19 November 2010 Last updated at 00:00 GMT
Các thành viên khối Nato đang chuẩn bị gặp gỡ tại Bồ Đào Nha để tham dự sự kiện được xem là một trong các cuộc họp thượng đỉnh quan trọng nhất trong lịch sử 61 năm của tổ chức liên minh này.
Hai mươi tám quốc gia thành viên hy vọng đạt được “Khái niệm chiến lược mới” để hình thành đường lối để Nato tự vệ trước các mối đe dọa trong thập niên sắp tới.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cũng sẽ tham dự, để chứng tỏ các mối quan hệ nồng ấm.
Afghanistan sẽ là vấn đề nổi bật nhất trong nghị trình, cùng với các kế hoạch kết thúc các chiến dịch chiến đấu của Nato vào năm 2014.
Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai, theo chương trình sẽ nói chuyện trong cuộc họp thượng đỉnh vào thứ Bảy, cho biết ông muốn Nato ngưng kiểm soát đất nước này chậm nhất là vào năm 2014 – thời hạn mà Mỹ mô tả là thực tế nhưng chưa được ấn định chính thức.
Thư ký báo chí Ngũ giác đài Geoff Morrell cho biết thời hạn trên đã có trong thời gian gần đây như là “mục tiêu mong muốn” nhưng cũng nói thêm điều này không có nghĩa là tất cả các lực lượng liên minh sẽ phải rút đi vào ngày này.
Uy tín của liên minh
Caroline Wyatt, phóng viên về đề tài phòng thủ của BBC cho biết, cuộc thương thuyết tại Lisbon được trông đợi sẽ định hình tương lai Nato vào thời điểm cắt giảm ngân sách và gia tăng thách thức.
Phóng viên bản đài nói thêm, chìa khóa dẫn đến uy tín tương lai của liên minh này sẽ bảo đảm cho giai đoạn chuyển tiếp khả thi tại Afghanistan.
Vào hôm thứ Năm, tổng thư ký Nato Anders Fogh Rasmussen phát biểu khối liên minh này đã “đánh giá quá thấp mức độ thách thức” tại Afghanistan nhưng tin tưởng rằng giờ đây “mọi việc đã đi đúng hướng”.
Ông nói với báo Renascenca của Bồ Đào Nha rằng, “tôi rất lạc quan về hoạt động của chúng tôi tại Afghanistan và chúng tôi sẽ có thông báo lạc quan tại Lisbon – rằng việc chuyển giao sắp bắt đầu.”
Có khoảng 120.000 binh lính quốc tế phụ thuộc vào Lực Lượng Hỗ Trợ An Ninh Quốc Tế (Isaf) do Nato dẫn đầu tại Afghanistan.
Từ chức vì ngân sách
Ông Medvedev sẽ gặp gỡ các lãnh đạo vào ngày thứ Bảy, trở thành tổng thống Nga đầu tiên tham dự một cuộc họp thượng đỉnh của Nato kể từ khi nước ông xung đột với Georgia vào năm 2008.
Khối liên minh này rất mong muốn xây dựng quan hệ với Moscow, và một vấn đề then chốt tại cuộc họp thượng đỉnh này sẽ là thỏa thuận các kế hoạch để cùng nghiên cứu sách lược phòng thủ tên lửa.
Các nỗ lực nói trên nhận được hỗ trợ của tổng thống Mỹ Barack Obama khi ông nhấn mạnh Mỹ sẽ phê duyệt một hiệp ước vũ khí hạt nhân mới với Nga.
Ông nói không có “ưu tiên nào cao hơn về an ninh quốc gia” cho chính phủ trước khi bắt đầu Quốc hội mới và tháng Giêng.
Moscow cũng hứa sẽ hỗ trợ hậu cần cho Nato tại Afghanistan bằng cách nới lỏng các hạn chế về đường quá cảnh vào quốc gia này.
Trưởng ngành tình báo từ chức
Cuộc họp thượng đỉnh cũng sẽ bàn cãi về các đề xuất thay đổi cơ cấu chỉ huy của Nato, nhằm giảm thiểu bộ máy hành chính và vấn đề chi tiêu.
Các thay đổi có thể dẫn đến cắt giảm số lượng các cơ quan của Nato trong những lĩnh vực như hậu cần, thông tin, nghiên cứu và huấn luyện từ 14 xuống 3.
Trong khi đó, bộ trưởng quốc phòng Bồ Đào Nha Augusto Santos Silva thông báo việc từ chức của trường ngành tình báo của nước này sẽ không ảnh hường gì đến cuộc họp về an ninh hoặc tình báo.
Jorge Silva Carvalho từ chức hôm thứ Năm để phản đối việc cắt giảm ngân sách do chính phủ áp đặt.
Theo báo chí tường thuật ông ta đã nói với các đồng nghiệp ông ra đi “để đánh động sự chú ý vào sai lầm đang mắc phải” khi chấm dứt bảy trong số các chi nhánh của cơ quan này tại hải ngoại.
http://www.bbc.co.uk/news/world-europe-11793407