Một bé gái sinh thiếu tháng rất nhiều đã sống sót một cách đáng ngạc nhiên sau khi được giữ ấm trong túi xốp hơi.
Sau khi cắt dây rốn, nhân viên tại Bệnh viện Hoàng gia Anh Quốc Worcestershire đặt bé gái này trong một túi nhựa nhỏ được quấn trong một túi bong bóng và cảnh báo cha mẹ bé là cơ hội sống sót của em rất ít.
Nhưng Lexi Lacey, cân nặng chỉ có 14oz (397 gram) khi được sinh ra chỉ sau 26 tuần tuổi, bất chấp có rất ít cơ hội sống sót, hiện là một em bé 11 tuần tuổi khỏe mạnh, mặc dù trọng lượng chỉ £5 6oz, nhẹ hơn £2 so với trung bình của một em bé sinh đủ tháng.
Tiến sĩ Andrew Gallagher, bác sĩ tư vấn nhi khoa tại bệnh viện nói với tờ Daily Mail rằng rất bình thường khi bọc trẻ sơ sinh thiếu tháng trong nhựa "để giữ ấm, chúng được đặt trong một túi nhựa trong khoảng 30 phút".
Cha mẹ của Chelsea Rowberry, 17 tuổi, và Lee Lacey, 24 tuổi, nói rằng khi mọi người nhìn thấy Lexi họ không thể tin rằng cô bé đã bị sinh thiếu tháng nhiều đến thế.
Rowberry cho biết cô đang ở nhà của anh trai khi cô bắt đầu cảm thấy các cơn co thắt, vào một đêm ngày Chúa Nhật trong tháng Sáu. Cô cho biết đã điện thoại cho khoa sản nhưng họ chỉ bảo cô hãy đi ngủ.
Vì vậy, cô điện thoại cho mẹ, và bà đã ngay lập tức gọi xe cứu thương. Cô cho biết cô đã rất sợ hãi bởi vì cô nghĩ rằng mình đang bị sẩy thai.
Khi cô ấy đến bệnh viện, các bác sĩ cho biết tử cung của cô đã giãn ra 3cm và cô đã sinh ra Lexi.
Chẳng bao lâu sau đó, nhân viên bệnh viện đặt Lexi vào trong túi xốp bong bóng.
Gallagher cho biết họ đưa các em bé sinh non vào túi, chỉ để hở đầu. Điều này giúp ngăn ngừa nước bay hơi dễ dàng ra khỏi cơ thể các bé, làm cho bé bị mất nhiệt nhanh chóng trong những phút đầu tiên quan trọng của cuộc sống trước khi được đưa vào lồng ấp.
Các em bé này sau đó được chuyển giao cho khoa sơ sinh, nơi các em được đặt trong lồng ấp và đưa ra khỏi túi.
Ông cho biết túi có kích thước giống như một túi đựng bánh mì, và chúng "có dạng cuộn, được cung cấp bởi NHS".
Mặc dù người mẹ đã có thể về nhà trong cùng ngày sau khi sinh, nhưng Lexi bé bỏng được chuyển đến Bệnh viện trung tâm Birmingham và sau đó là Bệnh viện Royal Shrewsbury để được chăm sóc chuyên khoa. Và cuối cùng trở về lại Worcestershire Hoàng gia.
Cha mẹ của Lexi đã rất sợ cô bé sẽ không sống nổi. Rowberry cho biết họ đã rất sợ sẽ phải nhận được cuộc gọi từ bệnh viện đại loại như Lexi "cần được truyền máu và có thể bé sẽ không qua nổi đêm nay".
Mặc dù đã mẹ tròn con vuông, Rowberry cho biết cô vẫn còn sợ hãi bởi vì Lexi quá nhỏ bé. Bé là em bé sinh non nhất có thể sống tại bệnh viện.
Một em bé sinh non là được sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Một em bé sinh ra trong khoảng từ 35 đến 37 tuần được xem là sinh non vừa phải, giữa tuần 29 và 34 là sinh non rất nhiều, và từ 24 đến 28 tuần, là vô cùng non.
Bé thiếu ký khi mới sinh ra cân nặng ít hơn 1.5 kg (5.5 cân), trong khi một bé cực kỳ thiếu ký khi mới sinh ra cân nặng ít hơn 1.0 kg (2.2 cân). Lexi cân nặng ít hơn một nửa số cân này khi bé được sinh ra.
Do được sinh ra quá sớm, trẻ sinh non thường mắc các vấn đề sức khỏe bởi vì các cơ quan của bé vẫn chưa phát triển hoàn toàn. Kết quả là trẻ có thể có nguy cơ cao hơn với một loạt các vấn đề như thở khó khăn và các bệnh phổi nghiêm trọng như hội chứng suy hô hấp, bại não, các nhiễm trùng đe dọa tính mạng, và mất khả năng học tập và phát triển.
Tại Anh và xứ Wales có gần 8%, tức là cứ 1 trong 13 trẻ sơ sinh sống sót là trẻ sinh thiếu tháng, với 93% trong số đó xảy ra sau 28 tuần của thai kỳ, 6% ở giữa 22 và 27 tuần và chỉ dưới 1% trước 22 tuần.
Một nghiên cứu về trẻ sinh trước 26 tuần ở Anh và Ireland vào những năm 1990 (nghiên cứu EPICure) cho thấy 81% những bé sinh ra ở 24 tuần sống sót, trong khi chỉ một nửa số trẻ sinh ra ở 22 tuần sống sót.
Nghiên cứu cũng tìm thấy, khi kiểm tra lại các em ở tuổi 11, là những trẻ sinh ra sớm hơn so với 26 tuần của thai kỳ có điểm số thấp hơn trong khả năng nhận thức,đọc và làm toán.
Tại Mỹ, tỷ lệ trẻ sinh non sống được dường như đã tăng lên: gần 13% trong năm 2005, cao hơn đáng kể so với 5 – 10% của các nước giàu tài nguyên.
Nguồn: Daily Mail, Tommy, Medline Plus.
Tác giả: Catharine Paddock, Tiến sĩ
Bản quyền: Medical News Today