Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Your daughter's first gynecological exam
Lần khám phụ khoa đầu tiên của con gái bạn
As girls grow into teens, it's important that they receive appropriate medical care. The American College of Obstetrics and Gynecology (ACOG) recommends that young women have their first visit with an obstetrician-gynecologist (OB/GYN) between the ages of 13 and 15 or when they become sexually active.
Khi bé gái phát triển đến tuổi dậy thì, tuổi thanh thiếu niên thì quan trọng là phải được chăm sóc sức khỏe một cách phù hợp. Trường Đại học Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến nghị các phụ nữ trẻ nên đến khám bác sĩ sản phụ khoa lần đầu tiên từ tuổi 13 đến 15 hoặc khi có thể quan hệ tình dục.
Your daughter’s first gynecological exam

As girls grow into teens, it's important that they receive appropriate medical care. The American College of Obstetrics and Gynecology (ACOG) recommends that young women have their first visit with an obstetrician-gynecologist (OB/GYN) between the ages of 13 and 15 or when they become sexually active.

For most teens, the first visit will not include a pelvic exam. However, if your daughter complains of missed or painful periods, unusual vaginal secretions, or other problems that may be associated with her reproductive health, she may need a pelvic exam.

The idea of having a pelvic exam can make a girl feel nervous, embarrassed, or scared. By explaining why the visit is necessary, giving your daughter a sense of what to expect, and addressing any questions or fears she might have, you can help her feel more comfortable about taking this step.

Explaining the Importance of the Exam

Chances are, your daughter has associated visits to the doctor with health problems. She may not understand why she would go to the doctor when she feels perfectly fine.

Explain that the visit serves at least three main purposes:

1.Information. She can get accurate information and confidential answers to any questions she may have concerning sex, sexuality, her changing body, and menstruation.

2. Prevention. She can learn about pregnancy prevention, sexually transmitted diseases, and healthy lifestyles.

3. Treatment. For girls who experience missed periods, pain, and other reproductive problems, the doctor can find out why the problems are occurring and offer treatment.

Also, you may want to reassure your daughter that even though there are a lot of different parts of the gynecological exam, the entire exam — and the part she might feel most uncomfortable about — doesn't take long.

Selecting a Health Practitioner

The doctor or nurse that your daughter sees should be someone who takes the time to make her feel as comfortable as possible. Though you have probably been the dominant force in making your daughter's health decisions up until now, it's wise to involve her in this one.

Here are some ways to gauge your daughter's preferences:

* Ask your daughter what type of health professional she would prefer. In some cases, she might be able to stick with the pediatrician or family physician she has seen before, though, you have a variety of health professionals to choose from: adolescent medicine specialists, gynecologists, or nurse practitioners trained in gynecology.  

* Before sending your daughter to the health professional that you use, check to see if she is comfortable with that. Some girls might be hesitant to confide in someone who has a connection to their mother.

* Ask her if she would like you to be in the exam room with her. Whatever your daughter decides, allow her some time alone with the doctor or nurse practitioner. You want your daughter to be completely honest with the doctor, not withhold information that she is too embarrassed to share in your presence. In addition, alone time will allow her to recognize the physician as an objective and knowledgeable person to talk to about any concerns she may have in the future.

Matching a Health Practitioner to Your Family's Needs

Once you have your daughter's input, use these suggestions to find a doctor who best fits your family's needs:

* Get a referral. Ask your pediatrician or family doctor for recommendations. If you have close friends who have recently taken a daughter to her first exam, ask them if they liked their health professional. If there is a particular hospital or practice you prefer, see a physician or nurse practitioner associated with that facility.

* Ask questions. Ask about the health professional's confidentiality policy. This may affect how open your daughter is during the exam. Most offices will not share the details of the exam with the parent unless the patient says it's OK or if the physician feels that the child may be engaged in an activity that could be harmful. Also, different states have different rules with regard to confidentiality and notifying parents about contraceptive use.   

Other questions you may want to ask:

* What is your approach toward a teen's level of sexual activity?

* Do you have experience with first-time patients and teens?

