Không có sự tiếp xúc với chì nào là an toàn. Một báo cáo của EFSA (Cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu) trong ấn bản tuần này của tạp chí Lancet nhắc lại thực tế được ít người biết đến này. Có lẽ nên thay thế bút chì bằng bút mực trong trường học?
Tiến sĩ Philippe Grandjean, Đại học Nam Đan Mạch, Odense, Đan Mạch và Trường Y khoa cộng đồng Havard, tiểu bang Boston phát biểu:
Chúng ta biết rằng tiếp xúc với chì làm gia tăng nguy cơ suy giảm trí thông minh, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), mất khả năng đến trường, và hành vi phạm tội…EFSA cũng nhấn mạnh chì có liên hệ với những bệnh phổ biến ở người cao tuổi, như tăng huyết áp, rối loạn chức năng thận, và suy giảm nhận thức thần kinh, có thể ở các mức độ tiếp xúc chỉ hơi cao hơn những mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não ở trẻ em.
Trước đây, đã không có đầy đủ bằng chứng chứng minh rằng bất kỳ mức độ phơi nhiễm chì nào cũng có thể có khả năng gây nguy hại.
Grandjean tin rằng các luật hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới và Cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu liên quan đến hàm lượng chì trong nước uống, không khí và thực phẩm sẽ phải được xem xét và sửa chữa ngay lập tức.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chì khổng lồ luôn sẵn sàng kiểm soát ô nhiễm chì, nhưng đã bị hạn chế do thiếu bằng chứng khẳng định chắc chắn rằng những chất thải này cực kỳ có hại. Đến nay, những chứng cứ như vậy vẫn chưa có.
Chiến lược hành pháp cần được sửa lại cho phù hợp với kiến thức khoa học mới, nhưng những hiểu biết sâu sắc mà chúng tôi đã đạt được cũng nên được áp dụng cho một viễn cảnh rộng lớn hơn chứ không chỉ xem mỗi chì là độc chất.
Trước báo cáo của ESFA, vì không có bằng chứng nên chì được xem như không có tác dụng phụ. Vì vậy, một hóa chất nguy hiểm lại được xem là vô hại. Mặc dù bây giờ chúng ta đã hiểu biết hơn, nhưng một thế hệ trẻ em đã phải trả giá để đổi lấy sự đánh giá đúng tác hại của ô nhiễm chì. Khi đánh giá rủi ro trong tương lai không nên bỏ qua những rủi ro có tính độc hại ở mức độ thấp trong quần thể dễ bị tổn thương chỉ bởi vì chưa có những bằng chứng thuyết phục.
“Thậm chí tiếp xúc với chì ở mức độ nhẹ cũng nguy hại”
Philippe Grandjean
The Lancet, Chương 376, Số 9744, Trang 855 - 856, 11 Tháng chín 2010
doi:10.1016/S0140-6736(10)60745-3
Tác giả: Sy Kraft, B.A. – Phóng viên – Đại học Bang California, Northridge (CSUN)
Bản quyền: Medical News Today