Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Giáo dục
Delayed speech or language development
Chậm nói hoặc chậm phát triển ngôn ngữ
Your son is 2 years old and still isn't talking. He says a few words, but compared with his peers you think he's way behind. You remember that his sister could put whole sentences together at the same age. Hoping he will catch up, you postpone seeking professional advice. Some kids are early walkers and some are early talkers, you tell yourself. Nothing to worry about...
Con bạn đã 2 tuổi rồi mà vẫn chưa biết nói. Thằng bé chỉ nói được vài từ, nhưng so với những đứa trẻ cùng tuổi thì bạn nghĩ là con mình chậm nói. Bạn nhớ ra chị của nó lúc ở tuổi này đã có thể nói được cả câu. Hi vọng con mình rồi sẽ nói được nên bạn chần chừ, chưa tính tới việc tìm lời khuyên của chuyên gia. Bạn nghĩ bụng là có một số đứa biết đi sớm và cũng có một số đứa nói được sớm. Chẳng có gì mà lo ngại cả...
Delayed speech or language development

Your son is 2 years old and still isn't talking. He says a few words, but compared with his peers you think he's way behind. You remember that his sister could put whole sentences together at the same age. Hoping he will catch up, you postpone seeking professional advice. Some kids are early walkers and some are early talkers, you tell yourself. Nothing to worry about...

This scenario is common among parents of kids who are slow to speak. Unless they observe other areas of "slowness" during early development, parents may hesitate to seek advice. Some may excuse the lack of talking by reassuring themselves that "he'll outgrow it" or "she's just more interested in physical things."

Knowing what's "normal" and what's not in speech and language development can help you figure out if you should be concerned or if your child is right on schedule.

Understanding Normal Speech and Language Development

It's important to discuss early speech and language development, as well as other developmental concerns, with your doctor at every routine well-child visit. It can be difficult to tell whether a child is just immature in his or her ability to communicate or has a problem that requires professional attention. These developmental norms may provide clues:

Before 12 Months

It's important for kids this age to be watched for signs that they're using their voices to relate to their environment. Cooing and babbling are early stages of speech development. As babies get older (often around 9 months), they begin to string sounds together, incorporate the different tones of speech, and say words like "mama" and "dada" (without really understanding what those words mean). Before 12 months, children should also be attentive to sound. Babies who watch intently but don't react to sound may be showing signs of hearing loss.

By 12 to 15 Months

Kids this age should have a wide range of speech sounds in their babbling and typically say one or more words (not including "mama" and "dada"). Nouns usually come first, like "baby" and "ball." Your child should also be able to understand and follow simple directions ("Please give me the toy," for example).

From 18 to 24 Months

Though there is a lot of variability, most toddlers are saying about 20 words by 18 months and 50 or more words by the time they turn 2. By age 2, kids are starting to combine two words to make simple sentences, such as "baby crying" or "Daddy big." A 2-year-old should also be able to follow two-step commands (such as "Please pick up the toy and give it to me").

From 2 to 3 Years

Parents often witness an "explosion" in their child's speech. Your toddler's vocabulary should increase (to too many words to count) and he or she should routinely combine three or more words into sentences.

Comprehension also should increase — by 3 years of age, a child should begin to understand what it means to "put it on the table" or "put it under the bed." Your child also should begin to identify colors and comprehend descriptive concepts (big versus little, for example).

The Difference Between Speech and Language

Speech and language are often confused, but there is a distinction between the two:

    * Speech is the verbal expression of language and includes articulation, which is the way words are formed.

    * Language is much broader and refers to the entire system of expressing and receiving information in a way that's meaningful. It's understanding and being understood through communication — verbal, nonverbal, and written.

Although problems in speech and language differ, they frequently overlap. A child with a language problem may be able to pronounce words well but be unable to put more than two words together. Another child's speech may be difficult to understand, but he or she may use words and phrases to express ideas. And another child may speak well but have difficulty following directions.

Warning Signs of a Possible Problem

If you're concerned about your child's speech and language development, there are some things to watch for.

