Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
High blood pressure (Hypertension)
Bệnh cao huyết áp (Tăng huyết áp)
High blood pressure, also called hypertension, is a condition most often associated with adults. But kids can have high blood pressure too, even as infants.
Bệnh cao huyết áp, còn gọi là tăng huyết áp, là một chứng bệnh thường thấy nhất ở người lớn tuổi. Nhưng trẻ con cũng bị cao huyết áp, thậm chí là trẻ sơ sinh cũng mắc chứng bệnh này.
High blood pressure (Hypertension)

High blood pressure, also called hypertension, is a condition most often associated with adults. But kids can have high blood pressure too, even as infants.

high blood pressure in kids

An estimated 3% of kids have high blood pressure. In babies, it's usually caused by prematurity or problems with the kidneys or heart. While hypertension is far more common among adults, the rate among kids is on the rise, a trend that experts link to the increase in childhood obesity.

Many kids and teens with high blood pressure have no other health problems but do have a family history of hypertension and an unhealthy lifestyle — a bad diet, excess weight, stress, and insufficient physical activity.

If it goes untreated, high blood pressure can eventually lead to damage to the heart, brain, kidneys, and eyes. But if it's caught early, monitored, and treated, a child with high blood pressure can lead an active, normal life.

Understanding blood pressure

Blood pressure is the pressure the blood exerts against the blood vessel walls as the heart pumps. The pressure increases when the heart contracts and pushes blood into the vessels and lowers when the heart relaxes, but there's always a certain amount of pressure in the arteries.

Blood pressure is driven by two physical forces — the one from the heart as it pumps blood into the arteries and through the circulatory system, and the other from the arteries as they resist this blood flow.

Blood pressure changes from minute to minute and is affected by activity and rest, body temperature, diet, emotional state, and medications.

long-term consequences of high blood pressure

When someone has high blood pressure, the heart and arteries have a much heavier workload. The heart must pump harder and the arteries are under greater strain as they carry blood. If high blood pressure continues for a long time, the heart and arteries may no longer work as well as they should. Other organs that are receiving the blood, like the kidneys and brain, may also be affected.

Having high blood pressure puts someone at a higher risk for stroke, heart attack, kidney failure, loss of vision, and atherosclerosis (hardening of the arteries).

While high blood pressure doesn't always cause symptoms, it still affects the body and puts a person at risk for those long-term health problems. In rare cases, severe hypertension can cause headaches, visual changes, dizziness, nosebleeds, heart palpitations, and nausea.

If your child has severe high blood pressure and has any of these symptoms, seek medical care immediately.

Measuring blood pressure

Doctors measure blood pressure with a sphygmomanometer, which has a cuff that's wrapped around the upper arm and pumped up to create pressure. When the cuff is inflated, it compresses a large artery in the arm, stopping the blood flow for a moment. Blood pressure is measured as air is gradually let out of the cuff, which allows blood to flow through the artery again.

The doctor or nurse will also put a stethoscope over an artery to hear the first pulse as the blood flows through — this is the systolic pressure (or the pressure at the peak of each heartbeat). The diastolic pressure (the pressure when the heart is resting between beats) is noted when the sounds disappear.

When a blood pressure reading is taken, the higher number represents the systolic pressure and the lower number represents the diastolic pressure. For example: 120/80 (120 over 80) means that the systolic pressure is 120 and the diastolic pressure is 80.

Blood pressure also can be measured by automated devices, which are good for screening, but a manual blood pressure is more accurate.

As kids grow, their blood pressure increases from a systolic pressure of about 70-90 in an infant to adult values in a teenager. Among young kids, the "normal" range will depend on gender, age, and height; your doctor will be able to compare your child's blood pressure with national norms.

In kids, high blood pressure is defined as a blood pressure greater than the 95th percentile for their age, height, and gender (in other words, 95% of kids of the same age, height, and gender will have blood pressure below this number).

It's not unusual for a first blood pressure reading to be high because a child is nervous, so the doctor will likely take three readings and use an average of the three to determine whether your child has high blood pressure or is at risk for developing it.

Some doctors use a test called ambulatory blood pressure monitoring in which a child wears a blood pressure cuff all day. Some consider it more accurate than blood pressure tests in the doctor's office because the child is less likely to be affected by any stress from the doctor visit.

Causes of high blood pressure

The causes of high blood pressure differ, depending on the age of the child. The younger the child, the more likely the high blood pressure is linked to some other illness.

