Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Kinh tế
Why Do Many Small Businesses Fail?
Vì sao nhiều doanh nghiệp nhỏ phá sản?
Failing to prepare for volatile markets and uncontrollable costs like energy-rate increases, materials, labor, natural disasters, and the like is the top reason many businesses fail.
Việc không chuẩn bị đối phó với những thị trường bất ổn và các phí tổn không thể kiểm soát được như tăng mức sử dụng năng lượng, nguyên liệu, nhân công, thiên tai, và nhân tố tương tự là nguyên do hàng đầu khiến nhiều doanh nghiệp phá sản.
Why Do Many Small Businesses Fail
According to the Small Business Administration, two-thirds of new businesses survive for at least two years, and only 44 percent survive at least four years. Why some businesses fail and why some succeed is a matter of debate, although there are some common mistakes that can sink a business in no time.
Give your new business venture a fighting chance by taking care to avoid these fatal errors:

Overexpansion.
Wanting to be the first to market with a new product, taking on added overhead, and the need to demonstrate revenue growth to anxious investors can all induce businesses to overextend themselves financially. Rather than head down this path, start with realistic goals and allow yourself to grow as needs dictate. Let your revenue, not pie-in-the-sky projections, dictate your hiring practices.
Poor capital structure. Look at the businesses that fail and you'll find that many of them took on too much debt. Learn to pay strict attention to your finances and keep careful records of all money coming in and going out. Even if everything's coming up roses today, trouble can still be right around the corner.
Overspending.
Many startups spend their seed money before cash has begun to flow in at a positive rate. This often happens because of misconception about how business operates. If you're just starting out in business, seek out seasoned veterans you can bounce your ideas off of prior to making big financial commitments.
Lack of reserve funds.
Failing to prepare for volatile markets and uncontrollable costs like energy-rate increases, materials, labor, natural disasters, and the like is another top reason many businesses fail. Make sure you protect your investment and keep enough reserve cash to carry you through market downtrends and seasonal slowness.
Bad business location.
Don't let a cheap lease tempt you into opening your doors in the wrong neighborhood if your gut is telling you it's not right. Key factors to consider include competition (how many other similar businesses are located nearby?) and accessibility (is the area well served by freeways, public transportation, and foot traffic?).
Poor execution and internal controls. Poor customer service, accounting controls, and overall employee incompetence can all combine to bring down the ship. Make sure you and your employees place a premium on customer service to generate repeat business, establish protocols for how tasks should be accomplished, and remain continually in the know on all things accounting.
An inadequate business plan.
Your business plan is your blueprint for success. A well-thought-out business plan forces you to think about the future and the challenges you'll face. It also forces you to consider your financial needs, your marketing and management plans, your competition, and your overall strategy for coming out on top.
Failure to change with the times.
The only constant in business is change. Once mighty behemoths fall to earth while unknown upstarts rise to prominence. The ability to recognize opportunities and be flexible enough to adapt to changing times is a key ingredient to surviving and even prospering in the toughest business climate. Therefore, learn how to wear multiple hats and to generate new interests and areas of expertise.
Ineffective marketing and self-promotion.
Customers can't walk through your front door if they don't know you're there. Learn how to cost-effectively advertise and promote your business through such tried-and-true methods as direct mail, ads in local newspapers, Web sites, blogs, even by sponsoring a local little league team. The number of advertising and promotional ideas that exist is only limited by your own creativity.
Underestimating the competition.
Consumer loyalty doesn't just happen; you have to earn it. If you don't take care of your customers, your competition will. Watch your competition as closely as you do your own employees.
Vì sao nhiều doanh nghiệp nhỏ phá sản
Theo Small Business Administration (cơ quan quản lý các doanh nghiệp nhỏ), hai phần ba doanh nghiệp mới thành lập tồn tại trong vòng ít nhất là 2 năm, và chỉ 44 phần trăm tồn tại ít nhất là 4 năm. Vì sao một số doanh nghiệp phá sản và số khác lại thành công là một vấn đề gây tranh cãi, mặc dù ai cũng rõ một vài sai lầm phổ biến có thể đánh chìm doanh nghiệp trong chớp mắt.
Hãy cho kế hoạch kinh doanh mới của bạn cơ hội sống sót đáng kể bằng cách chú ý tránh những sai lầm tai hại này:

Gồng mình lên quá sức
. Mong muốn trở thành người đầu tiên mang đến thị trường một sản phẩm mới, gánh chịu chi phí hoạt động bổ sung, và bắt buộc phải chứng minh tăng trưởng doanh thu hấp dẫn cho những nhà đầu tư còn đang băn khoăn, tất cả có thể khiến các doanh nghiệp phải vay mượn nhiều. Thay vì nhắm mắt đi theo hướng này, hãy khởi đầu bằng những mục tiêu thực tế và cho phép mình lớn mạnh khi những nhu cầu cấp thiết đòi hỏi. Để doanh thu của bạn sai khiến các hoạt động vay mượn, chứ không phải là những dự án viển vông trên trời.