An infant who isn't responding to sound or who isn't vocalizing is of particular concern. Between 12 and 24 months, reasons for concern include a child who:

    * isn't using gestures, such as pointing or waving bye-bye by 12 months

    * prefers gestures over vocalizations to communicate by 18 months

    * has trouble imitating sounds by 18 months

    * has difficulty understanding simple verbal requests

Seek an evaluation if a child over 2 years old:

    * can only imitate speech or actions and doesn't produce words or phrases spontaneously

    * says only certain sounds or words repeatedly and can't use oral language to communicate his or her immediate needs

    * can't follow simple directions

    * has an unusual tone of voice (such as raspy or nasal sounding)

    * is more difficult to understand than expected for his or her age. Parents and regular caregivers should understand about half of a child's speech at 2 years and about three quarters at 3 years. By 4 years old, a child should be mostly understood, even by people who don't know the child.

Causes of Delayed Speech or Language

Many things can cause delays in speech and language development. Speech delays in a normally developing child can sometimes be caused by oral impairments, like problems with the tongue or palate (the roof of the mouth). A short frenulum (the fold beneath the tongue) can limit tongue movement for speech production.

Many kids with speech delays have oral-motor problems, meaning there's inefficient communication in the areas of the brain responsible for speech production. The child encounters difficulty using the lips, tongue, and jaw to produce speech sounds. Speech may be the only problem or may be accompanied by other oral-motor problems. A speech delay may also indicate a more "global" (or general) developmental delay.

Hearing problems are also commonly related to delayed speech, which is why a child's hearing should be tested by an audiologist whenever there's a speech concern. A child who has trouble hearing may have trouble understanding, imitating, and using language.

Ear infections, especially chronic infections, can affect hearing ability. Simple ear infections that have been adequately treated, though, should have no effect on speech.

What Speech-Language Pathologists Do

If you or your doctor suspect that your child has a problem, early evaluation by a speech-language pathologist is crucial. Of course, if there turns out to be no problem after all, an evaluation can ease your fears.

Although you can seek out a speech-language pathologist on your own, your primary care doctor can refer you to one.

In conducting an evaluation, a speech-language pathologist will look at a child's speech and language skills within the context of total development. Besides observing your child, the speech-language pathologist will conduct standardized tests and scales, and look for milestones in speech and language development.

The speech-language pathologist will also assess:

    * what your child understands (called receptive language)

    * what your child can say (called expressive language)

    * if your child is attempting to communicate in other ways, such as pointing, head shaking, gesturing, etc.

    * sound development and clarity of speech.

    * your child's oral-motor status (how a child's mouth, tongue, palate, etc., work together for speech as well as eating and swallowing)

If the speech-language pathologist finds that your child needs speech therapy, your involvement will be very important. You can observe therapy sessions and learn to participate in the process. The speech therapist will show you how you can work with your child at home to improve speech and language skills.

Evaluation by a speech-language pathologist may find that your expectations are simply too high. Educational materials that outline developmental stages and milestones may help you look at your child more realistically.

What Parents Can Do

Like so many other things, speech development is a mixture of nature and nurture. Genetic makeup will, in part, determine intelligence and speech and language development. However, a lot of it depends on environment. Is a child adequately stimulated at home or at child care? Are there opportunities for communication exchange and participation? What kind of feedback does the child get?

When speech, language, hearing, or developmental problems do exist, early intervention can provide the help a child needs. And when you have a better understanding of why your child isn't talking, you can learn ways to encourage speech development.

Here are a few general tips you can employ at home:

    * Spend a lot of time communicating with your child, even during infancy — talk, sing, and encourage imitation of sounds and gestures.

    * Read to your child, starting as early as 6 months. You don't have to finish a whole book, but look for age-appropriate soft or board books or picture books that encourage kids to look while you name the pictures. Try starting with a classic book such as Pat the Bunny, in which the child imitates the patting motion, or books with textures that kids can touch. Later, let your child point to recognizable pictures and try to name them. Then move on to nursery rhymes, which have rhythmic appeal. Progress to predictable books, such as Eric Carle's Brown Bear, Brown Bear, in which your child can anticipate what happens. Your little one may even start to memorize favorite stories.

    * Use everyday situations to reinforce your child's speech and language. For example, name foods at the grocery store, explain what you're doing as you cook a meal or clean a room, point out objects around the house, and as you drive, point out sounds you hear. Ask questions and acknowledge your child's responses. Keep things simple, but never use "baby talk."

Whatever your child's age, recognizing and treating problems early on is the best approach to help with speech and language delays. With proper therapy and time, your child will likely be better able to communicate with you and the rest of the world.

