Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Kinh tế
Vietnam's Economy a Rising Star After Global Slump
Nền kinh tế Việt Nam – một ngôi sao đang lên sau cuộc suy thoái toàn cầu
Vietnam's economy is bustling, having bounced back from the global downturn due in large part to the government's stimulus package.
Nền kinh tế của Việt Nam đang hối hả phục hồi nhanh chóng sau thời kỳ suy thoái toàn cầu phần lớn nhờ vào gói kích cầu của chính phủ.
Vietnam's Economy a Rising Star After Global Slump

Vietnam's economy is bustling, having bounced back from the global downturn due in large part to the government's stimulus package.

The Communist Party has set a target of 8 percent average growth a year over the next five years. The Ministry of Planning and Investment expects growth of 7.5 percent in 2011, up from 6.5 percent this year.

Vietnam's economy has weathered the worst of the global downturn, according to Danny Armstrong, Vietnam director for Australia's Commonwealth Bank.

"If you consider what we've just come through - the worst global financial circumstances in 80 years - the Vietnamese economy last year grew at 5.3 percent when most economies - most developed economies were in reverse - I would suggest the outlook for growth is pretty bright," said Armstrong.

Economic stimulus plan

The government introduced an $8.5 billion stimulus package to reduce the damage from the global financial crisis in 2008. And monetary authorities have depreciated the currency, the dong, which makes exports more competitive overseas.

The stimulus package played a key role in preventing a recession, said Ayumi Konishi, country director for the Asian Development Bank. But Konishi believes it is time to begin reducing the support.

"The government should be able to phase out the first round of this stimulus package," said Konishi. "That should really do what was intended to do. The important thing is the stimulus package also increasingly includes large portion of the infrastructure support or the infrastructure investment."

Weak infrastructure

Many in business say the government needs to focus on improving its infrastructure. Roads, ports and power plants can not keep up with rising demand.

And that problem is a big one for business, said the Commonwealth Bank's Danny Armstrong.

"I guess the key complaint has been a lack of reliability of electricity over the last year or two. There's been a lot of comment about that in the media; still requirements there to improve port facilities. Roads … certainly in Ho Chi Minh City, if you have a look at traffic on the roads, the road infrastructure is growing a bit so, [but] infrastructure still has some way to go," he said.

Vietnam is working on the problems. Thirty new coal-fired power plants are expected to start operating soon, and there are plans to build more.

Currency devaluation poses risks

But some of the government's actions lead to other worries, and economists say the country still faces economic challenges, including inflation and concerns over corruption and government controls.  The decision to depreciate the dong has prompted worries about inflation. And while it was intended to boost exports, a weaker currency raises prices for imports.

And like other emerging economies, Vietnam has seen capital rapidly flowing into its markets from slower-growing countries.

Real estate prices, for instance, have risen rapidly in the past year, adding to concerns of bubble.

Nagesh Kumar, the chief economist at the United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific, says the inflows reflect rising real estate prices elsewhere in Asia including China, India and Indonesia.

"This is an issue which is affecting most of the Asian emerging economies. This is because of the crisis there were injections of liquidity all across the world and that is now finding its way to Asian economies because they are doing so well. Because of these capital flows the property prices and stock prices are going up," said Kumar.

Vietnam's Ministry of Construction says this year real estate accounted for almost 22 percent of all foreign direct investment in the country.

Foreign investment

Vietnam benefits from rising costs in China, a dynamic which forces some companies to shift their operations, analyst Armstrong points out.

"If you don't want to have all your eggs in the China basket, then think about Vietnam as an alternative, that has a cheap but young and trainable workforce in a relative sense, has political stability, has relatively favorable investment conditions and a welcome mat out for foreign investment," he said.  

Overall foreign investment is recovering slowly after dropping during the global slowdown. For the first nine months of the year, foreign direct investment was 12 percent lower than it was a year ago, at $11 billion, well under the government's target for 2010 of $22 billion. Vietnam's main investors are from Taiwan, South Korea, Japan, Malaysia and Singapore, as well as the United States and Europe.

Some foreign investors are worried because the international credit ratings agency Fitch downgraded Vietnam's rating. Fitch blamed inconsistent state policies, external finances, and weak domestic banks for the downgrade.

Also foreign investors, in regional surveys, have expressed concern over corruption and intellectual property rights in Vietnam. In addition, they say that Vietnam's complex business laws undermine its attraction to investors.

Nền kinh tế Việt Nam – một ngôi sao đang lên sau cuộc suy thoái toàn cầu

Nền kinh tế của Việt Nam đang hối hả phục hồi nhanh chóng sau thời kỳ suy thoái toàn cầu phần lớn nhờ vào gói kích cầu của chính phủ.

Đảng Cộng sản đã đặt mục tiêu tăng trưởng trung bình 8% một năm trong vòng năm năm tới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo mức tăng trưởng trong năm 2011 là 7,5%, cao hơn mức 6,5% của năm nay.

Danny Armstrong, giám đốc Ngân hàng Commonwealth của Úc tại VN, cho biết nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua được cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu tồi tệ nhất.

Ông Amstrong còn cho biết "Nếu bạn xem xét những gì mà chúng tôi vừa trải qua – trong bối cảnh suy thoái tài chính toàn cầu tệ hại nhất trong 80 năm – nền kinh tế Việt Nam vào năm ngoái đã tăng 5,3% trong khi hầu hết các nền kinh tế - hầu hết các nền kinh tế phát triển lại thụt lùi - tôi cho rằng triển vọng tăng trưởng khá sáng sủa."

Kế hoạch kích thích kinh tế

Chính phủ đã áp dụng gói kích cầu trị giá 8,5 tỷ đô-la Mỹ nhằm hạn chế thiệt hại từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra vào năm 2008. Và các cơ quan kiểm soát tiền tệ đã giảm giá trị tiền đồng để tăng sức cạnh tranh cho xuất khẩu nước ngoài.