Cơ cấu vốn mỏng. Hãy nhìn vào những doanh nghiệp phá sản và bạn sẽ thấy rằng đa số họ nợ rất nhiều. Phải tìm hiểu cặn kẽ, giám sát chặt chẽ các nguồn tài chính của mình và luôn ghi chép cẩn thận các khoản tiền thu chi. Mặc dù hiện tại mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp, nhưng rắc rối vẫn có thể sẽ xảy đến tức thì.

Chi tiêu quá lố
. Nhiều doanh nghiệp mới hoạt động chi tiêu tiền vốn gốc của mình trước khi tiền mặt bắt đầu chảy về với tỷ lệ dương. Điều này thường xảy ra vì quan niệm sai lầm về cách thức doanh nghiệp hoạt động. Nếu chỉ mới khởi nghiệp, hãy tìm những người nhiều kinh nghiệm mà bạn có thể nêu những ý tưởng của mình ra trước khi thực hiện những cam kết tài chính lớn.

Thiếu vốn dự phòng.
Việc không chuẩn bị đối phó với những thị trường bất ổn và các phí tổn không thể kiểm soát được như tăng mức sử dụng năng lượng, nguyên liệu, nhân công, thiên tai, và nhân tố tương tự là một lý do hàng đầu nữa khiến nhiều doanh nghiệp phá sản. Hãy chắc chắn rằng bạn bảo vệ tiền đầu tư của mình và nắm giữ tiền mặt dự trữ đủ để giúp bạn vượt qua hết những xu hướng đi xuống của thị trường và sự ế ẩm theo mùa.

Địa điểm kinh doanh xấu.
Đừng để một hợp đồng cho thuê giá rẻ cám dỗ bạn đi mở tiệm ở nơi chẳng ra sao cả nếu như trực giác bạn nó mách bảo mình việc thuê mặt bằng ấy là không đúng. Những yếu tố then chốt để suy tính gồm cạnh tranh (có bao nhiêu doanh nghiệp tương tự khác nằm gần đó?) và khả năng tiếp cận (khu vực này có thuận lợi trong việc đi lại bằng đường cao tốc, giao thông công cộng, và đi bộ không?)

Quản lý nội bộ và thi hành kém.
Tất cả việc kiểm soát sổ sách kế toán, dịch vụ khách hàng nghèo nàn, và năng lực yếu kém của nhân viên nói chung có thể kết hợp lại đánh đắm con tàu doanh nghiệp. Hãy chắc chắn rằng bạn và đội ngũ nhân viên của mình cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất để làm hài lòng khách hàng và họ sẽ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp bạn lần nữa khi có nhu cầu, thiết lập các phương thức hoạt động để làm sao hoàn thành được các nhiệm vụ đề ra, và vẫn luôn nắm vững mọi vấn đề thuộc sổ sách kế toán.

Một kế hoạch kinh doanh không đầy đủ.
Kế hoạch kinh doanh của bạn là bản kế hoạch chi tiết để thành công. Một kế hoạch kinh doanh chu đáo buộc bạn phải suy nghĩ về tương lai và những thử thách mình sẽ đối mặt. Nó còn bắt bạn phải tính toán đến những nhu cầu tài chính, các kế hoạch quản lý và tiếp thị, cạnh tranh, và chiến lược tổng thể để gặt hái thành công.

Không thể thay đổi cho hợp thời.
Hằng số duy nhất trong kinh doanh là sự thay đổi. Những gã khổng lồ một thời gục ngã trong khi những kẻ vô danh mới nổi lại lên đến đỉnh cao tột cùng. Khả năng nhận biết cơ hội và đủ linh hoạt để thích ứng với thời thế đang thay đổi là yếu tố then chốt để tồn tại và thậm chí phát triển ngay trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt nhất. Vì vậy, hãy học cách đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, tạo ra những khoản lợi nhuận và những lĩnh vực chuyên môn mới.

Tự quảng cáo và tiếp thị không hiệu quả.
Khách hàng không thể ghé qua cửa tiệm của bạn nếu họ không biết bạn bán hàng ở đó. Hãy học cách quảng cáo và giới thiệu doanh nghiệp của mình hiệu quả mà ít tốn kém qua những phương pháp kiểm chứng và xác thực ngay như gửi mail trực tiếp, quảng cáo trên báo địa phương, web-site, blog, thậm chí bằng việc tài trợ cho một đội tuyển nào đó trên địa bàn. Số ý tưởng quảng cáo và tiếp thị có được nhiều hay ít chỉ phụ thuộc vào khả năng sáng tạo của riêng bạn mà thôi.

Đánh giá không chính xác đối thủ cạnh tranh.
Sự trung thành của người tiêu dùng không bỗng nhiên mà có; bạn phải tìm kiếm lấy. Nếu bạn không chăm sóc các khách hàng của mình thì đối thủ cạnh tranh với bạn sẽ làm việc đó. Hãy giám sát chặt chẽ đối thủ như với chính những nhân viên của mình vậy.
 
Đăng bởi: alex
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.