Chậm nói hoặc chậm phát triển ngôn ngữ

Con bạn đã 2 tuổi rồi mà vẫn chưa biết nói. Thằng bé chỉ nói được vài từ, nhưng so với những đứa trẻ cùng tuổi thì bạn nghĩ là con mình chậm nói. Bạn nhớ ra chị của nó lúc ở tuổi này đã có thể nói được cả câu. Hi vọng con mình rồi sẽ nói được nên bạn chần chừ, chưa tính tới việc tìm lời khuyên của chuyên gia. Bạn nghĩ bụng là có một số đứa biết đi sớm và cũng có một số đứa nói được sớm. Chẳng có gì mà lo ngại cả...

Trường hợp này cũng thường hay gặp ở những bố mẹ có con chậm nói. Nếu họ không quan sát thấy con mình có những biểu hiện “chậm” khác trong giai đoạn phát triển những năm đầu đời thì họ có thể sẽ nấn ná chưa vội tìm lời khuyên đâu. Nhiều người cũng biện hộ cho việc chậm nói của trẻ bằng cách tự trấn an mình “nó cũng sẽ nói được, cũng lớn thôi mà” hoặc “nó phát triển thể chất nhiều hơn”.

Nếu biết cái gì gọi là “bình thường” và cái gì là không bình thường trong quá trình phát triển ngôn ngữ và khả năng nói chuyện của bé, bạn có thể dễ dàng nhận biết xem liệu mình có nên lo lắng hoặc bé có phát triển bình thường không.

Hiểu quá trình phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp bằng lời bình thường của bé

Bạn nên thảo luận với bác sĩ về sự phát triển ngôn ngữ hoặc khả năng giao tiếp ban đầu của bé cũng như các mối quan tâm phát triển khác trong mỗi lần khám sức khỏe định kỳ cho bé (well-child visit: khám sức khỏe định kỳ lúc bé khỏe mạnh, bác sĩ sẽ khám tổng quát, theo dõi tình hình phát triển của bé). Quả thật khó có thể cho bạn biết liệu một đứa trẻ còn chưa đủ khả năng giao tiếp hay chưa thể truyền đạt được ý tưởng hoặc có vấn đề gì đó cần được theo dõi bởi người có chuyên môn. Những tiêu chuẩn phát triển dưới đây có thể cho bạn những gợi ý quan trọng:

Trước 12 tháng tuổi

Trẻ em trong giai đoạn này cần được theo dõi các dấu hiệu mà đang sử dụng âm thanh của mình để chỉ môi trường xung quanh. Tiếng gù gù hay bi bô chính là những giai đoạn phát triển ngôn ngữ nói ban đầu của bé. Khi trẻ lớn hơn (thường khoảng 9 tháng tuổi) thì chúng có thể bắt đầu kết nối các âm thanh lại với nhau, kết hợp nhiều giọng điệu ngôn ngữ khác nhau lại và bé có thể phát ra những từ như “mama” và “dada” (mà không hề hiểu những từ ấy nghĩa gì). Trước 12 tháng tuổi, bé cũng cần chú ý đến âm thanh xung quanh mình nữa. Trẻ nhìn ngắm một cách chăm chú mà không tỏ ra một phản ứng gì với âm thanh thì có thể đó là dấu hiệu cho biết bé bị mất thính lực.

Từ 12 đến 15 tháng tuổi

Trẻ ở tuổi này sẽ bập bẹ nhiều âm thanh và thường nói một hoặc nhiều từ đặc trưng nào đó (không kể “mama” và “dada” nữa). Bé thường biết nói những danh từ trước, như “baby” (bé) và “ball” (banh). Con bạn ở giai đoạn này cũng có thể hiểu và làm theo một vài hướng dẫn đơn giản (chẳng hạn như “Đưa cho mẹ đồ chơi đi.”)

Từ 18 tới 24 tháng tuổi

Dẫu rằng ở lứa tuổi này, bé có rất nhiều thay đổi trong việc phát triển ngôn ngữ, hầu hết những bé mới tập đi nói khoảng 20 từ khi lên 18 tháng tuổi và có thể nói được 50 từ trở lên khi bé lên 2. Chuyển sang 2 tuổi, bé có thể bắt đầu biết kết hợp 2 từ liền lại với nhau và nói được nhiều câu đơn, như “em bé khóc” hoặc “Bố lớn”. Trẻ 2 tuổi có thể hiểu và thực hiện được các mệnh lệnh 2 bước (chẳng hạn như “Nhặt đồ chơi lên và đưa đây cho mẹ.”)

