé một miếng băng khác vào bất cứ lúc nào thay tã cho bé trong 1 hoặc 2 ngày sau khi cắt bao quy đầu nhé (hãy cho một chút mỡ bôi trơn lên băng để da bé khỏi bị dính). Bác sĩ cũng thường khuyến nghị nên thoa một chút mỡ bôi trơn lên dương vật của bé hoặc lên phía trước tã lót để làm giảm khó chịu có thể xảy ra do chà xát với tã. Cách chăm sóc dương vật cho bé cũng thay đổi tuỳ vào kiểu quy trình cắt bao quy đầu mà bác sĩ đã làm cho bé. Bạn cần thảo luận với bác sĩ về cách chăm sóc cho bé sau phẫu thuật nhé.

Nếu bé không được cắt bao quy đầu thì bạn nên chắc rằng đừng bao giờ kéo mạnh bao quy đầu ngược về sau để rửa sạch bên dưới cho bé. Thay vì làm điều đó, bạn nên nhẹ nhàng kéo bao quy đầu về phía đầu dương vật và rửa sạch hết bựa sinh dục (đó là các “hạt” màu trắng của tế bào da chết dính quyện với chất nhờn tự nhiên trên cơ thể). Khi bé lớn lên thì bao quy đầu sẽ tự thụt vào sao cho có thể kéo từ đầu dương vật về phía bụng được. Điều này xảy ra ở từng bé trai khác nhau và ở từng độ tuổi khác nhau, nhưng hầu hết các bé trai đều có thể thụt bao quy đầu của mình lại vào lúc 5 tuổi.

Da

Gần như không còn nghi ngờ gì về xuất xứ của cách nói “miệng còn hôi sữa”, dùng để diễn tả một người non nớt hoặc chưa có kinh nghiệm. Cơ thể trẻ sơ sinh thường phủ đầy các chất dịch khác nhau lúc vừa lọt lòng mẹ, như nước ối và thường dính một chút máu (máu của mẹ, không phải của bé). Các y tá và nhân viên đỡ đẻ sẽ lau khô bé ngay tức khắc để tránh làm hạ thân nhiệt của bé khi da thoát ẩm nhanh. Trẻ sơ sinh cũng phủ lớp chất màu trắng dày, sền sệt gọi là bã nhờn thai nhi – lớp bã nhờn này thường được rửa sạch hết trong lần tắm đầu tiên của trẻ.  

nhiều ông bố, bà mẹ cũng hoảng hốt, giật mình khi nhìn thấy màu da của trẻ sơ sinh. Da bị chấm lốm đốm đồi mồi, nhiều vùng tái nhợt và đo đỏ cũng thường gặp ở trẻ vì hệ tuần hoàn máu ở bề mặt da của bé chưa ổn định bình thường được. Tương tự, chứng tê và xanh tím đầu chi, hoặc da tay, chân và vùng da quanh môi xanh tím cũng thường thấy, nhất là khi trẻ ở trong môi trường mát lạnh.

Khi rặn khóc hoặc đi tiêu, da của trẻ sơ sinh có thể tạm thời chuyển thành màu đỏ củ dền (đỏ tía) hoặc xanh-tía. Nhiều vết đỏ, vết trầy xước, vết thâm tím, và đốm xuất huyết cũng thường thấy trên mặt và trên nhiều bộ phận khác của cơ thể. Các hiện tượng đó là do chấn thương đè ép qua đường sinh hoặc do áp lực của những chiếc kẹp sản khoa sử dụng để hỗ trợ sinh đẻ. Chúng sẽ lành và biến mất trong một hai tuần đầu đời.

Những sợi tóc mềm, mịn được gọi là lông tơ, cũng xuất hiện trên mặt, vai, và lưng của trẻ sơ sinh. Phần lớn thứ tóc này thường rụng từ trong tử cung trước khi bé chào đời; với lý do này thì lông tơ thường được  thấy nhiều hơn đối với các em bé sinh non. Trong bất cứ tình huống này thì mớ tóc này sẽ rụng hết trong một vài tuần.

Lớp da trên cùng của trẻ sơ sinh sẽ bong tróc ra trong suốt một hai tuần đầu. Điều này cũng hoàn toàn bình thường và chẳng cần phải chăm sóc da đặc biệt gì cả. Hiện tượng bong tróc da có thể thấy đối với một số trẻ khi sinh; nhất là những trẻ sinh sau ngày dự sinh. 

Bớt

Dù có tên gọi như vậy nhưng không phải em bé nào khi sinh ra cũng có bớt. Tuy nhiên, những vùng da màu hồng hoặc đỏ, đôi khi được gọi là vết đốm cá hồi, cũng thường thấy và thường biến mất trong vòng một năm đầu đời. Hầu hết các vết bớt thường xuất hiện ở sau cổ hoặc trên sống mũi, mí mắt, hoặc lông mày, chúng cũng có thể xuất hiện bất cứ ở chỗ nào trên da, nhất là ở những em bé có làn da trắng.

Vết bớt Mông Cổ là những đốm màu xám đen hoặc xanh lam phẳng giống như vết mực xuất hiện trên lưng, mông, hoặc bất cứ nơi nào trên da được thấy ở hơn một nửa trẻ sơ sinh da đen, người Mỹ bản địa và châu Á và thường ít thấy ở trẻ em da trắng. Các vết bớt này hầu như luôn phai hoặc biến mất trong một vài năm.

