Khi chúng ta tức giận, nhịp tim, huyết áp động mạch và sự sản xuất hoóc-môn sinh dục nam tăng, cortisol (hoóc-môn căng thẳng) giảm, và bán cầu não trái bị kích thích nhiều. Điều này được trình bày trong một phát hiện mới của các nhà khoa học từ đại học Valencia (UV) phân tích những thay đổi trong các phản ứng hoạt hoá không đối xứng, tim mạch, và hoóc-môn của não khi chúng ta nổi giận.
“Cảm xúc tạo ra những thay đổi sâu sắc trong hệ thần kinh tự chủ, kiểm soát phản ứng tim mạch, cũng như trong hệ nội tiết. Ngoài ra, các thay đổi trong hoạt động não cũng xảy ra, nhất là trong thuỳ trán và thuỳ thái dương ", Neus Herrero, tác giả chính của nghiên cứu và là nhà nghiên cứu tại UV, giải thích cho SINC.
Các nhà nghiên cứu làm cho 30 người đàn ông giận dữ bằng cách thức phù hợp với người Tây Ban Nha "Gây tức giận " (AI), bao gồm 50 cụm từ trong người đầu tiên phản ánh các tình huống hàng ngày gây tức giận. Trước và ngay lập tức sau khi gây nên cơn giận, các nhà khoa học đo nhịp tim và huyết áp động mạch, mức hoóc-môn sinh dục nam và cortisol, sự hoạt hoá không đối xứng của não (sử dụng kỹ thuật nghe kích thích hai tai cùng một lúc với những âm thanh khác nhau), tâm trạng chung và kinh nghiệm chủ quan của cảm giác tức giận.
Các kết quả, được công bố trong Tạp chí Hoóc-môn và Thói quen, cho thấy sự tức giận gây ra những thay đổi sâu sắc trong tâm trạng của người ta ("họ cảm thấy tức giận và có tâm trạng xấu hơn") cũng như trong các thông số tâm lý sinh học khác. Có sự gia tăng trong nhịp tim, huyết áp động mạch và hoóc-môn sinh dục nam, nhưng mức cortisol giảm.
Tính bất đối xứng của hoạt động não
Mặc dù vậy, "bằng cách tập trung vào hoạt động não không đối xứng của thuỳ trước xảy ra khi chúng ta trải nghiệm các cảm xúc, có hai mô hình đối lập trong trường hợp tức giận", các nhà nghiên cứu nhấn mạnh.
Mô hình đầu tiên, 'của sự cân bằng cảm xúc', cho rằng vùng trán trái của não có liên quan đến trải nghiệm những cảm xúc tích cực, trong khi vùng trán phải liên quan nhiều hơn với những cảm xúc tiêu cực.
Mô hình thứ nhì, 'theo hướng động cơ', cho thấy rằng vùng trán trái có liên quan đến trải nghiệm cảm xúc có quan hệ với sự gần gũi, trong khi vùng trán phải gắn liền với những cảm xúc gây nên sự xa cách.
Những cảm xúc tích cực, như hạnh phúc, thường liên quan đến sự gần gũi, và những cảm xúc tiêu cực, như sự sợ hãi và nỗi buồn, đặc trưng bởi thôi thúc muốn tránh xa.
Tuy nhiên, không phải mọi cảm xúc đều phù hợp với sự liên hệ này. "Trường hợp của sự tức giận là duy nhất bởi vì nó như là một trải nghiệm tiêu cực, nhưng trong nhiều trường hợp, nó gợi lên động cơ của sự gần gũi ", chuyên gia này giải thích.
"Khi trải nghiệm sự tức giận, như quan sát được trong nghiên cứu, chúng tôi thấy có sự gia tăng có lợi trong tai phải, cho thấy sự hoạt hoá nhiều hơn của bán cầu não trái, hỗ trợ cho mô hình của khuynh hướng động cơ thúc đẩy”, theo ý kiến của Herrero. Nói cách khác, khi chúng ta nổi giận, phản ứng bất đối xứng của não được đánh giá thông qua động cơ của sự gần gũi đến kích thích khiến chúng ta giận dữ chứ hoàn toàn không phải bởi thực tế chúng ta xem kích thích này là tiêu cực: "Bình thường khi nổi giận chúng ta tự nhiên có khuynh hướng muốn gần gũi với điều làm cho mình tức giận để làm mất cảm giác đó", ông kết luận.
Mỗi cảm xúc là duy nhất
Đây là nghiên cứu đại cương đầu tiên về cảm xúc, cụ thể hơn là về sự tức giận, mà đã xem xét tất cả các thông số tâm lý sinh học khác (phản ứng tim mạch, hoóc-môn và phản ứng hoạt hoá không đối xứng của não) trong chỉ một nghiên cứu để xem xét những thay đổi gây ra do việc tạo nên sự giận dữ. Ngoài ra các kết quả của nghiên cứu cũng giống như các kết luận trước đây và ủng hộ những điều đã được Darwin lưu ý: cảm xúc, trong trường hợp này là sự tức giận, đi kèm với các dạng (tâm lý sinh vật) duy nhất và cụ thể.
Các tài liệu tham khảo: Neus Herrero, Marien Gadea, Gabriel Rodríguez-Alarcón, Raúl Espert, Alicia Salvador. "Chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta nổi giận? Phản ứng hoóc-môn, tim mạch và không đối xứng của não." Hoóc-môn và hành vi 57:276, marzo de 2010. DOI:10.1016/j.yhbeh.2009.12.008
Nguồn: FECYT – Quỹ Khoa học và Công nghệ Tây Ban Nha
Bản quyền: Medical News Today