Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Kinh tế
Personal Assessment Checklist
Bảng danh mục đánh giá năng lực cá nhân
Willingness to learn. This is always important, but particularly so on the Internet where things change all the time. Marketing techniques that work today may not work as well - or at all! - next month. Self-education never stops. There's always an opportunity to learn from others.
Sẵn lòng học hỏi. Điều này luôn quan trọng, nhưng đặc biệt quan trọng trong môi trường Internet nơi mà mọi thứ thay đổi không ngừng. Các kỹ thuật tiếp thị hôm nay hiệu quả nhưng có thể không còn tác dụng nữa vào tháng sau. Tự học không bao giờ thôi. Lúc nào cũng có cơ hội để học từ người khác.
Personal Assessment Checklist

(before starting a new (online) business)

1. Assess your personality. Not everyone is cut out to be an entrepreneur. Entrepreneurs tend to share many of the following traits:

Desire. How much do you want an online business? You will be investing a great deal of time, effort, and money into a business. What's driving you to do so? Remember although starting a business is often very difficult, sustaining and building it is also a tremendous amount of work.

Knowledge. You must have enough knowledge to competently produce, market, and service the products you sell.

Self-motivation. Are you the type that takes the initiative to get things done? In the beginning, your adrenaline may be flowing from the excitement of getting started but can you maintain your motivation during the less-exciting periods of business?

Willingness to learn. This is always important, but particularly so on the Internet where things change all the time. Marketing techniques that work today may not work as well - or at all! - next month. Self-education never stops. There's always an opportunity to learn from others.

Willingness to sacrifice the time and effort. Are you ready to put forth the required time and effort to build a successful business? It's not going to happen overnight, and it may even take years.

Confidence. You need to feel confident that you can provide a valuable product or service to your customers - and be able to demonstrate this confidence! If you appear to be unsure of yourself, your prospective customers will also feel unsure of dealing with you.

Discipline. Will you do what needs to be done, regardless of whether or not you "feel like" doing it?

Decisiveness and focus. After researching your options, you need to be able to make good decisions without second-guessing yourself constantly or changing your mind. Many people jump from one 'latest and greatest' business opportunity or marketing fad without seeing results. It's important to be able to pick something and stick with it until you can determine its worth. It's better to have ONE profitable business, rather than a whole bunch of unsuccessful ones.

Flexibility. Business often throws the unexpected your way, and you need to be able to adapt quickly.

Organization skills. Can you effectively manage your time and resources while ensuring your products and customer service don't suffer?

Ability to work alone. Feeling "isolated" is very common when working from home.

Persistance and determination. Not every attempt will result in success. If at first you don't succeed. You need to be able to learn from your mistakes, then pick yourself up and try again.

2. Assess your willingness to accept risks. There are no guarantees in life, and that includes the success of a business. Factor in the amount of money, time, and effort you're willing to invest into a business - remember, businesses will differ in the amount required.

Financial.

Time.

Effort.

Relationships. Remember that building a business doesn't just affect you; it also affects those close to you. For example, your family will notice the time you spend away from them while trying to build a business.

3. What are your personal and business goals? Why do you want an online business?

4. Know your interests. Ultimately, you want to build a business you love.

5. Figure out what type of online business you want to run. Out of the huge number of possibilities, select one that works well with your skills and your interests.

6. Assess your strengths and weaknesses. This will help you decide what tasks you may want to (eventually) outsource. You want to focus on what you're good at.

7. Assess your skills. Knowing what they are will help you to determine the products or services that will be the basis of your business.

8. Will your family support your choice of business? There may be certain types of businesses that can cause friction within your family - and your family's support can be a real blessing when you're trying to start a business.

Bảng danh mục đánh giá năng lực cá nhân

(trước khi thành lập một doanh nghiệp (trực tuyến) mới)

1. Đánh giá phẩm chất của bạn. Không phải ai được sinh ra cũng để trở thành một chủ doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp thường có chung những đặc điểm sau:

Tham vọng. Một doanh nghiệp trực tuyến, bạn muốn kiếm được bao nhiêu? Bạn sẽ đầu tư nhiều thời gian, công sức, và tiền của vào một doanh nghiệp. Động lực nào khiến bạn hành động như vậy? Nên nhớ, mặc dù khởi đầu một doanh nghiệp thường rất khó khăn, nhưng duy trì và phát triển nó cũng là một công việc đầy cam go.

Kiến thức. Bạn phải có đủ kiến thức để sản xuất, tiếp thị và bảo dưỡng chu đáo các sản phẩm bạn bán.

Sự chủ động. Bạn thuộc típ người chủ động trong công việc? Khi bắt đầu, lượng hoóc-môn gây xúc cảm A-đrê-na-lin của bạn có thể tràn đầy từ trạng thái hưng phấn lúc ban đầu nhưng liệu bạn có thể duy trì được động lực của mình cả trong những giai đoạn kinh doanh ảm đạm?