U máu dâu tây hoặc u máu mao mạch là những vết đỏ lồi gây ra bởi nhiều mạch máu giãn nở tập trung dưới da. Các vết bớt này có thể nhạt màu khi sinh và sau đó thành đỏ và lan rộng ra trong những tháng đầu đời. Chúng thường co lại và biến mất mà không cần điều trị gì trong vòng 6 năm đầu.

Bớt rượu vang là những vết bớt to, phẳng màu đỏ tía và không tự hết được.

Bớt màu cà phê sữa, có tên gọi như vậy vì màu nâu nhạt “cà phê sữa” của chúng, xuất hiện trên da của một số đứa trẻ. Những vết bớt này cũng có thể đậm màu hơn (hoặc có thể xuất hiện lần đầu) khi trẻ lớn lên. Người ta thường không quan tâm tới chúng, trừ phi các vết bớt này lớn và trên cơ thể có từ 6 bớt trở lên, có thể là dấu hiệu của một số chứng bệnh nào đó.

Nhiều nốt ruồi nâu hoặc đen thường thấy có tên gọi là bớt sắc tố, cũng có thể thấy khi sinh hoặc xuất hiện hoặc đậm màu hơn khi trẻ lớn lên. Các nốt ruồi lớn hơn hoặc những nốt có vẻ ngoài dị thường nên được bác sĩ khám và điều trị bởi một số cũng có thể cần được tẩy đi.

Chứng phát ban

Một vài chứng phát ban không nguy hại trên da và một số chứng bệnh khác cũng có thể xuất hiện khi sinh hoặc trong suốt một vài tuần đầu tiên. trên mũi và cằm xuất hiện những đốm nhỏ li ti, phẳng, màu vàng hoặc trắng, gọi là mụn đầu trắng và sẽ biến mất trong vài tuần đầu tiên. 

Bệnh mồ hôi trộm – nhiều chỗ sưng nhỏ, màu đỏ, lồi thường có “đầu” trắng hoặc vàng – đôi khi được gọi là mụn trứng cá sơ sinh. Mặc dù chứng mồ hôi trộm thường xuất hiện trên mặt và có thể ở những vùng da rộng trên cơ thể, đây là bệnh không gây nguy hiểm gì và sẽ hết trong một vài tuần đầu với chế độ chăm sóc da bình thường.

Tuy có tên y học là ban đỏ nhiễm độc, đây cũng là chứng phát ban không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh gồm các vết đỏ có nhiều chỗ sưng lồi màu xanh xám hoặc vàng nhạt ở giữa, làm cho đốm ban này giống hình tổ ong và nó thường phát triển dữ dội trong suốt một hai ngày đầu sau khi sinh và biến mất trong vòng một tuần.

Chứng hắc tố có mụn mủ là chứng phát ban ở trẻ sơ sinh, xảy ra chủ yếu ở trẻ da đen, đặc trưng bởi các chỗ sưng lồi hoặc các vết giộp màu nâu đậm nằm rải rác ở cổ, lưng, cánh tay, chân, và lòng bàn tay và thường tự khỏi mà không cần điều trị gì. Ngoài ra, chẳng ngạc nhiên gì khi thấy trẻ sơ sinh bị giộp ngón tay, bàn tay hoặc cánh tay vì bào thai có thể nút được khi vẫn còn nằm trong tử cung.

Bệnh vàng da sơ sinh là căn bệnh làm cho màu da và tròng trắng mắt của bé chuyển sang hơi vàng, đây là chứng bệnh thường thấy mà thường xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi sinh và tự hết trong vòng từ 1 đến 2 tuần. Chứng vàng da gây ra bởi sự tích tụ sắc tố da cam trong máu, da và các mô khác do gan của bé tạm thời chưa phát triển hoàn thiện nhằm để đẩy chất này ra ngoài cơ thể một cách có hiệu quả. mặc dù người ta cũng nghĩ trẻ bị vàng da ở một chừng mực nào đó và  nếu trẻ bị vàng da sớm hơn dự đoán hoặc nồng độ sắc tố da cam của trẻ cao hơn bình thường thì bác sĩ sẽ phải theo dõi trẻ rất cẩn thận.

Làm quen với thiên thần nhỏ của bạn

Những ngày và tuần đầu tiên trong đời của trẻ là khoảng thời gian diệu kỳ và vui sướng của hầu hết những người mới làm bố mẹ. Tuy nhiên, việc chịu trách nhiệm chăm sóc một sinh vật mỏng manh, yếu ớt như thế này có thể sẽ rất đáng sợ đấy, nhất là khi bạn chưa biết, chưa hiểu về dáng mạo và hành vi của trẻ sơ sinh như thế nào. Nếu cảm thấy lo lắng hoặc nghi ngờ về bất kỳ một quan điểm, một khía cạnh nào về cách chăm sóc trẻ thì bạn chớ nên chần chừ tham khảo ý kiến của bác sĩ, các chuyên gia sức khoẻ khác, hoặc các gia đình; bạn bè đã có kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh nhé.

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.