Một nghiên cứu mới cho rằng việc kết hợp làm vườn trong chương trình dạy học tại trường sẽ hữu ích cho các bé, giúp trẻ học hỏi, phát triển và trang bị cho trẻ kỹ năng thiết thực đối với những thách thức của cuộc sống sau này.
Nghiên cứu về chất lượng này, công bố vào hôm thứ hai và được ủy nhiệm của Hiệp hội Làm vườn Hoàng Gia Anh có trụ sở chính tại Luân Đôn, được thực hiện bởi Quỹ Quốc gia về Nghiên cứu Giáo dục (NFER), là trung tâm nghiên cứu giáo dục độc lập lớn nhất ở Anh.
Hiệp hội Làm vườn Hoàng Gia cho rằng nên xem xét đưa việc làm vườn thành một môn trợ giảng quan trọng, bởi vì nó giúp trẻ em cảm thấy hạnh phúc và đẩy mạnh sự phát triển của các bé.
Nghiên cứu nhận thấy là trẻ em đi học mà được khuyến khích làm vườn sẽ sống khỏe mạnh và trở nên kiên cường, tự tin hơn.
Tiến sĩ Simon Thornton Wood, Giám đốc Khoa học và Học tập tại Hiệp hội Làm vườn Hoàng Gia, trả lời báo chí:
"Khi chính phủ liên hiệp mới cân nhắcđường lối mới cho chương trình giảng dạy tiểu học, chúng tôi hy vọng họ thừa nhận những kết luận đáng chú ý của nghiên cứu này và thấy rằng làm vườn có khả năng là một phương pháp sáng tạo, linh hoạt giúp ích đáng kể cho việc giảng dạy."
Ông cho biết những trẻ em đến trường, nơi làm vườn có trong chương trình giảng dạy chính thức, chứ không phải là một hoạt động ngoại khóa, sẽ được trang bị tốt hơn để đối phó với những thách thức của tuổi trưởng thành.
Bản báo cáo, với trang bìa gây ấn tượng bằng một tấm hình đầy màu sắc của một căn nhà bằng gỗ cho thú nuôi, nhấn mạnh rằng những trường chủ động xây dựng vườn trường và đưa làm vườn vào giảng dạy đã đạt được kết quả là giúp học sinh hạnh phúc, khoẻ mạnh, ổn định tâm lý, và phát triển toàn diện bởi vì các em học được các kỹ năng "3RS": Kiên cường, Lanh lợi và Có trách nhiệm.
Để nghiên cứu, các nhà khoa học khảo sát 1,300 giáo viên và 10 trường học tham gia vào Chiến dịch ủng hộ đưa làm vườn vào trường học của Hiệp hội Làm vườn Hoàng Gia, gồm các trường tiểu học ở thành thị lớn tại Luân Đôn cho đến những trường làng nhỏ ở vùng nông thôn Yorkshire.
Họ nhận thấy là những trẻ em có tham gia làm vườn ở trường được thúc đẩy học tập và phát triển trong nhiều lĩnh vực, ví dụ như là tăng :
- Kiến thức và hiểu biết khoa học, từ thực vật học đến sự sản xuất thức ăn
- Ngôn ngữ và tính toán, bao gồm cả tăng vốn từ vựng.
- Tương tác nghe nói (kỹ năng diễn đạt bằng lời).
- Nhận thức về mùa.
- Kỹ năng thể chất, bao gồm kỹ năng hoạt động cơ bắp tinh xảo.
- Tự tin, khả năng mau phục hồi, tự trọng, giàu cảm xúc, phản ứng tích cực và tinh thần trách nhiệm.
- Thái độ tích cực trong việc lựa chọn thức ăn có lợi cho sức khỏe.
Báo cáo cũng nhận thấy học sinh có làm vườn tại trường phát triển khả năng làm việc, giao tiếp với mọi người ở các lứa tuổi và thành phần xã hội khác nhau, và có trách nhiệm với cuộc sống vì thế trẻ có thể đạt được mục tiêu và đóng một vai trò tích cực trong xã hội.
Trẻ em cũng học được biết quan tâm đến môi trường, bản báo cáo giải thích:
". .. tạo môi trường sống của động vật hoang dã ví như là “khách sạn cho thú cưng” và ao hồ, và những dạng phát triển của cây cỏ thu hút chim, bướm, đã giúp học sinh hiểu dược cách mà mình có thể góp phần tạo nên sự đa dạng của động vật hoang dã trong vùng mình ở. "
Nuôi dưỡng chăm sóc sản phẩm của riêng mình cũng giúp trẻ em hiểu rõ khái niệm phát triển bền vững và khoảng cách vận chuyển và đo lường tác nhân gây ô nhiễm ở thực phẩm, trong khi việc “sử dụng thùng rác để tạo ra phân trộn cho trồng trọt đã giúp trẻ có cơ hội hiểu biết tại sao nên thực hiện tái chế".
Học làm vườn cũng cho trẻ cơ hội biết về thương mại và quản lý tiền bạc, như giải thích của một giáo viên được phỏng vấn trong nghiên cứu:
"Học sinh sẽ thảo luận về hạt giống và chi phí mua cây giống, có bao nhiêu cây tồn tại, có thể bán bao nhiêu, sẽ lãi bao nhiêu và thời gian phải bỏ ra."
Trong vài trường hợp học sinh quản lý chi tiêu cho vườn trường của mình, cũng như tìm kiếm nguồn vật dụng để có được lợi nhuận tốt nhất.
Khái niệm này đã tiến thêm một bước xa hơn trong một trường học cụ thể khi học sinh quyết định nuôi gà để lấy trứng làm bánh ngọt và bán trong thị trấn.
Một số trường học sử dụng ý tưởng làm vườn để giúp học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp và đàm phán. Chẳng hạn như, ở một trường, học sinh phải tập hợp những đề xuất tài trợ dự án cho hiệu trưởng, trong một trường khác thì học sinh phải thiết kế và lập kế hoạch cho vườn trường.
Đưa làm vườn vào chương trình giảng dạy ở trường sẽ có hiệu quả khi ý tưởng này được hiệu trưởng ủng hộ tích cực, một thành viên then chốt của giáo bang quản lý. Vườn trường có một vai trò quan trọng, và lượng công việc liên quan cũng dễ thực hiện, theo nhận định của các tác giả báo cáo.
Hiệp hội Làm vườn Hoàng Gia phát động Chiến dịch ủng hộ Làm vườn ở trường học vào năm 2007, mục đích là để khuyến khích các trường xây dựng vườn riêng của mình. Hơn 12,000 trường với 2.5 triệu học sinh đã đăng ký.
Giai đoạn tiếp theo là đào tạo 4,500 giáo viên cách sử dụng việc làm vườn như một công cụ giúp ích cho công việc giảng dạy.
Nghiên cứu về Dạy làm vườn tại trường, Hiệp hội Làm vườn Hoàng Gia
Tác giả: Paddock Catharine, PhD
Bản quyền: Medical News Today