* Will a different health professional examine my daughter every time she goes?

* How many people will be in the examining room?

Share the answers to these questions with your daughter. And don't hesitate to interview several health practitioners before deciding on the best fit.

About the Exam

Before the appointment, try to give your daughter a sense of what will happen in the exam room. Most gynecological exams include certain procedures, though they may not occur in the same order in every office.

It's important for your daughter not only to know what to expect, but why the doctor is doing it and how any discomfort she is feeling can be minimized. If applicable, consider letting your daughter see these steps firsthand by sitting in on one of your exams.

The Medical History Talk

Your daughter should be prepared to answer questions the doctor asks relating to her medical and reproductive history, including:

* When was your last period?

* Are you sexually active? If so, are you using birth control?

* Are you having any problems with your period, such as pain?

* Do you think you are pregnant?

Through this discussion, the doctor will decide which tests to run and what issues to discuss. Stress to your daughter the importance of answering these questions truthfully, even though she might feel uncomfortable about it. For example, the health professional can help determine, based on your daughter's sexual history, whether she is at risk for sexually transmitted diseases (STDs). If she is, the doctor will know to test for them.

Encourage your daughter to ask any and all questions she has — no matter how stupid or embarrassing she fears they may be. Let her know that nothing she says will be something that the doctor or nurse hasn't heard before or will share with anyone else. Remind her that this information is confidential.

The Physical

Your daughter has probably experienced a physical before, so most of this will be familiar for her.

One of the health care workers, probably an assistant or nurse rather than the doctor, will measure your daughter's vital signs, including weight and blood pressure. The doctor will examine her head, neck, breasts, heart, lungs, and abdomen. Your daughter may also provide a urine sample. This examination gives the doctor background on your daughter's general health and a baseline to use for comparisons in future exams.

The Breast Exam

Though breast cancer is very rare in teens, the breast exam is still an important part of a GYN visit. During this part of the exam, the doctor or practitioner will do a breast exam to make sure that your daughter is developing normally and to detect lumps, cysts, or breast problems. The doctor also will show your daughter how to do a breast self-exam, which helps her become familiar with how her breasts feel so that she knows which lumps are normal and which may indicate a potential problem.

The External Examination

Your daughter will undress and put on an examination gown. Her pelvis and thighs will be draped with a sheet. She will lie on the table with her knees bent and spread apart. To make the position more comfortable, she will place her feet in stirrups. In this position, the doctor will check the vulva (the external genitalia).

The purpose of this part of the exam is to make sure there are no sores, swelling, or any other problems with the external genitalia.

The Internal Examination

The doctor will place one hand on the outside of your daughter's abdomen and one or two fingers inside the vagina.

The clinician's hands are used to feel the size and position of the ovaries and uterus. The speculum allows the doctor to visually examine the walls of the vagina and the cervix and to perform screening tests, such as a Pap smear and tests for STDs.

Let your daughter know that she may feel some pressure, but this shouldn't hurt. She may be able to decrease any discomfort by taking slow, deep breaths and relaxing her stomach and vaginal muscles. In addition, the clinician will likely make efforts to make her feel more comfortable by starting up a conversation or having interesting posters in the room to stare at.

The Pap Smear

During the internal exam, the doctor or nurse may take a Pap smear. Gynecologists recommend a Pap smear about 3 years after first intercourse.

In a Pap smear, cells are gently scraped from the cervix using a small wooden or plastic spatula and a small brush. The specimen is sent to a lab to check for abnormal cell changes and cervical cancer.

The practitioner may recommend the human papilloma virus (HPV) vaccine. This vaccine protects against the main types of HPV that cause genital warts and cervical cancer. Even if your daughter receives the HPV vaccine, she should still get annual Pap smears to screen for forms of cervical cancer not covered by the vaccine.

Sexually Transmitted Diseases Testing (Optional)

Testing for STDs is not automatically included in a gynecological exam. Usually, a patient has symptoms or concerns that suggest she is at risk for an STD. The clinician can obtain a sample with a cotton swab (just like during the Pap smear). The doctor or nurse practitioner may also order blood or urine samples to test for STDs.