High blood pressure among infants most commonly occurs in those born prematurely. Some newborns have high blood pressure because of problems with the kidneys (most commonly), lungs, heart, or vascular system. Often, these problems are due to bronchopulmonary dysplasia, an immaturity of the lungs in premature babies, or problems like coarctation of the aorta, a narrowing of part of the major blood vessel that transports blood away from the heart.

Among school-age kids and teens, hypertension is usually linked to excess weight. In some cases it's due to a problem with the kidneys, although other conditions — like abnormalities in the blood vessels and hormonal disorders — can also be responsible. Some medications (such as steroids or oral contraceptives) can lead to high blood pressure, as can overconsumption of alcohol and illegal drugs.

diagnosing high blood pressure

Because high blood pressure usually doesn't produce any symptoms, diagnosing the condition in kids can be tricky. Blood pressure varies a lot from day to day so several blood pressure checkups are often necessary to make the diagnosis.

The only way to know whether a child has high blood pressure is to get it checked regularly. Doctors usually start measuring blood pressure during routine checkups when kids are 3 years old. So it's important not to miss these appointments, particularly if your child is obese or if there's a family history of high blood pressure.

treating high blood pressure

If an underlying illness is causing hypertension, treating that illness may be enough to get the blood pressure back to normal. If there's no underlying illness, the doctor may recommend weight loss, increased intake of fruits and vegetables, decreased salt intake, increased exercise, and even relaxation techniques. Kids with hypertension should also quit or never start smoking, which can worsen the long-term associated heart problems.

Most doctors prefer not to prescribe medication for kids with mild hypertension. However, in cases in which lifestyle changes do not bring improvement, medications may be necessary.

Exercise and doing sports is encouraged for all patients whose hypertension is not severe or is well-controlled. In fact, staying fit is the key to both weight and blood pressure control.

If your child is overweight, a weight-loss program monitored by your doctor and a minimum of 30 minutes of aerobic exercise every day may be recommended. But kids with severe hypertension should not participate in weight- or power-lifting, bodybuilding, or strength training until their blood pressure is under control and a doctor OK's it.

Although rare in kids, mild to moderate hypertension over time can cause damage to the heart, kidneys, and blood vessels. Diagnosing and treating high blood pressure will help prevent this damage.

Bệnh cao huyết áp (Tăng huyết áp)

Bệnh cao huyết áp, còn gọi là tăng huyết áp, là một chứng bệnh thường thấy nhất ở người lớn tuổi. Nhưng trẻ con cũng bị cao huyết áp, thậm chí là trẻ sơ sinh cũng mắc chứng bệnh này.

chứng cao huyết áp ở trẻ nhỏ

Người ta ước tính có khoảng 3% trẻ bị cao huyết áp. Ở trẻ nhỏ, chứng bệnh này thường là do bé bị sinh non hoặc mắc các vấn đề về thận hoặc tim. Trong khi chứng tăng huyết áp rất thường thấy ở người lớn tuổi thì tỉ lệ trẻ mắc bệnh cũng tăng vọt, đây là một xu hướng mà các chuyên gia nghĩ rằng nó có liên quan đến sự tăng vọt chứng béo phì ở trẻ nhỏ.

Nhiều thanh thiếu niên và trẻ nhỏ bị cao huyết áp không mắc các vấn đề sức khỏe nào khác nhưng có tiền sử gia đình bị cao huyết áp và lối sống không khỏe mạnh – như chế độ dinh dưỡng kém, béo phì, bị stress, và không hoạt động thể thực đủ.

Nếu chứng cao huyết áp để lâu, không được chữa trị thì về sau có thể dẫn đến các tổn hại về tim mạch, não, thận và mắt. Ngược lại nếu được phát hiện và theo dõi, điều trị sớm thì trẻ bị cao huyết áp có thể sống bình thường và năng động, hoạt bát.

Tìm hiểu về huyết áp

Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch máu khi tim hoạt động bơm máu. Áp lực của máu tăng lên khi tim co thắt và đẩy máu đến các mạch máu và hạ xuống khi tim dãn ra, nhưng lúc nào cũng có một áp lực nhất định nào đó trong các động mạch.

Huyết áp thường do 2 lực gây ra – một lực do tim khi bơm, đẩy máu đến các động mạch và qua hệ tuần hoàn, một lực khác do các động mạch khi kháng lại dòng máu này.

Huyết áp thay đổi từng lúc và bị ảnh hưởng bởi chế độ hoạt động và nghỉ ngơi, thân nhiệt của cơ thể, chế độ dinh dưỡng, tâm trạng cảm xúc, và cả thuốc men.