Từ 2 tới 3 tuổi

Bố mẹ thường chứng kiến “sự bùng nổ” từ vựng trong quá trình phát triển ngôn ngữ nói của con mình (đó là sự phát triển ồ ạt và nhanh chóng về số lượng từ của bé). Số từ của trẻ mới tập đi sẽ tăng lên nhanh chóng (đến một mức độ mà bạn không tài nào đếm xuể) và bé thường sẽ nối 3 từ trở lên lại với nhau để nói thành câu.

Sự hiểu biết của bé ở giai đoạn này cũng phát triển – lên 3 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu hiểu được “để nó lên bàn” hoặc “đặt cái đó xuống dưới giường ngủ” là gì. Con bạn cũng bắt đầu biết phân biệt màu sắc và hiểu các khái niệm mô tả (chẳng hạn như “to với nhỏ”.)

Sự khác biệt giữa lời nói và ngôn ngữ

Lời nói và ngôn ngữ thường làm người ta phân vân, nhưng cũng có sự khác biệt giữa 2 điều đó:

* Lời nói là sự biểu đạt ngôn từ, là sự biểu đạt ngôn ngữ bằng lời và bao gồm cách phát âm rõ ràng, lời nói được hình thành qua đó.   

* Khái niệm ngôn ngữ rộng hơn rất nhiều và nói về toàn bộ một hệ thống thể hiện, diễn tả và tiếp nhận thông tin theo cách có nghĩa. Ngôn ngữ làm người ta hiểu và  ngôn ngữ được hiểu thông qua giao tiếp – ngôn ngữ bằng lời, ngôn ngữ không lời, và ngôn ngữ viết.

Mặc dù lời nói và ngôn ngữ chứa đựng các vấn đề khác nhau nhưng các vấn đề ấy cũng thường chồng chéo lên nhau. Trẻ có vấn đề về ngôn ngữ cũng có thể phát âm tốt nhưng không biết kết nối các cụm nhiều hơn 2 từ lại với nhau. Có trường hợp cách nói của trẻ có thể khó hiểu, nhưng trẻ có thể biết sử dụng các từ và cụm từ để diễn tả ý nghĩ của mình. Và cũng có trẻ có thể nói rất giỏi nhưng khó bày tỏ thông tin, người ta khó hiểu được trẻ đang nói cái gì.  

Các dấu hiệu cảnh báo về một vấn đề có thể xảy ra

Nếu bạn quan tâm đến sự phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp bằng lời của  bé thì bạn nên để ý các chi tiết dưới đây nhé.

Nếu thấy trẻ sơ sinh không có dấu hiệu gì phản ứng với âm thanh hoặc không phát ra một âm thanh nào cả thì bạn nên quan tâm đặc biệt đến bé. Trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi kèm các dấu hiệu sau đây thì bạn cũng nên cảnh giác nhé: 

* trẻ 12 tháng tuổi mà không làm một cử chỉ, điệu bộ nào, chẳng hạn như động tác chỉ trỏ hoặc vẫy tay tạm biệt

* trẻ 18 tháng tuổi thích giao tiếp bằng điệu bộ và động tác hơn lời nói

* trẻ 18 tháng tuổi khó bắt chước âm thanh

* bé khó hiểu các câu yêu cầu đơn giản bằng lời

Nếu bé trên 2 tuổi có các dấu hiệu sau đây thì bạn cũng nên quan tâm và kiểm tra cho bé nhé:

* bé chỉ có thể bắt chước các hoạt động hoặc lời nói mà không hề tự nói các từ hoặc cụm từ một mình được

* bé chỉ có thể nói được một vài từ hoặc một vài âm thanh nào đó một cách lặp đi lặp lại và không giao tiếp được bằng lời để truyền đạt những nhu cầu cơ bản nhất của mình

* bé không hiểu được các lời chỉ dẫn đơn giản

* bé có giọng nói khác thường (chẳng hạn như âm thanh the thé hoặc âm mũi)

* trẻ khó tiếp nhận, khó hiểu nhiều hơn so với lứa tuổi của mình. Bố mẹ và người chăm sóc trẻ thường xuyên chỉ hiểu được phân nửa điều trẻ muốn nói lúc 2 tuổi và hiểu được khoảng ¾ ngôn từ của bé khi bé lên 3. Khi trẻ lên 4 tuổi thì người khác có thể hiểu hầu hết các điều trẻ muốn nói, thậm chí là những người không quen biết với chúng.