The sample is sent to a lab, where it is tested for STDs like gonorrhea and chlamydia. When talking to your daughter about whether she should get tested, it's important that she know that intercourse isn't the only way to contract these infections.

The office staff can let you know different options for getting the results confidentially. For instance, instead of calling the patient or sending a letter with the results, some offices require the patient to call in.

Once you and your daughter have gone to the first exam, encourage her to talk about the experience. If she indicates that the doctor or nurse practitioner made her feel uncomfortable, discuss finding a new one. Once she starts, your daughter should continue to go for gynecologic exams every year to keep her informed and healthy.

Lần khám phụ khoa đầu tiên của con gái bạn

Khi bé gái phát triển đến tuổi dậy thì, tuổi thanh thiếu niên thì quan trọng là phải được chăm sóc sức khỏe một cách phù hợp. Trường đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến nghị các phụ nữ trẻ nên đến khám bác sĩ sản phụ khoa lần đầu tiên từ tuổi 13 đến 15 hoặc khi có thể quan hệ tình dục.

Đối với hầu hết thanh thiếu niên thì lần khám đầu tiên sẽ không kiểm tra vùng chậu. Tuy nhiên, nếu con gái bạn có chu kỳ kinh không đều hoặc đau bụng khi hành kinh, dịch âm đạo bất thường hoặc các vấn đề khác có liên quan đến sức khỏe sinh sản của bé thì có thể bác sĩ sẽ cho khám vùng chậu.

Ý nghĩ khám vùng chậu có thể làm cho con bạn cảm thấy lo lắng, ngượng ngùng, hoặc sợ sệt. Bạn có thể giúp con mình thoải mái hơn với việc này bằng cách giải thích cho con hiểu vì sao khám vùng chậu là cần thiết, giúp con ý thức và hiểu chuyện gì sắp xảy ra, bạn có thể nói chuyện với con về bất kỳ thắc mắc nào hoặc bất kỳ mối lo ngại nào của con nhé.

Giải thích cho con hiểu khám phụ khoa là quan trọng

Có thể con bạn sẽ nghĩ rằng việc đến khám bác sĩ đồng nghĩa với bị bệnh hay khi sức khỏe có vấn đề. Bé có thể không hiểu được vì sao phải đến bác sĩ khi mình hoàn toàn khỏe mạnh.

Bạn nên giải thích cho con hiểu việc đến khám bác sĩ này có ít nhất là 3 mục đích chính:

1. Thông tin. Bé sẽ có được thông tin chính xác và được bác sĩ giải đáp thắc mắc một cách riêng tư về bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến tình dục, giới tính, những thay đổi của cơ thể, và cả sự hành kinh của mình nữa.

2. Phòng tránh. Bé có thể được bác sĩ chỉ dẫn cách phòng tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và những lối sống lành mạnh.

3. Điều trị. Đối với những bé gái có chu kỳ kinh không đều đặn, đau bụng khi hành kinh và các vấn đề sinh sản khác thì bác sĩ có thể tìm nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị cho bé.

Ngoài ra, bạn nên dỗ dành con và làm cho bé yên tâm rằng dẫu phải khám phụ khoa nhiều phần khác nhau, trong toàn bộ lần khám này – và phần mà bé có thể cảm thấy khó chịu nhất – sẽ nhanh thôi, không khám lâu đâu.

Lựa chọn bác sĩ cho con bạn

Bác sĩ hoặc y tá khám phụ khoa cho con bạn phải là người dành thời gian làm cho bé cảm thấy càng thoải mái càng tốt. Dẫu từ trước đến nay, bạn luôn là người quyết định việc khám sức khỏe cho con thì bây giờ bạn nên cho lưu tâm đến bé nữa nhé.

