29 October 2010 Last updated at 02:12 GMT
Những hy vọng tìm thấy hơn 300 người vẫn được cho là mất tích sau đợt sóng thần vào hôm thứ Hai ở Indonesia đang tan biến dần khi số thương vong lên đến 394 người.
Viên chức phụ trách thảm họa Ade Edward cho biết đợt sóng cao 3 mét (10 feet) rất có thể đã cuốn trôi nhiều người trong số những mất tích ra biển, hoặc chôn vùi họ xuống cát.
Các tàu cứu hộ quan trọng đầu tiên đã đến nhóm đảo Mentawai bị ảnh hưởng nặng nề nhất vào thứ Năm.
Chính phủ hứa chi nhiều triệu đô-la cho công tác cứu trợ, nhưng các nhà hoạt động nhân đạo cho biết cần phải làm nhiều hơn nữa
Các tổ chức cứu trợ nói còn nhiều người dân trên các đảo hết sức cần thực phẩm và chỗ ở, ba ngày sau khi cơn chấn động 7,7 độ dưới đáy biển gây ra đợt sóng thần.
Indonesia cũng đang vất vả giải quyết hậu quả của cơn tàn phá do bùng nổ núi lửa ở ngọn núi Merapi ở miền trung Java, giết chết hơn 30 người.
Khi quy mô của thảm họa sóng thần đã rõ ràng hôm thứ Năm, ông Edward đã nhận định một tình hình u ám về cơ hội tìm thấy thêm những người sống sót.
“Trong số người mất tích chúng tôi nghĩ có hai phần ba trong số họ có lẽ đã chết, hoặc bị cuốn trôi ra biển hoặc đã chìm dưới cát,” ông phát biểu với hãng tin AFP.
“Hôm qua khi bay trên khu vực này, chúng tôi thấy có nhiều xác chết, đầu và chân lòi ra trên cát, một số thi thể vướng lại trên các thân cây.”
Ông ước tính có thêm 200 người nữa có thể đã chết.
Hãng tin Antara do nhà nước Indonesia điều hành tường thuật cơn sóng đã phá hủy hoàn toàn 468 ngôi nhà.
Trưởng làng Tasmin Saogo nói với nhóm phóng viên Indonesia của BBC rằng người dân đảo đã bắt đầu an táng người chết.
“Làng Sadegugung không có túi đựng xác nào. Sau cùng chúng tôi đã khiêng họ đi và chôn 95 người trong ngày hôm nay,” ông nói.
“Vẫn còn nhiều xác người rải rác khắp nơi, dưới những thân dừa và ở những nơi khác.”
Trong khi đó, đảng của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đang tìm cách xoa dịu cuộc cãi vã chính trị đang lớn dần về những lời bình luận do một trong những thành viên cao cấp của đảng này đưa ra.
Trong những lời bình luận được dịch ra trên website the Jakarta Globe, phát ngôn viên của Hạ nghị viện Marzuki Ali đề nghị cho những người sống sót tái định cư ở ven biển, người này nói thêm: “Ai sợ sóng biển thì không nên sống gần bờ biển.”
Các chính trị gia đối địch đã phê phán lời tuyên bố của ông ta là vô cảm, và đảng này đã xin lỗi.
Trước đó, ông Yudhoyono đã rút ngắn chuyến viếng thăm Việt Nam để giám sát công tác cứu hộ, đi trực thăng chở đầy thực phẩm và vật dụng thiết yếu khác đến các đảo xa và không thể đến được.
Các viên chức Indonesia cho biết người dân địa phương không nhận được chỉ báo về cơn sóng thần đang đến, vì hệ thống cảnh báo sóng thần kỹ thuật cao được lắp đặt sau đợt sóng thần khổng lồ ở Ấn Độ Dương vào năm 2004 đã không hoạt động.
Quần đảo Indonesia to lớn nằm trên Vành Đai Lửa Thái Bình Dương, một trong những vùng có hoạt động núi lửa và động đất mạnh nhất.
Hơn 1000 người chết do vụ động đất ngoài khơi Sumatra vào tháng 9, 2009.
Tháng 12, 2004, một cơn chấn động 9,1 độ ngoài khơi bờ biển Aceh đã gây ra sóng thần ở Ấn Độ Dương giết chết một phần tư trong số một triệu người ở 13 quốc gia gồm Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ và Thái Lan.
http://www.bbc.co.uk/news/world-asia-pacific-11649292