16 September 2010 Last updated at 21:59 GMT
Pháp và Đức đang dính vào bất đồng ngoại giao sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel thẳng thừng phủ nhận ý kiến của Tổng thống Nicolas Sarkozy về vấn đề trại định cư cho người Rom.
Vấn đề trục xuất người Rom (người du mục Gypsy) ra khỏi nước Pháp hiện là đề tài chính của cuộc họp thượng đỉnh Liên Minh Châu Âu (EU)
Ông Sarkozy phát biểu tại một cuộc họp báo rằng trước đó Thủ tướng Merkel đã nói với ông rằng bà có ý định theo gương Pháp giải tán các trại định cư của người Rom.
Phát ngôn viên của bà Merkel phủ nhận việc bà đã thảo luận vấn đề này với ông Sarkozy.
Phóng viên đài BBC Oana Lungescu, người đã có mặt tại cuộc họp thượng đỉnh ở Brussels cho biết, Tổng thống Sarkozy lại gây bất hòa với liên minh thân thiết nhất của mình ở Châu Âu ngay sau khi tranh cãi dữ dội với chủ tịch Ủy Ban Châu Âu
Lời qua tiếng lại
Ông Sarkozy nói với các phóng viên tại cuộc họp thượng đỉnh rằng Thủ tướng Merkel trước đó đã nói bà có ý định giải tán các trại định cư của người Rom trong các tuần lễ sắp đến
Ông tiên đoán hành động này có thể gây bối rối chính trường nước Đức.
Nhưng ngay sau khi hạ cánh xuống Berlin, phát ngôn viên của Thủ tướng Đức đã mạnh mẽ phủ nhận việc bà Merkel có thảo luận trước về cái gọi là trại định cư của người Rom với Tổng thống Pháp trong cuộc họp thượng đỉnh hoặc bên lề cuộc họp, đừng nói gì đến chuyện sơ tán.
Trong thời gian diễn ra cuộc họp thượng đỉnh, ông Sarkozy đã cãi nhau với Ủy Ban Châu Âu về vấn đề trục xuất người Rom.
Kể từ tháng Tám, Pháp đã giải tán khoảng 200 khu định cư của người Rom và trục xuất khoảng 1.000 người cư trú ở đó đi Romania và Bulgaria. Nước này cũng đã trục xuất các công dân Pháp ra khỏi các khu định cư du mục bất hợp pháp
Đầu tuần này, Viviane Reding, ủy viên Bộ Tư Pháp của EU, đã so sánh hành động của Pháp với hành vi ngược đãi đã diễn ra tại Pháp thời bị Đức Quốc Xã chiếm đóng.
Ông Sarkozy phát biểu : những lời lẽ đáng kinh tởm và xấu hổ đã được nói ra – Thế Chiến Thứ Hai, sự gợi nhớ về người Do Thái – là điều khiến chúng tôi bất bình sâu sắc.
Kế đến ông tiếp tục lời qua tiếng lại gay gắt với Jose Manuel Barroso, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu.
Các phóng viên của chúng tôi cho biết, đây là cuộc cãi vã chưa từng có giữa Brussels và Paris.
Ông Barroso thừa nhận đã có vài lời bình phẩm thái quá, nhưng phát biểu mạnh mẽ rằng hành vi phân biệt đối xử với các dân tộc thiểu số là không thể chấp nhận.
Ông Barroso thừa nhận : Đúng là trong vài tuần lễ vừa qua, một số điều được nói ra là không phù hợp. Nhưng tôi nghĩ rằng giờ đây chúng ta cần đặt chuyện ấy sang một bên.
Hôm thứ Ba, bà Reding, ủy viên EU tại Luxembourg, phát biểu : Đây là hoàn cảnh mà tôi đã nghĩ rằng Châu Âu sẽ không phải làm nhân chứng một lần nữa sau Thế Chiến Thứ Hai.
Bà cũng thúc giục Ủy Ban Châu Âu có hành động mang tính pháp lý chống lại nước Pháp về hành vi trục xuất.
Sau đó bà Reding nói bà lấy làm tiếc về cách diễn đạt lời tuyên bố của mình.
Mặc dù Pháp đã trục xuất hàng ngàn người Rom có gốc Romania và Bulgaria trong vài năm vừa qua, trong những tháng gần đây nhất họ đã xúc tiến quá trình này nhanh chóng hơn
Vào hôm thứ Hai, các nghị viên Châu Âu đã lên án ủy ban này không bảo vệ người Rom bị trục xuất khỏi nước Pháp.
Ông Sarkozy cho biết tổng cộng khoảng 500 trại đã bị giải tán vào tháng Tám, trong đó 199 nơi là khu định cư của người Rom.
Tổng thống cho biết, khoảng 5.400 người bị đuổi khỏi các trại của người Rom, nhưng đa số những người sống ở các trại ấy là người mang quốc tịch Pháp.
Những khẳng định của Tổng thống có vẻ trái ngược với bản ghi nhớ của Bộ Nội Vụ Pháp bị rò rỉ đã xuất hiện vào hôm thứ Hai.
Theo nội dung mà Bộ trưởng Bộ Di cư và Bộ trưởng về vấn đề Châu Âu của Pháp đã khẳng định với Ủy Ban Châu Âu, bản ghi nhớ này cho biết các cơ quan chính quyền được chỉ thị nhắm vào các trại của người Rom, chứ không phải xử lý từng trường hợp một những người di cư,
http://www.bbc.co.uk/news/world-europe-11338112