Thị trường chứng khoán Ấn Độ đã thu hút luồng đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục trong mấy tháng gần đây. Sức hấp dẫn các nhà đầu tư là nền kinh tế đã khôi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Cách đây hai năm, chỉ số cổ phiếu chính của Ấn Độ, Sensex, giảm hơn một nửa giá trị khi thời kỳ suy thoái tài chính toàn cầu làm cho các nhà đầu tư nước ngoài rút gần năm tỷ đô la khỏi quốc gia này.
Nhưng Sensex đạt gần 20 phần trăm trong năm nay và đang giao dịch gần đến mức trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính.
Rajesh Jain, một nhà phân tích thị trường chứng khoán ở Mumbai, cho rằng chuyện này là do các nhà đầu tư nước ngoài rót tiền vào cổ phiếu của Ấn Độ một lần nữa, cũng gọi là FII.
"Thị trường đã chịu tác động của một động lực mạnh mẽ duy nhất, đó là mua FII lâu dài, và chúng ta đã chứng kiến điều đó kéo dài suốt ba tháng hoặc gần như bốn tháng. Chúng ta đã chứng kiến hoạt động đầu tư đa dạng qua FII " Jain nói.
Cho đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài có đã rót vào cổ phiếu Ấn Độ gần 25 tỷ đô la. Số tiền này gần gấp gấp đôi số tiền mà họ đầu tư vào cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà phân tích tài chính nói rằng các nhà đầu tư quốc tế đang đầu tư vào những thị trường mới nổi như Ấn Độ để khai thác mức tăng trưởng ngày càng cao và thu nhập tài chính ngày càng khả quan so với các quốc gia phát triển còn đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế.
Nền kinh tế của Ấn Độ nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nổi lên mà hầu như không bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính.
Chính phủ ước tính là nền kinh tế của Ấn Độ sẽ tăng 8,5% trong năm nay. Quỹ tiền tệ quốc tế thậm chí còn lạc quan hơn. Trong báo cáo mới đây, quỹ này nói rằng mức tăng trưởng kinh tế có thể đạt 9% vào năm 2010 do nhu cầu của người tiêu dùng không ngừng giaộcếuu Ấn làuancủa một động lực mạnh mẽ duy nhất, đó là mua tăng.
Sự hồi phục của thị trường chứng khoán không chỉ giúp cho các công ty tư nhân. Chính phủ Ấn Độ công bố hôm thứ hai rằng họ đã tăng khoảng 3.5 tỷ đô la bằng cách bán 10 phần trăm cổ phiếu của Coal India (thuộc sở hữu nhà nước), và đây cũng là công ty khai thác than lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, trong khi thị trường chứng khoán thu hút được mức đầu tư kỷ lục thì đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp và các đề án xây dựng cơ sở hạ tầng lại chậm hơn năm ngoái.