Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thay đổi khí hậu diễn ra ởềuu ̣c các hành động của g khu nghỉ mát Cancun ven biển của Mê-hi-cô hôm thứ hai với lời kêu gọi hãy hành động kiên quyết để giảm thiểu khí thải nhà kính trên toàn cầu như một phần của nỗ lực để hạn chế hiện tượng trái đất ấm lên. Nhưng những người tham dự đang hướng đến nhiều vấn đề chứ không phải hướng đến một thoả thuận chung nhằm ràng buộc các quốc gia về mặt pháp lý trong việc giảm thiểu khí thải.
Các đại biểu đến từ hơn 190 quốc gia, và đại diện của nhiều tập đoàn phi chính phủ, ở Cancun trong hai tuần để thảo luận về việc tiến tới một thoả thuận toàn diện không phải bây giờ, mà là tại một cuộc họp nào đó trong tương lai.
Nhưng trong lời nhận xét mở đầu của mình, Tổng thống Mê-hi-cô Felipe Calderon nói rằng có lẽ thế giới không thể chờ đợi một hành động kiên quyết lâu hơn nữa.
Ông nói rằng thay đổi khí hậu đã là một thực tế đối với Mê-hi-cô và cả hành tinh. Ông viện dẫn các trận lụt làm chết người gần đây ở Mê-hi-cô, Goa-tê-ma-la và Pa-ki-xtan, cũng như thảm hoạ ở Nga và châu Phi là bằng chứng cho thấy thay đổi khí hậu đang quấy rối cuộc sống của nhiều người trên thế giới.
Mối đe doạ này chủ yếu tác động tới các quốc đảo nhỏ - mực nước biển dâng cao do hiện tượng trái đất ấm lên đe doạ chính cuộc sống của họ.
Chủ toạ của nhóm đại diện cho 42 trong các số quốc gia ấy chính là đại sứ của Grê-na-đa, Dessima Williams.
"Toàn bộ môi trường của chúng ta đang gặp nguy cơ," đại sứ Williams nói. "Sinh kế của các dân tộc chúng ta vẫn gặp nguy cơ và mức độ đáng tin cậy thực sự của hệ thống thống đa phương mà chúng ta cam kết và những nước nhỏ như chúng ta đang trông cậy - tất cả đều đang bị đe doạ."
Các quốc gia này muốn thế giới phải cam kết giữ cho nhiệt độ toàn cầu không cao hơn 1.5 độ C so với mức độ khi chưa công nghiệp hoá – một mục tiêu đầy tham vọng khi mà các nhà lãnh đạo thế giới cố cam kết giữ được mức hai độ tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở Copenhagen vào năm ngoái.
Nhưng trong khi những người tham dự hội nghị này đồng ý về mức độ nghiêm trọng của vấn đề thì họ lại không hề nhất trí với nhau về những việc cụ thể cần phải làm.
Liên minh châu Âu đang thúc giục Trung Quốc, Hoa Kỳ và những quốc gia thải ra nhiều khí nhà kính phải dẹp bỏ sự bất đồng qua một bên và cam kết một thoả thuận ràng buộc về mặt pháp lý.
Người đứng đầu phái đoàn của Hoa Kỳ về Thay đổi khí hậu, Jonathan Pershing, nói rằng bất cứ thoả thuận nào về việc giảm thiểu khí thải toàn cầu đều phải được tất cả các quốc gia có liên quan xác nhận.
"Điều quan trọng nhất là phải biết rõ các quốc gia đang tuyên bố cái gì và thực sự họ đang làm gì, "Pershing đã nói. "Làm thế nào bạn biết được? Làm thế nào tạo được niềm tin vào quy trình này và làm sao cho quốc gia này tin tưởng các hành động của quốc gia kia."
Việc các nhà thương thuyết có thể tiến gần đến một thoả thuận dựa vào sự minh bạch như thế hay không cũng là một trong những vấn đề sẽ được giải đáp khi hội nghị này kết thúc vào ngày 10 tháng mười hai tới.