Sẵn lòng học hỏi. Điều này luôn quan trọng, nhưng đặc biệt quan trọng trong môi trường Internet nơi mà mọi thứ thay đổi không ngừng. Các kỹ thuật tiếp thị hôm nay hiệu quả nhưng có thể không còn tác dụng nữa vào tháng sau. Tự học không bao giờ thôi. Lúc nào cũng có cơ hội để học từ người khác.

Sẵn sàng đầu tư thời gian và công sức. Bạn đã sẵn sàng bỏ thời gian và sức lực cần thiết để gây dựng một doanh nghiệp thành công? Sự thành công không đến trong một đêm và nó thậm chí có thể phải mất nhiều năm.

Sự tự tin. Bạn cần tự tin là mình có thể cung cấp sản phẩm hay dịch vụ có giá trị cho các khách hàng - và đủ năng lực để thể hiện sự tự tin này! Nếu bạn tỏ ra thiếu tự tin, các khách hàng tiềm năng của bạn cũng sẽ cảm thấy không an tâm giao dịch với bạn.

Tính kỷ luật. Bạn sẽ làm việc gì cần làm dù có "thích" hay không?

Tính kiên định và sự tập trung. Sau khi xem xét các lựa chọn của mình, bạn cần có khả năng đưa ra quyết định đúng đắn mà không phải lúc nào cũng thấp thỏm đoán mò hoặc thay đổi ý định. Nhiều người bỏ qua một cơ hội kinh doanh "mới nhất và lớn nhất" hoặc một xu hướng tiếp thị thời thượng mà không thấy hết các kết quả. Điều quan trọng là có thể lựa chọn cái gì đó và quyết giữ nó cho đến khi bạn có thể thấy rõ được giá trị thật của nó. Có MỘT vụ làm ăn mà có lời thì tốt hơn là làm một tá vụ nhưng thất bát.

Sự linh hoạt. Công việc kinh doanh thường khiến bạn rơi vào tình huống không lường trước được, và bạn cần có khả năng nhanh chóng thích nghi hoàn cảnh.

Các kỹ năng tổ chức. Bạn có thể quản lý hiệu quả các nguồn lực và thời gian của mình trong khi vẫn đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ khách hàng của bạn không bị thiệt hại.

Khả năng làm việc độc lập. Cảm giác "cô đơn" rất dễ xảy ra khi làm việc tại nhà.

Tính kiên trì và sự quyết tâm. Không phải mọi cố gắng đều đưa đến thành công. Nếu ban đầu bạn không thành công, bạn cần có khả năng rút ra bài học từ những lần vấp ngã của mình, sau đó tự đứng dậy và tiếp tục thực hiện công việc đang làm.

2. Đánh giá sự sẵn sàng chấp nhận các rủi ro của bạn. Không có những đảm bảo trong cuộc sống và sự thành công của một doanh nghiệp. Cần tính đến tổng số lượng tiền, thời gian, và công sức bạn sẵn lòng đầu tư vào một doanh nghiệp - nhớ rằng, các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu khác nhau về tổng số lượng ấy.

Tài chính

Thời gian

Công sức

Các mối quan hệ. Hãy nhớ là xây dựng một doanh nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến bạn; nó còn tác động tới cả những người thân quen với bạn nữa. Chẳng hạn, gia đình bạn sẽ thấy được thời gian bạn xa nhà để lao vào xây dựng một doanh nghiệp.

3. Những mục tiêu của doanh nghiệp và của cá nhân bạn là gì? Tại sao bạn muốn một doanh nghiệp trực tuyến?

4. Nhận biết các mối quan tâm của bạn. Rốt cuộc thì bạn muốn xây dựng một doanh nghiệp bạn yêu thích.

5. Hãy hình dung loại hình doanh nghiệp trực tuyến nào bạn muốn quản lý. Liệt kê ra thật nhiều các khả năng chọn lựa, chọn lấy khả năng mà phù hợp với các kỹ năng và những sở thích của bạn.

6. Đánh giá các điểm mạnh yếu của bạn. Điều này giúp bạn quyết định những công việc nào mình thể (sẽ) cần phải thuê bên ngoài làm cho. Bạn muốn tập trung vào lĩnh vực bạn thông thạo nhất.

7. Đánh giá các kỹ năng của bạn. Việc nhận biết các kỹ năng ấy là gì sẽ giúp bạn xác định các sản phẩm hay dịch vụ sẽ là nền tảng của doanh nghiệp mình.

8. Gia đình bạn sẽ ủng hộ sự lựa chọn kinh doanh của bạn? Có thể có một vài loại hình doanh nghiệp có thể gây mâu thuẫn trong gia đình bạn - và sự ủng hộ của gia đình có thể là một điều may mắn thực sự khi bạn đang nỗ lực khởi nghiệp.

 
Đăng bởi: alex
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.