Dưới đây là một vài cách giúp bạn thăm dò được sở thích của con mình:

* Bạn nên hỏi xem con mình thích bác sĩ nào. Có khi con bạn lại thích bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ gia đình đã từng khám cho bé, dẫu cho bạn có thể lựa chọn rất nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe như chuyên gia chăm sóc sức khỏe thanh thiếu niên, bác sĩ phụ khoa, hoặc y tá phụ khoa đang thực tập.

* Trước khi cho con đến khám bác sĩ, bạn nên hỏi xem bé có cảm thấy thoải mái không. Nhiều bé gái có thể do dự, không muốn tâm sự với người thân với mẹ của mình.

* Hãy hỏi con xem có muốn bạn ở cùng trong phòng khám không. Bất kể là bé thích gì hay quyết định gì đi chăng nữa thì bạn nên dành cho con một khoảng thời gian riêng tư một mình với bác sĩ hoặc y tá thực tập nhé. Bạn cũng muốn con mình cung cấp thông tin hoàn toàn chính xác và trung thực cho bác sĩ mà không giấu giếm điều gì nếu phải ngượng ngùng khi có sự hiện diện của bạn. Hơn nữa, khoảng thời gian riêng tư một mình ấy cũng giúp con bạn nhận ra rằng bác sĩ là người luôn khách quan và có kiến thức có thể cho bé tâm sự về những lo lắng có thể gặp phải sau này.

Kết hợp giữa bác sĩ và nhu cầu của gia đình bạn

Khi đã biết sở thích của con, bạn nên xem những gợi ý dưới đây để tìm được bác sĩ thích hợp nhất cho gia đình mình nhé:

* Nhờ người giới thiệu. Bạn nên nhờ bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ gia đình giới thiệu cho bạn một bác sĩ nào đó thích hợp. Nếu bạn có bạn bè thân thiết mới dẫn bé đi khám phụ khoa lần đầu tiên thì bạn nên hỏi thăm xem họ có thích bác sĩ của mình không. Nếu bạn chuộng một bệnh viện hoặc một phòng khám nào đó thì bạn nên hỏi xem có bác sĩ hay y tá thực tập nào phụ trách về lĩnh vực ấy hay không.

* Đặt câu hỏi. Bạn nên hỏi bác sĩ về những nguyên tắc riêng tư, bí mật. Điều này có thể ảnh hưởng tới việc bé thẳng thắn, cởi mở như thế nào trong suốt thời gian khám. Hầu hết các phòng khám không tiết lộ thông tin chi tiết về việc khám phụ khoa này với bố mẹ trừ phi được sự đồng ý của người được khám hoặc nếu bác sĩ phát hiện thấy bé có thể đang dính líu tới một hoạt động gây hại nào đó. Hơn nữa, mỗi nhà nước đều có những luật lệ riêng về việc giữ kín bí mật và việc thông báo cho bố mẹ biết về việc phòng tránh thai.

Những thắc mắc khác mà bạn có thể cũng quan tâm muốn hỏi:

* Biện pháp của bạn đối với hoạt động tình dục ở lứa tuổi thanh thiếu niên là gì?

* Bạn có kinh nghiệm làm việc với những bệnh nhân và thanh thiếu niên đến khám lần đầu không?

* Liệu có bác sĩ khác khám cho bé mỗi lần bé đến chứ?

* Có bao nhiêu người trong phòng khám cho bé?

Bạn nên cho con biết hết những thông tin này nhé và đừng ngần ngại đặt câu hỏi thêm cho một số bác sĩ khác trước khi bạn lựa chọn cái phù hợp nhất.

Tìm hiểu về việc khám phụ khoa

Trước khi cho con đến khám bác sĩ, bạn nên cho bé hình dung biết được chuyện gì sẽ xảy ra trong phòng khám. Hầu hết các cuộc khám phụ khoa đều bao gồm những bước nhất định nào đó mặc dù mỗi phòng khám có mỗi qui trình theo thứ tự riêng của mình.

Điều quan trọng là con bạn không những nên biết chuyện gì sẽ xảy ra trong phòng khám, mà còn vì sao bác sĩ làm như thế và cách giúp giảm thiểu bất cứ sự khó chịu nào cho bé nữa. Nếu được, hãy để cho bé nhìn thấy trực tiếp các quy trình này bằng cách cho bé vào cùng với bạn khi bạn đi khám phụ khoa.