Các hậu quả lâu dài do chứng cao huyết áp để lại

Khi bị cao huyết áp thì tim và động mạch của người bệnh phải hoạt động nhiều hơn và vất vả hơn. Tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để bơm máu vào động mạch và động mạch bị kéo căng nhiều hơn vì phải vận chuyển máu. Nếu chứng cao huyết áp tiếp tục kéo dài thì tim và động mạch có lẽ sẽ không còn làm việc được tốt như người ta mong muốn nữa. Bên cạnh đó, các cơ quan khác nhận máu, giống như thận và não cũng bị ảnh hưởng theo.

Chứng cao huyết áp làm cho người ta có nguy cơ đột quỵ cao, đau tim, suy thận, giảm thị giác và xơ vữa động mạch (xơ cứng động mạch).

Không phải lúc nào chứng cao huyết áp cũng gây ra các triệu chứng, nhưng nó cũng ảnh hưởng nhiều đến người bệnh và làm cho người ta có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe lâu dài. Hiếm khi chứng cao huyết áp nặng có thể gây ra nhức đầu, thay đổi thị giác, hoa mắt chóng mặt, chảy máu cam, tim đập nhanh, và nôn mửa.

Nếu con bạn bị chứng cao huyết áp nặng và có bất kỳ những triệu chứng này thì bạn nên cho bé đến khám bác sĩ ngay lập tức đi nhé.

Đo huyết áp

Bác sĩ đo huyết áp bằng một dụng cụ y khoa gọi là máy đo huyết áp hoặc huyết áp kế, có một cái bao quấn quanh vùng cánh tay trên và được bơm lên để tạo áp lực. Khi bao quấn bị căng đầy, nó phồng lên ép động mạch lớn ở tay, làm ngăn không cho máu chảy trong một lúc. Huyết áp được đo khi không khí từ từ được xả ra khỏi bao quấn, làm cho máu có thể lưu thông qua động mạch trở lại.

Bác sĩ hoặc y tá cũng sẽ dùng ống nghe đặt trên động mạch để nghe nhịp mạch, xung động đầu tiên khi máu chảy qua – đây là huyết áp tâm thu (hoặc huyết áp ở đỉnh của mỗi nhát bóp). Huyết áp tâm trương (huyết áp khi tim nghỉ giữa các nhát bóp) được ghi nhận khi âm thanh biến mất.

Khi đọc một trị số huyết áp, thì số lớn hơn đại diện cho huyết áp tâm thu và số nhỏ hơn đại diện cho huyết áp tâm trương. Ví dụ: 120/80 (120 trên 80) có nghĩa là huyết áp tâm thu là 120 và huyết áp tâm trương là 80.

Người ta cũng có thể dùng máy tự động để đo huyết áp, phù hợp cho việc xét nghiệm chụp hình, nhưng đo huyết áp bằng tay thì chính xác hơn nhiều.

Khi trẻ lớn lên, huyết áp của chúng cũng tiếp tục tăng từ mức huyết áp tâm thu khoảng 70-90 đối với trẻ sơ sinh đến bằng trị số của người lớn ở tuổi thanh thiếu niên. Ở trẻ em, sự dao động huyết áp “bình thường” sẽ tuỳ thuộc vào giới tính, tuổi tác, và chiều cao của trẻ; bác sĩ sẽ có thể đối chiếu huyết áp con bạn với các tiêu chuẩn quốc gia.

Ở trẻ, huyết áp cao được định nghĩa khi huyết áp cao hơn số phân vị thứ 95 (percentile thứ 95) ở độ tuổi, chiều cao, và giới tính của mình (hay nói cách khác thì 95% trẻ em ở cùng độ tuổi, cùng chiều cao, và cùng giới tính thì sẽ có huyết áp dưới trị số này).

Đôi khi chỉ số đo huyết áp lần đầu tiên của bé lại cao vì trẻ thường cảm thấy rất hồi hộp và căng thẳng, vì vậy bác sĩ có thể sẽ đo 3 lần và lấy mức trung bình của 3 lần đo ấy để xác định xem bé có bị cao huyết áp hoặc có nguy cơ bị cao huyết áp hay không.

Một vài bác sĩ cũng cho làm xét nghiệm gọi là theo dõi huyết áp lưu động – trẻ được mang một dải băng đo huyết áp suốt cả ngày. Nhiều người cho rằng việc theo dõi huyết áp lưu động này chính xác hơn nhiều so với các xét nghiệm đo huyết áp được làm trong phòng khám của bác sĩ vì trẻ ít bị ảnh hưởng bởi căng thẳng do phải đến khám bác sĩ.

