Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
More than 600,000 people killed by 2nd-hand smoke
Hơn 600.000 người chết vì hít phải khói thuốc lá
LONDON – Secondhand smoke kills more than 600,000 people worldwide every year, according to a new study.
LONDON – Theo một nghiên cứu mới cho thấy khói thuốc gây tử vong cho hơn 600.000 người mỗi năm trên toàn thế giới.
More than 600,000 people killed by 2nd-hand smoke

LONDON – Secondhand smoke kills more than 600,000 people worldwide every year, according to a new study.

In the first look at the global impact of secondhand smoking, researchers analyzed data from 2004 for 192 countries. They found 40 percent of children and more than 30 percent of non-smoking men and women regularly breathe in secondhand smoke.

Scientists then estimated that passive smoking causes about 379,000 deaths from heart disease, 165,000 deaths from lower respiratory disease, 36,900 deaths from asthma and 21,400 deaths from lung cancer a year.

Altogether, those account for about 1 percent of the world's deaths. The study was paid for by the Swedish National Board of Health and Welfare and Bloomberg Philanthropies. It was published Friday in the British medical journal Lancet.

"This helps us understand the real toll of tobacco," said Armando Peruga, a program manager at the World Health Organization's Tobacco-Free Initiative, who led the study. He said the approximately 603,000 deaths from secondhand smoking should be added to the 5.1 million deaths that smoking itself causes every year.

Peruga said WHO was particularly concerned about the 165,000 children who die of smoke-related respiratory infections, mostly in Southeast Asia and Africa.

"The mix of infectious diseases and secondhand smoke is a deadly combination," Peruga said. Children whose parents smoke have a higher risk of sudden infant death syndrome, ear infections, pneumonia, bronchitis and asthma. Their lungs may also grow more slowly than kids whose parents don't smoke.

Peruga and colleagues found the highest numbers of people exposed to secondhand smoke are in Europe and Asia. The lowest rates of exposure were in the Americas, the Eastern Mediterranean and Africa.

Secondhand smoke had its biggest impact on women, killing about 281,000. In many parts of the world, women are at least 50 percent more likely to be exposed to secondhand smoke than men.

While many Western countries have introduced smoking bans in public places, experts said it would be difficult to legislate further.

"I don't think it is likely we will see strong regulations reaching into homes," said Heather Wipfli of the Institute for Global Health at the University of Southern California in Los Angeles, who was not connected to the study. She said more public smoking bans and education might persuade people to quit smoking at home.

In the U.K., the British Lung Foundation is petitioning the government to outlaw smoking in cars.

Helena Shovelton, the foundation's chief executive, said smoking parents frequently underestimate the danger their habit is doing to their children.

"It's almost as if people are in denial," she said. "They absolutely would not do something dangerous like leaving their child in the middle of the road but somehow, smoking in front of them is fine."

Hơn 600

LONDON – Theo một nghiên cứu mới cho thấy khói thuốc gây tử vong cho hơn 600.000 người mỗi năm trên toàn thế giới.

Khi mới bắt đầu nghiên cứu tác động của khói thuốc trên toàn thế giới, những nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ năm 2004 trên 192 quốc gia. Họ nhận thấy 40% trẻ em và hơn 30% người không hút thuốc thường xuyên hít phải vào khói thuốc do người khác hút.

Các nhà khoa học ước tính mỗi năm hút thuốc thụ động khiến 379.000 người chết vì bệnh tim, 165.000 người chết vì bệnh đường hô hấp dưới, 36.900 chết vì suyễn và 21.400 chết vì ung thư phổi.

Nếu gộp chung, tất cả chiếm khoảng 1% số ca tử vong cả thế giới. Nghiên cứu được tài trợ bởi vì Hội đồng quốc gia Thuỵ Sĩ về Y tế và An Sinh và Hội từ thiện bác ái Bloomberg. Nghiên cứu này được công bố hôm thứ Sáu trong tập san y khoa Lancet của Anh.

Armando Peruga, giám đốc chương trình Sáng kiến từ bỏ thuốc lá của Tổ chức y tế thế giới đồng thời cũng đóng vai trò lãnh đạo cuộc nghiên cứu cho biết "Nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu được tác hại thật sự của thuốc lá." Ông nhận định hàng năm có khoảng 603.000 trường hợp tử vong vì hít phải khói thuốc, thêm vào đó là 5,1 triệu người chết vì hút thuốc.

Peruga cho biết WHO đặc biệt lo ngại việc có 165.000 trẻ em chết vì bệnh nhiễm trùng đường hô hấp liên quan đến khói, hầu hết ở Đông Nam Á và châu Phi.

"Bệnh truyền nhiễm và khói thuốc do người khác hút là một sự kết hợp chết người," Peruga nói. Trẻ em mà bố mẹ chúng hút thuốc thì có nhiều nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, bệnh viêm tai, viêm phổi, viêm phế quản và suyễn. Phổi của chúng cũng có thể phát triển chậm hơn so với trẻ mà bố mẹ không hút thuốc.

Peruga cùng các đồng nghiệp cũng nhận thấy châu Âu và châu Á có số người tiếp xúc phải khói thuốc lá cao nhất. Tỉ lệ thấp nhất là ở Châu Mỹ, đông Địa Trung Hải và châu Phi.

Phụ nữ là người chịu ảnh hưởng lớn nhất từ khói thuốc lá do người khác hút, sự thật là có đến 281.000 phụ nữ tử vong vì hít phải khói thuốc. Ở nhiều nơi trên thế giới, tỷ lệ tiếp xúc phải khói thuốc ở phụ nữ cao hơn nam giới ít nhất là 50%.

Trong khi nhiều nước phương Tây cấm hút thuốc ở nơi công cộng thì các chuyên gia cho rằng việc này khó có thể trở thành một quy định trong luật pháp.

Heather Wipfli, thuộc Viện Y tế toàn cầu của trường đại học South California ở Los Angeles, người không liên kết với việc nghiên cứu này đã phát biểu: "Tôi cho rằng khó có thể mong đợi những quy định nghiêm ngặt hơn về việc hút thuốc áp dụng trong gia đình." Bà nhận định việc tăng cường thêm những biển cấm hút thuốc nơi công cộng và giáo dục có thể thuyết phục mọi người từ bỏ hút thuốc ở nhà.

Ở Anh, Tổ chức British Lung Foundation đang kiến nghị với chính phủ về việc cấm hút thuốc trong xe hơi.

Helena Shovelton, giám đốc điều hành của tổ chức này, cho biết những bậc phụ huynh hút thuốc lá hay xem thường mối nguy cơ mà thói quen này của họ đang tác động đối với con cái.

"Gần như ai ai cũng đều phủ nhận sự thật này," cô nói. "Họ tuyệt đối không bao giờ làm một điều gì đó nguy hiểm như bỏ con cái của họ một mình giữa đường nhưng việc hút thuốc trước chúng thì họ cho là không sao cả."

 
Đăng bởi: tvmthu
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.