Cung cấp thông tin về tiền sử sức khỏe

Con bạn nên chuẩn bị để cung cấp cho bác sĩ các thông tin liên quan đến tiền sử sức khỏe và sinh sản của mình, như:

* Kỳ kinh cuối khi nào?

* Có quan hệ tình dục không? Nếu có thì có sử dụng biện pháp phòng tránh thai không?

* Kinh nguyệt có vấn đề gì không, chẳng hạn như có đau bụng không?

* Bạn có nghĩ là mình có thai không?

Qua cuộc thăm dò này, bác sĩ sẽ quyết định nên cho bé làm các xét nghiệm gì và nên bàn thảo những vấn đề gì. Bạn nên nhắc kỹ và nhấn mạnh cho con biết là việc trả lời các câu hỏi của bác sĩ một cách thành thật là điều hết sức quan trọng, dẫu rằng chẳng thoải mái tí nào cả. Chẳng hạn như, dựa vào tiền sử tình dục của bé mà bác sĩ có thể quyết định liệu con bạn có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không. Nếu có, bác sĩ sẽ biết để làm các xét nghiệm về các bệnh đó.

Khuyến khích bé nên đặt bất kỳ câu hỏi nào và tất cả những thắc mắc cho bác sĩ nghe – bất kể là những câu hỏi ấy có ngốc nghếch hay làm cho bé cảm thấy ngượng ngùng. Bạn nên cho con biết không có điều gì của bé mà bác sĩ hoặc y tá chưa từng nghe nói đến trước đây cả hoặc họ sẽ chẳng tiết lộ cho ai biết đâu. Hãy nhắc cho bé nhớ là tất cả những thông tin này đều là riêng tư, bí mật.

Kiểm tra sức khỏe cơ thể

Con bạn chắc có lẽ đã biết việc kiểm tra sức khỏe cơ thể rồi, nên hầu hết việc này sẽ không có gì lạ lẫm với bé cả.

Một trong những nhân viên chăm sóc y tế, có thể là phụ tá hoặc y tá chớ không phải bác sĩ, sẽ tiến hành đo một số thứ như cân nặng và huyết áp cho bé. Bác sĩ sẽ khám đầu, cổ, ngực, tim, phổi, và bụng cho con bạn. Và bé sẽ có thể phải làm xét nghiệm nước tiểu. Xét nghiệm này giúp bác sĩ biết được những điều cơ bản về sức khoẻ tổng quát của bé và dữ liệu tham khảo để đối chiếu với các xét nghiệm, kiểm tra sau này.

Khám nhũ

Mặc dù chứng bệnh ung thư vú rất hiếm khi xảy ra ở tuổi thanh thiếu niên, nhưng việc kiểm tra và khám nhũ vẫn là một phần hết sức quan trọng trong mỗi lần khám phụ khoa. Khi khám nhũ, bác sĩ sẽ kiểm tra xem con bạn có phát triển bình thường không và để phát hiện bướu, khối u, nang, hoặc các bất thường khác của nhũ. Ngoài ra bác sĩ còn chỉ cho bé biết tự kiểm tra ngực của mình, giúp bé làm quen được với việc nhận biết ngực mình phát triển như thế nào để hiểu khi nào thì các khối u hay bướu được gọi là bình thường và khi nào có thể là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn.

Khám ngoài (khám ngoại)

Con bạn sẽ cởi quần áo và mặc chiếc áo choàng dành riêng trong phòng khám. Khung xương chậu và đùi của bé sẽ được phủ bằng tấm khăn trải. Bé sẽ nằm lên bàn, 2 chân gập và dang ra 2 bên, 2 chân sẽ tựa vào bàn đạp để tạo một tư thế thoải mái. Ở tư thế này, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng âm hộ cho bé (vùng cơ quan sinh dục ngoài).

Mục đích của phần khám này là để chắc rằng bé không bị đau loét, sưng hoặc bất kỳ vấn đề nào khác ở cơ quan sinh dục ngoài của mình.

