Kẻ chống đối người Trung Quốc tên là Lưu Hiểu Ba bị bỏ tù đã được đề cử là người đoạt Giải Nô-ben Hoà bình năm 2010.
Khi đưa ra thông báo ở Oslo, người đứng đầu Uỷ ban trao giải Nô-ben của Na Uy nói rằng Ông Lưu là "biểu tượng hàng đầu" của cuộc đấu tranh nhân quyền ở Trung Quốc.
Vài quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Pháp và Đức, yêu cầu phóng thích ông ta ngay lập tức.
Trung Quốc nói rằng giải thưởng này có thể làm tổn hại mối quan hệ với Na Uy, và đã cho mời đại sứ của nước này ở Bắc Kinh đến để phản kháng.
Thorbjoern Jagland chủ tịch ủy ban trao giải Nô-ben của Na Uy thừa nhận rằng ông ấy biết lựa chọn này sẽ có thể gây ra tranh luận.
Ông ấy nói với truyền hình địa phương trước khi có thông báo rằng: "Các bạn sẽ hiểu khi bạn nghe tên.”
'Tự do bị tước đoạt'
Khi đọc lời trích dẫn này, Ông Jagland đã nói rằng địa vị mới của Trung Quốc trên thế giới "đòi hỏi phải tăng cường trách nhiệm nhiều hơn nữa".
"Trung Quốc vi phạm vài thoả thuận quốc tế mà nó đã ký kết, cũng như những quy định riêng của nó về quyền chính trị."
10 Người đoạt Giải Hòa bình qua các năm
2010 : Lưu Hiểu Ba
2009 : Barack Obama
2008 : Martti Ahtisaari
2007 : Al Gore và Uỷ ban liên chính phủ của Liên Hiệp Quốc về thay đổi khí hậu
2006 : Muhammad Yunus và Grameen Bank
2005 : IAEA và Mohamed ElBaradei
2004 : Wangari Maathai
2003 : Shirin Ebadi
2002 : Jimmy Carter
2001 : Kofi Annan và Liên Hiệp Quốc
Jens Stoltenberg - thủ tướng Na Uy nói sẽ "không tốt cho danh tiếng của Trung Quốc trên thế giới" nếu họ quyết định trừng phạt đất nước họ vì giải thưởng này.
Vợ của Ông Lưu, Liu Xia, nói rằng bà ấy "rất phấn khích" về giải thưởng này.
Bà ấy nói với hãng thông tấn AFP rằng: "Tôi muốn cảm ơn tất cả mọi người vì đã ủng hộ cho Lưu Hiểu Ba. Tôi kịch liệt yêu cầu chính quyền Trung Quốc phóng thích anh Lưu."
Bà Lưu nói rằng cảnh sát đã thông báo cho bà ấy rằng họ sẽ đưa bà ấy đến nhà tù của ông Lưu ở phía bắc miền đông tỉnh Liêu Ninh vào thứ bảy, vì vậy bà ấy có thể báo cho ông ấy biết tin này.
Giải thưởng trị giá 10 triệu cua-ron Thụy Điển (1,5 triệu đô la Mỹ ; 944.000 bảng Anh) và sẽ được trao ở Oslo vào ngày 10 tháng 12.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã nói Ông Lưu "đã hy sinh tự do của ông ấy cho niềm tin" và yêu cầu nhanh chóng phóng thích ông ấy.
Người phát ngôn của chính phủ Đức Steffen Seibert nói rằng Trung Quốc nên trả tự do cho ông ấy để ông ấy có thể tham dự buổi lễ.
Bộ trưởng ngoại giao của Pháp Bernard Kouchner cũng cảm thấy vui mừng vì giải thưởng này và cũng đã kêu gọi Trung Quốc phóng thích Ông Lưu.
Uỷ viên hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc Navi Pillay nói rằng giải thưởng này công nhận một "người bảo vệ nhân quyền rất lỗi lạc".
Tổ chức ân xá quốc tế về nhân quyền ở Luân Đôn nói rằng Ông Lưu là "người xứng đáng đoạt giải".
Nhưng Catherine Baber, phó giám đốc Tổ chức ân xá quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói thêm rằng: "Giải thưởng này chỉ có thể gây ra sự bất đồng thực sự nếu nó gây áp lực quốc tế lên Trung Quốc về việc phóng thích Ông Lưu, cùng với rất nhiều tù nhân lương tâm khác đang mòn mỏi trong các nhà tù của Trung Quốc."
Không có ứng cử viên nào được công bố trước giải Hòa bình nhưng những người khác đã được đề cập trên phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm Sima Samar - nhà hoạt động vì nữ quyền của Áp-ga-ni-xtan, Svetlana Gannushkina - nhà hoạt động nhân quyền của Nga, Helmut Kohl - cựu thủ tướng Đức và Morgan Tsvangirai - thủ tướng Dim-ba-bu-ê.
Ủy ban trao giải Nô-ben phải bảo vệ người được chọn trao giải Hòa bình đã gây tranh cãi vào năm ngoái là tổng thống Barack Obama của Hoa Kỳ.