Các nguyên nhân gây chậm nói hoặc chậm phát triển ngôn ngữ

Nhiều nguyên nhân có thể làm cho bé chậm nói hoặc chậm phát triển ngôn ngữ. sự chậm nói ở một đứa trẻ phát triển bình thường có thể nhiều khi là do các khiếm khuyết ở miệng, chẳng hạn như các vấn đề về lưỡi hoặc vòm miệng. Mép ngắn (nếp dưới lưỡi) cũng có thể làm hạn chế sự chuyển động của lưỡi, làm hạn chế cử động của lưỡi để có thể giúp phát âm thành lời nói.

Nhiều trẻ chậm nói gặp các vấn đề về cơ vận động miệng, nghĩa là sự giao tiếp không đạt hiệu quả ở các vùng do não điều tiết để có thể giúp bé phát âm thành lời. Trẻ thấy khó khăn trong việc sử dụng môi, lưỡi, và hàm để nói thành câu lời. Khả năng nói chuyện của bé cũng có thể là vấn đề độc lập duy nhất hoặc cũng có thể kèm theo các vấn đề về cơ vận động miệng (dây thần kinh vận động miệng) nữa. Sự chậm nói của bé cũng có thể là một dấu hiệu cho biết một sự chậm phát triển nhiều hơn về chung chung “toàn thể” nào đó.

Vấn đề về thính giác cũng là mối liên quan thường gặp dẫn đến chứng chậm nói ở trẻ, đó là lý do vì sao thính giác của trẻ phải nên được nhà thính học khám bất cứ khi nào trẻ có dấu hiệu khiến bạn lo lắng về khả năng nói chuyện. Trẻ nghe khó cũng có thể sẽ hiểu và tiếp thu khó, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ cũng khó.

Các chứng bệnh viêm tai, nhất là các bệnh lây nhiễm mãn tính, cũng có thể làm ảnh hưởng đến khả năng thính giác của trẻ. Các bệnh viêm tai nhẹ, đơn giản cũng cần nên được chữa trị đúng đắn, dẫu chúng không gây ảnh hưởng gì đến khả năng nói chuyện của bé cả.

Những điều nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ và khả năng nói chuyện làm

Nếu bạn hoặc bác sĩ nghi ngờ con bạn đang có vấn đề thì việc nhờ nhà nghiên cứu bệnh học khám chữa, chẩn đoán sớm là hết sức quan trọng. Tất nhiên là nếu phát hiện bé không có vấn đề gì thì việc làm này ắt có thể làm cho bạn không còn sợ hãi nữa.

Mặc dù bạn có thể tự tìm cho mình một nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ và khả năng giao tiếp bằng lời thì bác sĩ chẩn đoán đầu tiên cũng có thể chuyển bạn đến một nhà nghiên cứu bệnh học nào đó.

Trong khi hướng dẫn, đánh giá cho trẻ thì nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ và khả năng giao tiếp bằng lời cũng sẽ quan sát các kỹ năng nói chuyện và kỹ năng ngôn ngữ của bé trong một phạm vi, một khuôn khổ phát triển toàn diện. Ngoài việc quan sát bé, nhà nghiên cứu bệnh học này cũng tiến hành cho làm các kiểm tra và chia theo độ chuẩn, và tìm các điểm mốc quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ và khả năng nói chuyện của trẻ.

nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ và khả năng giao tiếp bằng lời cũng sẽ đánh giá về:

* những điều bé hiểu được (gọi là ngôn ngữ lĩnh hội)

* những điều bé có thể nói (gọi là ngôn ngữ diễn đạt)

* xem liệu bé có cố giao tiếp, truyền đạt ý tưởng bằng một cách nào khác không, như chỉ trỏ, lắc đầu, dùng cử chỉ, điệu bộ ...

* sự phát triển âm thanh và phát âm rõ ràng

* tình trạng cơ vận động miệng của bé (xem cách miệng, lưỡi, vòm miệng, ... cùng hoạt động như thế nào để có thể giúp bé phát âm cũng như giúp bé ăn uống và nuốt thức ăn)

Nếu nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ và khả năng giao tiếp bằng lời phát hiện ra con bạn cần liệu pháp ngôn ngữ thì sự góp phần của bạn là hết sức quan trọng. Bạn có thể theo dõi, quan sát các phần liệu pháp và học cách tham gia vào quá trình liệu pháp ngôn ngữ này. Nhà âm ngữ trị liệu sẽ chỉ cho bạn cách có thể giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp bằng lời ở nhà.