Khám trong (khám nội)

Bác sĩ sẽ đặt một tay lên bụng của bé và tay kia cho một hoặc hai ngón tay vào trong âm đạo của bé.

Bác sĩ thường dùng tay để đo kích cỡ và vị trí của buồng trứng và tử cung. Dụng cụ banh giúp bác sĩ nhìn thấy được vách ngăn âm đạo và cổ tử cung để thực hiện các xét nghiệm chụp hình, chẳng hạn như xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (phát hiện ung thư cổ tử cung) và xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Bạn nên cho con biết có thể là bé sẽ cảm thấy khó chịu và căng thẳng đấy, nhưng sẽ không bị đau đâu. Việc hít thở chậm, sâu và thả lỏng cơ bụng và cơ âm đạo sẽ có thể giúp bé dễ chịu hơn. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ cố làm cho bé thoải mái hơn bằng cách gợi chuyện hoặc treo những áp phích bắt mắt trong phòng cho bé nhìn.

Phương pháp phết tế bào cổ tử cung (để sớm phát hiện ung thư cổ tử cung)

Khi khám trong, bác sĩ hoặc y tá có thể cho làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Các bác sĩ phụ khoa khuyến cáo nên làm xét nghiệm Pap này cho những phụ nữ trong chừng 3 năm từ khi có giao hợp lần đầu.

Trong xét nghiệm Pap, người ta sử dụng một chiếc que nhỏ bằng nhựa dẻo hoặc bằng gỗ và một bàn chải nhỏ để phết, nạo nhẹ tế bào từ cổ tử cung ra. Mẫu tế bào này được gởi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra xem tế bào có biến đổi bất thường không và có ung thư cổ tử cung không.

Bác sĩ có thể khuyến cáo nên sử dụng vắc-xin ngừa vi-rút gây sùi trên người (HPV). Vắc-xin này phòng tráng các loại vi- rút HPV chủ yếu gây mụn cóc ở bộ phận sinh dục và ung thư cổ tử cung. Mặc dù con bạn được sử dụng vắc-xin rồi nhưng bé vẫn phải nên làm xét nghiệm Pap hằng năm để chụp hình kiểm tra phát hiện các dạng ung thư cổ tử cung khác mà vắc-xin chưa đáp ứng được.

Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (không bắt buộc)

Việc xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) không bao gồm trong lần khám phụ khoa. Thường thì khi bệnh nhân có các triệu chứng hoặc lo lắng mới yêu cầu cho làm xét nghiệm. Bác sĩ có thể dùng một mẫu gạc (giống như làm xét nghiệm Pap). Ngoài ra bác sĩ hoặc y tá cũng có thể cho bệnh nhân lấy mẫu máu hoặc nước tiểu để làm xét nghiệm STD nữa.

Phòng xét nghiệm sẽ nhận các mẫu này và xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu và bệnh lây qua đường tình dục. Khi nói cho con biết liệu có nên làm xét nghiệm này không thì quan trọng là bạn nên cho bé biết việc lây nhiễm các bnh này không phải chỉ có thể xảy ra qua đường tình dục thôi.

Nhân viên phòng khám có thể cho bạn biết nhiều cách để biết được kết quả của mình một cách bí mật. Chẳng hạn như thay vì gọi điện cho bệnh nhân hoặc gởi thư cho bệnh nhân biết kết quả thì một số phòng khám yêu cầu bệnh nhân phải gọi điện lại cho họ.

Khi bạn và con đã đến khám lần đầu rồi thì nên khuyến khích cho bé nói về tâm trạng, cảm xúc của mình. Nếu bạn thấy bác sĩ hoặc y tá làm cho bé không được thoải mái lắm thì hãy nên thảo luận với con để tìm một bác sĩ mới. Khi bé đã bắt đầu quen với việc khám rồi thì bé sẽ tiếp tục đến khám phụ khoa hằng năm để kịp thời có được thông tin và giúp mình khỏe mạnh.

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.