14 nguyên tắc quản trị Henry Fayol (1841-1925) là kỹ sư mỏ người Pháp làm việc cho một công ty khai thác than. Ông trình bày 14 nguyên tắc quản trị trong cuốn sách Quản trị Công nghiệp và Tổng quát (1916) của mình. Ông tin tưởng chắc chắn rằng quản trị là hoạt động phổ biến không thuộc riêng một lĩnh vực nào, điều này giúp ông phát triển 14 nguyên tắc quản trị.
1. Phân chia công việc: Sự chuyên môn hoá của người lao động dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng của họ có thể cải thiện kết quả và năng suất. Nó làm tăng năng suất công việc của họ và giảm bớt tổng số thời gian cần để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Nguyên tắc này có thể áp dụng cho bất kỳ lĩnh vực nào, dù thuộc quản trị hay là không.
2. Quyền hành và trách nhiệm: Một nhà quản trị hay thượng cấp phải có quyền ra lệnh. Ông ta đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về kết quả của mệnh lệnh đó. Vì vậy, quyền hành và trách nhiệm phải là những điểm bổ sung nhà quản trị nhận lấy mà thực thi.
3. Kỷ luật: Người lao động phải tuân theo những quy định và luật lệ của tổ chức. Họ phải tuân theo các quy tắc làm việc và tôn trọng cấp trên của mình.
4. Thống nhất sự lãnh đạo: Thống nhất sự lãnh đạo nghĩa là nhận mệnh lệnh và chỉ thị từ thượng cấp duy nhất. Nhiều cấp trên ra lệnh cho một nhân viên có thể dẫn đến sự rối loạn và mâu thuẫn.
5. Thống nhất sự chỉ đạo: Một nhóm người lao động trong cùng một đội và tham gia những hoạt động như nhau phải nắm rõ các mục tiêu cần đạt được và cố gắng đạt được mục tiêu chung đó. Điều này rất quan trọng cho sự phối hợp của toàn đội. Một nhà quản trị riêng lẻ phải lãnh đạo cả đội, nghĩa là phải tuân theo quy tắc Thống nhất sự lãnh đạo ở trên để các hoạt động và nhiệm vụ của đội diễn ra suôn sẻ.
6. Sự lệ thuộc lợi ích cá nhân vào lợi tích chung: Các lợi ích hoặc mục tiêu của một người lao động hoặc một nhóm người không được ưu tiên hơn lợi ích của cả tổ chức. Quản trị phải luôn đặt lợi ích của doanh nghiệp (tập thể) trước bất kỳ lợi ích (cá nhân) nào.
7. Tiền công: Trả công cho người lao động, số tiền họ xứng đáng nhận được, là một quy tắc quản trị quan trọng. Nó thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn và ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động của họ. Sự hài lòng của người lao động vô cùng quan trọng đối với thành công của một doanh nghiệp.
8. Tập trung: Tập trung là số những thượng cấp trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao –những người ra quyết định chủ chốt trong công ty. Quy tắc này ngụ ý rằng số người ra quyết định của một công ty phải được cân đối và dựa trên quy mô của công ty đó.
9. Chuỗi cấp bậc: Chuỗi cấp bậc là số cấp bậc trong một tổ chức, bắt đầu từ quản lý cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Số cấp bậc khác nhau đối với những công ty khác nhau, tuy nhiên nó không được cao đến mức tạo ra những khoảng cách giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới.
10. Trật tự: Về trật tự, Fayol đề nghị duy trì trật tự vật chất và xã hội tại nơi làm việc. Trật tự xã hội nghĩa là ý thức về trật tự giữa những người lao động, bằng việc tuân theo những chỉ dẫn và gắn bó với nhiệm vụ của họ. Trật tự vật chất hàm ý là sử dụng đúng đắn và hiệu quả các nguồn tài nguyên vật chất để tránh lạm dụng hoặc lãng phí tài nguyên.
11. Công bằng: Fayol cho rằng người lao động phải được đối xử bình đẳng và công bằng.
12. Ổn định nhân sự: Một doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt hơn nếu sự thay đổi nhân công được hạn chế đến mức thấp nhất. Điều này chỉ có thể xảy ra nếu người lao động hạnh phúc với công việc mình đang làm và ít khi bị thuyên chuyển qua lại giữa các phòng ban khác nhau của doanh nghiệp.
13. Sáng kiến: Sáng kiến của người lao động có thể được sử dụng vì lợi ích của doanh nghiệp. Mỗi nhân viên có thể tự mình đưa ra sáng kiến và thể hiện nó theo cách này hay cách khác. Điều này làm tăng thêm sức mạnh cho doanh nghiệp và làm cho người lao động cảm thấy mình quan trọng hơn nếu những ý tưởng của anh ta được lắng nghe và được triển khai.
14. Tinh thần đoàn kết: Tinh thần đoàn kết ngụ ý việc duy trì tinh thần hăng hái giữa những người lao động. Tinh thần đồng đội tốt có thể thúc đẩy sự hoà thuận trong doanh nghiệp.