Sự đánh giá, chẩn đoán của nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ và khả năng giao tiếp bằng lời có thể thấy rằng sự kỳ vọng của bạn thường quá cao. Các tài liệu giáo dục có thể vạch ra các giai đoạn phát triển và các mốc quan trọng có thể giúp bạn nhìn con mình thực tế hơn.

Bố mẹ có thể làm gì

Giống như rất nhiều thứ khác, sự phát triển khả năng giao tiếp bằng lời là sự pha trộn giữa bản chất tự nhiên và sự nuôi dưỡng, giáo dục. Sự cấu tạo gien phần nào cũng quyết định trí thông minh và khả năng phát triển ngôn ngữ và giao tiếp bằng lời của trẻ. Tuy nhiên, phần lớn đều tuỳ thuộc vào môi trường sống của bé. Liệu con bạn đã được khuyến khích khả năng ngôn ngữ một cách phù hợp ở nhà hoặc ở trung tâm chăm sóc và giám sát trẻ chưa? Liệu bé có cơ hội nào để giao tiếp và trao đổi giao tiếp chưa? Bé nhận được thông tin phản nào?

Khi các vấn đề ngôn ngữ, khả năng giao tiếp bằng lời, thính giác, hoặc các vấn đề phát triển nào đó nảy sinh thì biện pháp can thiệp sớm có thể giúp ích được rất nhiều cho bé. Khi bạn hiểu hơn về lý do vì sao con mình chưa nói được thì bạn có thể nghiên cứu nhiều cách để khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ bằng lời của bé. 

Dưới đây là một vài bí quyết thông dụng, bạn có thể sử dụng ở nhà:

* Dành nhiều thời gian để trò chuyện với bé, thậm chí là trong giai đoạn sơ sinh – như nói chuyện, hát, và khuyến khích con bắt chước những âm thanh và cử chỉ, điệu bộ của mình.

* Đọc sách cho bé nghe, bắt đầu từ 6 tháng tuổi. Bạn không cần thiết phải đọc hết cả quyển sách đâu, mà chỉ tìm những quyển sách mềm hoặc có bìa cứng phù hợp với lứa tuổi của bé hoặc sách tranh, khuyến khích bé nhìn vào hình trong lúc bạn gọi tên hình ảnh. Bạn hãy thử bắt đầu bằng các sách truyện cổ điển như Pat the Bunny, trong đó bé có thể bắt chước hoạt động vỗ bộp bộp, hoặc những quyển sách có chất liệu mà trẻ có thể tiếp xúc, cầm nắm được. Dần dần, hãy để cho bé chỉ vào các bức hình mà bé có thể nhận diện một cách dễ dàng và đọc tên những hình đó. Kế đến, hãy cho bé làm quen với các bài hát ru, có âm điệu nhịp nhàng, lôi cuốn. Tiếp nữa, hãy cho bé tiếp cận các sách có thể đoán được, như Eric Carle's Brown Bear (chú gấu nâu của Eric Carle), Brown Bear (chú gấu nâu), trong đó bé có thể đoán biết chuyện gì sẽ xảy ra trong câu truyện. Giờ đây bé thậm chí còn có thể bắt đầu nhớ được các mẫu truyện yêu thích của mình nữa đấy.

* Bạn nên sử dụng các tình huống hằng ngày để giúp trẻ củng cố lại ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của mình. Chẳng hạn như, bạn hãy gọi tên thực phẩm ở cửa hàng tạp hoá, giải thích cho bé nghe việc mình đang làm như nấu ăn hoặc lau nhà cửa, vệ sinh phòng ốc, hãy chỉ cho bé biết các vật dụng và đồ dùng trong nhà, và khi bạn lái xe, hãy chỉ cho bé nghe các âm thanh mà bạn nghe được. Hãy đặt câu hỏi và chấp nhận các phản ứng của bé. Bạn hãy nói cho bé nghe những điều đơn giản, dễ hiểu nhưng đừng bao giờ “nói chuyện bi bô” theo ngôn từ của bé để nói chuyện với con.

Bất kể là con bạn đang ở độ tuổi nào, việc phát hiện, nhận biết và điều trị các vấn đề của bé sớm luôn là biện pháp hữu hiệu nhất có thể giúp cải thiện tình trạng chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ. Thời gian cùng với các liệu pháp đúng đắn sẽ có thể giúp con bạn giao tiếp tốt hơn với bạn và thế giới bên ngoài.

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.