Các nguyên nhân gây cao huyết áp

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chứng cao huyết áp, điều này tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ càng nhỏ thì khả năng mắc chứng cao huyết áp càng do ảnh hưởng của một số chứng bệnh khác càng nhiều.

Chứng cao huyết áp ở trẻ sơ sinh thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ sinh non. Nhiều trẻ sơ sinh bị cao huyết áp vì mắc các vấn đề về thận (thường thấy nhất), phổi, tim hoặc hệ mạch. Trong nhiều trường hợp, những vấn đề này là do chứng loạn sản liên quan đến phế quản và phổi, phổi chưa phát triển hoàn thiện ở trẻ sinh non, hoặc các vấn đề như hẹp động mạch chủ, hẹp một phần mạch máu chính có nhiệm vụ vận chuyển máu từ tim. 

Đối với trẻ ở độ tuổi đi học và thanh thiếu niên, chứng cao huyết áp thường liên quan đến tình trạng béo phì, thừa cân của trẻ. Trong một số trường hợp chính là do thận của trẻ có vấn đề, mặc dù cũng có nhiều bệnh khác – như dị dạng mạch máu và rối loạn hooc-môn – cũng có thể gây ra chứng bệnh này. Bên cạnh đó, một số thuốc (như steroids hoặc thuốc ngừa thai dạng uống) cũng có thể gây cao huyết áp, và người uống quá nhiều rượu bia và thuốc phiện cũng có thể mắc bệnh.

Chẩn đoán chứng bệnh cao huyết áp

người ta thường không tìm thấy bất cứ triệu chứng gì để nhận biết chứng cao huyết áp, nên việc chẩn đoán đối với trẻ nhỏ có thể hết sức khó khăn. Huyết áp thường thay đổi liên tục vì vậy cần làm một số xét nghiệm kiểm tra huyết áp để chẩn đoán.

Cách duy nhất giúp nhận biết trẻ có bị cao huyết áp hay không là cho trẻ kiểm tra thường xuyên. Bác sĩ thường đo huyết áp cho trẻ trong các lần kiểm tra sức khỏe định kỳ khi trẻ lên 3 tuổi. Vì vậy, điều quan trọng ở đây là bạn không nên bỏ một lần khám sức khỏe nào, nhất là khi thấy con mình béo phì hoặc nếu trong gia đình mình có tiền sử bệnh cao huyết áp.

Điều trị bệnh cao huyết áp

Nếu bệnh cao huyết áp do một chứng bệnh tiềm ẩn nào đó gây ra thì việc điều trị và chữa dứt căn bệnh đó cũng có thể làm cho huyết áp trở về bình thường được. Ngược lại, nếu cao huyết áp không phải là do một chứng bệnh tiềm ẩn nào thì bác sĩ có thể khuyến nghị cho trẻ nên giảm cân, tăng cường bổ sung rau củ và trái cây, giảm muối, tăng cường tập thể dục vận động, và thậm chí là các kỹ thuật giúp thư giãn nữa. Trẻ bị cao huyết áp nên bỏ hoặc đừng bao giờ tập hút thuốc, có thể làm cho các chứng tim mạch lâu dài do cao huyết áp gây ra trở nên trầm trọng hơn.

Đa số các bác sĩ không kê toa cho trẻ bị cao huyết áp nhẹ. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ đã thay đổi lối sống mà cũng không cải thiện được bệnh thì việc sử dụng thuốc là cần thiết.

Luyện tập thể dục và chơi thể thao cũng rất cần thiết cho tất cả các bố mẹ bị cao huyết áp nhẹ hoặc có thể điều tiết được. Thực vậy, việc giữ cho cơ thể được khỏe mạnh, cân đối là chìa khoá có thể giúp điều hoà huyết áp và trọng lượng của cơ thể. 

Nếu con bạn béo phì, bạn nên cho bé theo học chương trình giảm cân do bác sĩ giám sát và khuyến nghị nên cho trẻ tập thể dục nhịp điệu mỗi ngày ít nhất là 30 phút. Nhưng đối với trẻ bị cao huyết áp nặng thì không nên tập tạ hoặc chơi cử tạ, rèn luyện thể hình, hoặc rèn luyện sức khỏe cho đến khi huyết áp có thể kiểm soát được và được sự đồng ý của bác sĩ.

Mặc dù chứng bệnh này hiếm gặp ở trẻ, nhưng bệnh cao huyết áp nhẹ và trung bình lâu ngày cũng có thể gây tổn hại cho tim mạch, thận, và mạch máu. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh cao huyết áp sẽ giúp phòng tránh được các tổn hại này.

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.