Tăng huyết áp, hoặc huyết áp cao, tấn công cứ gần mỗi một trong bốn người trưởng thành ở nước Anh.
Nó hiếm khi làm cho người ta cảm thấy mình bị bệnh.Nếu nó xảy ra mà không bị phát hiện và không được chữa trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm đau tim.
Trên một phần ba số người bị cao huyết áp không được chữa trị và sức khoẻ của họ gặp nguy cơ.
Tăng huyết áp là gì?
Huyết áp là việc đo áp lực được tạo ra bởi lưu lượng máu qua động mạch – các mạch máu mang máu từ trái tim đến cơ thể.
Một lượng áp suất cụ thể trong động mạch là bình thường và cần thiết để đưa máu đến nơi nó cần đi.
Huyết áp thay đổi liên tục trong suốt cả ngày, đặc biệt là, nó tăng khi vận động và giảm khi ngủ.
Tuy nhiên, nếu áp suất luôn luôn cao quá thì đó là hiểm hoạ cho sức khoẻ.
Sự lặp đi lặp lại của áp suất cao có thể gây hại cho các động mạch, làm chúng dày lên và trở nên kém đàn hồi.
Việc đó, sẽ lần lượt làm giới hạn luồng chảy của máu và có thể làm tăng huyết áp thường xuyên.
Làm sao tôi có thể phát hiện được nếu tôi bị cao huyết áp?
Tất cả người trưởng thành nên kiểm tra huyết áp của mình ít nhất năm năm một lần, nhưng tốt nhất là thường xuyên hơn.
Đặc biệt khi bạn già đi, bởi vì huyết áp tăng lên theo tuổi tác.
Huyết áp được đo bằng cách sử dụng thiết bị băng quấn, được băng qua cánh tay và có thể được thổi phồng và làm xẹp đi.
Kết quả đo huyết áp cho ra hai thông số ở mi-li-mét thuỷ ngân hoặc mmHg.
Thông số đầu tiên được gọi là áp suất tâm thu, là lực của máu khi tim co thắt để bơm máu đi khắp cơ thể.
Thông số thứ hai được gọi là áp suất tâm trương, là lực trong khi tim thư giãn và chứa đầy máu lần nữa để chuẩn bị cho lần co thắt tiếp theo.
Chỉ số huyết áp bình thường cho người trưởng thành thường không nên cao hơn 140 / 85mmHg.
Những người có các bệnh nhất định, như là tiểu đường, thậm chí nên duy trì mức huyết áp thấp hơn - khoảng 130 / 80mmHg hay dưới mức đó.
Nhiều lần đo nên được thực hiện trong một khoảng thời gian để được kết quả đo chính xác bởi vì huyết áp có thể thay đổi thất thường và một lần đo có kết quả cao không nhất thiết có nghĩa là một người bị tăng huyết áp.
Điều gì gây ra cao huyết áp?
Trong hơn 90% trường hợp thì không có nguyên nhân đơn, nhưng uống quá nhiều rượu, tăng cân hoặc béo phì, ăn quá nhiều muối và không tập thể dục đủ đều góp phần gây nên cao huyết áp.
Huyết áp cao cũng di truyền trong dòng họ.
Ở một số rất ít trường hợp, nguyên nhân đơn lẻ có thể được tìm thấy, như là bệnh thận.
Một số dược phẩm cũng có thể gây ra tăng huyết áp.
Làm sao chữa trị?
Có nhiều thay đổi trong lối sống có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp hoặc giúp hạ thấp huyết áp của bệnh nhân (nếu đã cao).
Các thay đổi đó bao gồm một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn hơn cùng với giảm lượng muối và rượu hấp thu.
Hút thuốc không phải là một yếu tố nguy cơ bổ sung trực tiếp cho huyết áp cao, nhưng nó cũng làm tăng khả năng xảy ra đau tim, suy tim và đột quỵ.
Trong vòng hai năm ngưng hút thuốc thì nguy cơ bị đau tim của một người giảm đi được phân nửa.
Nghiên cứu đề xuất đến các kỹ thuật thư giãn, để giúp giảm căng thẳng, có thể hữu ích đối với một số người trong việc kiểm soát huyết áp của họ.
Các loại thuốc cũng có để giúp làm giảm huyết áp, bao gồm chất ức chế ACE, chất phong bế bêta, chất đối kháng can-xi và thuốc lợi niệu. Thường mọi người cần phải uống kết hợp nhiều hơn một loại thuốc trên.
Tại sao phòng tránh huyết áp cao lại quan trọng?
Nếu huyết áp tiếp tục cao nó có thể bắt đầu gây hại cho các mạch máu, lần lượt có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ, suy tim hoặc thận hay tổn thương mắt.
Nếu bạn bị cao huyết áp, giảm huyết áp của bạn trong 5mmHg có thể làm giảm khoảng 20% nguy cơ bị đau tim của bạn.