Ayumi Konishi, giám đốc quốc gia của ngân hàng phát triển Á châu, cho hay gói kích cầu đóng một vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa cuộc suy thoái. Nhưng ông Konishi tin rằng đã đến lúc phải bắt đầu hạn chế sự hỗ trợ.

"Chính phủ nên rút dần gói kích cầu này," ông Konishi cho biết. "Điều đó thật sự giúp đạt được những mục tiêu đã dự tính. Điều quan trọng là gói kích cầu cũng ngày càng bao gồm nhiều dự án hỗ trợ cơ sở hạ tầng hoặc đầu tư hạ tầng kỹ thuật."

Cơ sở hạ tầng yếu kém

Nhiều doanh nghiệp cho rằng chính phủ cần chú trọng vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng. Đường sá, bến cảng và nhà máy điện không thể đáp ứng kịp nhu cầu ngày một tăng.

Danny Armstrong thuộc Ngân hàng Commonwealth cho rằng đó là một vấn đề lớn đối với một doanh nghiệp.

"Tôi nghĩ rằng lời than phiền chủ yếu là sự bất ổn về nguồn điện trong hai năm qua. Đã có khá nhiều lời bình luận về việc này trên các phương tiện truyền thông đại chúng; ngoài ra còn kể đến những yêu cầu nâng cấp cơ sở cầu cảng. Đường sá… nói riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, nếu bạn có dịp quan sát giao thông trên đường, thì bạn có thể thấy cơ sở hạ tầng có phát triển đôi chút, [nhưng] vẫn cần phải khắc phục nhiều hơn nữa."

Việt Nam vẫn đang gặp phải nhiều vấn đề. Ba mươi nhà máy điện đốt than mới sẽ bắt đầu đưa vào hoạt động sớm, và VN cũng có kế hoạch xây dựng thêm nhiều nhà máy điện khác.

Rủi ro từ sự mất giá tiền tệ

Tuy nhiên vài chính sách của chính phủ cũng gây ra một số lo ngại và các nhà kinh tế cho rằng VN vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức kinh tế như lạm phát, những lo ngại về vấn nạn tham nhũng và sự kiểm soát của chính phủ. Quyết định giảm giá tiền đồng dấy lên những lo lắng về nạn lạm phát. Và trong khi mục tiêu của nó là nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, thì đồng tiền yếu lại khiến hàng nhập khẩu tăng giá.

Và cũng như những nền kinh tế mới nổi khác, Việt Nam đã chứng kiến tình trạng nguồn vốn từ những quốc gia tăng trưởng chậm hơn chảy ồ ạt vào thị trường trong nước.

Chẳng hạn như giá bất động sản đã tăng lên nhanh chóng trong năm vừa qua, làm tăng thêm mối lo ngại xảy ra tình trạng bong bóng.

Nagesh Kumar, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ủy ban Kinh tế Xã Hội Liên Hiệp Quốc tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, cho biết nguồn vốn đổ vào VN phản ánh tình trạng giá bất động sản đang ngày một tăng ở các nơi khác của châu Á trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.

"Đây là vấn đề đang ảnh hưởng tới hầu hết các nền kinh tế mới nổi lên của châu Á. Chính vì cuộc khủng hoảng nên mới dẫn đến hiện tượng rót vốn diễn ra trên toàn thế giới và bây giờ là tìm đường đến với các nền kinh tế Châu Á vì họ đang hoạt động khá tốt. Vì những luồng vốn tăng nên kéo giá bất động sản và giá cổ phiếu cũng tăng theo," ông Kumar nói.

Bộ trưởng Bộ xây dựng Việt Nam cho biết trong năm nay bất động sản sẽ chiếm gần 22% trên tổng nguồn vố đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước này.

Đầu tư nước ngoài

Amstrong phân tích Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc Trung Quốc nâng giá chi phí, chính động cơ này khiến vài công ty phải chuyển hướng hoạt động của họ đi nơi khác.

"Nếu bạn không muốn tất cả số trứng gà của mình nằm trong một cái giỏ Tàu, thì hãy đến Việt Nam như là một giải pháp thay thế, nơi đây có lực lượng lao động tuy rẻ nhưng trẻ khoẻ và xét về một ý nghĩa nào đó có thể đào tạo được, có chế độ chính trị ổn định, có điều kiện đầu tư tương đối thuận lợi và luôn trải thảm đỏ chào đón đầu tư nước ngoài."

Tổng đầu tư nước ngoài đang khôi phục từ từ sau sụt giảm trong thời kỳ suy thoái toàn cầu. Trong 9 tháng đầu năm nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt được 11 tỷ đô la, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái, và thấp hơn nhiều so với mục tiêu 22 tỷ đô la mà chính phủ đã đặt ra cho năm 2010. Các nhà đầu tư chính vào Việt Nam đến từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia và Singapore, cũng như Hoa Kỳ và châu Âu.

Một số nhà đầu tư nước ngoài tỏ ra lo ngại vì cơ quan đánh giá mức độ khả tín quốc tế Fitch đã hạ bậc xếp hạng Việt Nam. Fitch đã chỉ trích những chính sách của nhà nước không nhất quán, nhu cầu tài chính bên ngoài, và sự yếu kém cùa các ngân hàng trong nước đã khiến VN bị tuột hạng.

Trong các cuộc khảo sát trong khu vực, các nhà đầu tư nước ngoài cũng bày tỏ nỗi lo lắng về tình tham nhũng và vấn đề quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Ngoài ra, họ nói rằng luật thương mại phức tạp của Việt Nam làm giảm sức thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

 
Đăng bởi: tvmthu
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.