Bắc Triều Tiên nã pháo trên hòn đảo ở Nam Triều Tiên gần biên giới bờ biển tranh chấp của hai bên đã khiến cả thế giới lên tiếng chỉ trích.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết ông “rất phẫn nộ” trước vụ tấn công trên đảo Yeonpyeong. Trong đó Nga, Nhật Bản và các nước Châu Âu cũng đã lên án.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ông Ban Ki – moon gọi đó là “ một trong những sự cố nghiêm trọng nhất kể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên” và kêu gọi hai bên hãy kiềm chế.
Nam Triều Tiên đã bắn trả và đe doạ tấn công bằng tên lửa nếu có “sự khiêu khích thêm”.
Quân đội Nam Triều Tiên đang tiến hành diễn tập quân sự ở gần đó nhưng họ phủ nhận không hề khai chiến bằng cách bắn tên lửa qua Bắc Triều Tiên.
Hai lính thuỷ đánh bộ Nam Triều Tiên đã bị thiệt mạng khi hàng tá quả đạn pháo bắn vào hòn đảo- hầu hết đều rơi trúng vào một căn cứ quân sự. Cả lính và các thường dân đều bị thương.
Nam Triều Tiên đã đánh trả khoảng 80 quả đạn pháo. Các tổn thất về phía Bắc chưa được ước tính.
Ở Washington, Tổng thống Obama gọi Nam Triều Tiên là một đồng minh quan trọng. Ông phát biểu với đài ABC News rằng: “ Chúng tôi mạnh mẽ khẳng định cam kết sẽ bảo vệ Nam Triều Tiên như một phần của thành viên liên minh,”
“ Chúng tôi muốn đảm bảo rằng tất cả các bên trong khu vực nhận ra đây là mối đe doạ nghiêm trọng đang diễn ra cần phải được xử lý,” Ông nói.
Ông đặc biết yêu cầu Trung Quốc phải truyền tải đến Bắc Triều Tiên rằng “ có luật quốc tế đưa ra mà họ cần phải tuân theo.”
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cam kết dốc sức tạo ra lập trường " có cân nhắc và thống nhất " với các đại cường quốc. Lầu Năm Góc bảo sẽ phối hợp phản ứng với quân đội Nam Triều Tiên
Hiện Hoa Kỳ có 28,000 binh lính đóng quân ở miền Nam.
Thị trường chứng khoán của Nam Triều Tiên mở vào ngày thứ Tư giảm mạnh hơn, với chỉ số chứng khoán chuẩn giảm 3.3% trong những phút đầu giao dịch.
' Mối nguy hiểm khổng lồ '
Farhan Haq người phát ngôn của Liên Hiệp Quốc cho biết Tổng thư ký Ban Ki - moon " hết sức lo lắng vì tình trạng căng thẳng tăng vọt trên Bán đảo Triều Tiên ".
Ông còn cho biết thêm " Tổng thư ký lên án cuộc tấn công này và yêu cầu kiềm chế ngay lập tức, ".
Đương kim Chủ tịch Hội đồng bảo an, đại sứ Anh Mark Lyall Grant cho biết ông đang liên lạc với các thành viên khác về chuyện phải làm gì tiếp theo. Không một quốc gia nào chính thức yêu cầu họp khẩn cấp cả.
Ngoại trưởng Nga đã cảnh báo về " mối nguy hiểm khổng lồ ", và nói rằng những người đứng sau cuộc tấn công này cũng sẽ mang trách nhiệm khổng lồ.
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan cho biết ông đã ra lệnh cho các bộ trưởng phải " chuẩn bị sẵn sàng để chúng ta có thể phản ứng kiên quyết, nếu có sự kiện bất ngờ nào xảy ra ".
Châu Âu và Vương quốc Anh cũng lên án miền Bắc, nhưng Trung Quốc - đồng minh chính của miền Bắc - không chịu quy trách nhiệm cho bất kỳ bên nào.
Phát ngôn viên cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu rằng cả hai quốc gia nên " cố gắng nhiều hơn để góp phần tạo nên hoà bình ".
Lee Myung-bak Tổng thống Nam Triều tiên gọi sự cố này là " một cuộc xâm phạm lãnh thổ Nam Triều tiên ", và cảnh báo rằng sự khiêu khích trong tương lai có thể gặp phải " sự trả đũa khổng lồ ", kể cả bắn tên lửa vào các vị trí quân sự của Bắc Triều Tiên.
Chỉ huy quân đội của Bắc Triều Tiên đổ lỗi Nam Triều Tiên đã gây nên sự cố này.
" Kẻ thù Nam Triều tiên, bất chấp cảnh báo liên tục của chúng tôi, đã thực hiện sự khiêu khích quân sự liều lĩnh về việc bắn quả đạn pháo vào lãnh hải của chúng tôi gần đảo Yeonpyeong bắt đầu vào lúc 13:00 ( 0400 giờ quốc tế ), " thông tấn xã KCNA của nhà nước viện dẫn khi nói.
Miền Bắc cảnh báo sẽ trả đũa nếu Nam Triều Tiên " dám xâm lấn lãnh thổ bờ biển của chúng tôi dù chỉ 0.001 mm đi chăng nữa ".
Thỉnh thoảng cũng có những sự cố xuyên biên giới từ khi cuộc chiến tranh Triều Tiên chấm dứt không có hoà ước vào năm 1953, nhưng gần đây sự căng thẳng khu vực đã tăng lên.
Kim Jong - il, nhà lãnh đạo đang ẩn dật của Bắc Triều Tiên được coi là đang bị bệnh và đang cố gắng đảm bảo sự kế vị cho người con trai út của ông.
John Sudworth thuộc đài BBC ở Seoul nói người kế vị hiển nhiên có thể đang cố xây dựng danh tiếng với nhóm quyền lực trong quân đội theo chính sách cứng rắn không nhân nhượng của quốc gia này - đề nghị một giai đoạn khiêu khích miền Nam nhiều hơn nữa.
Vào ngày thứ bảy, hoá ra Bình Nhưỡng đã khoe khoang những gì mà quốc gia này đã tuyên bố là cơ sở làm giàu uranium mới với một nhà khoa học Mỹ.
Động thái này khiến cho Hoa Kỳ phải quyết định không tiếp tục lại vòng đàm phán sáu bên về giải trừ vũ khí hạt nhân Bình Nhưỡng đã bỏ cách đây hai năm.
Biên giới biển phía tây, cũng gọi là đường biên giới với miền Bắc, là nơi xảy ra nhiều cuộc đụng độ trong quá khứ.
Vào tháng ba, một tàu chiến của Nam Triều tiên đã chìm gần biên giới này với tổn thất là 46 mạng người. Các điều tra viên quốc tế cho biết một ngư lôi ở Bắc Triều Tiên đánh chìm con tàu này, mặc dù Bình Nhưỡng đã phủ nhận không hề đóng vai trò gì trong sự cố này.