Các quan chức vừa cho biết Liên minh Châu Âu đã tiến đến thoả thuận về cải cách việc giám sát tài chính.
Các nước EU và Uỷ ban Châu Âu đồng ý thành lập các cơ quan để kể từ năm sau các cơ quan này sẽ giám sát các ngân hàng, công ty bảo hiểm, và thị trường tài chính.
Việc thoả thuận này vẫn phải được thông qua Bộ trưởng Bộ tài chính châu Âu và Quốc hội Châu Âu.
Động thái của châu Âu đi liền theo sau việc cải cách có ảnh hưởng sâu rộng của Phố Wall mà tổng thống Barack Obama đã phê chuẩn vào tháng bảy.
Người ta hy vọng rằng những thoả thuận của châu Âu và Hoa Kỳ sẽ giúp ngăn chặn khủng hoảng tài chính tái diễn trong đó việc giám sát lỏng lẻo của các công ty bị lên án là đã góp phần tạo nên những vấn đề cản trở.
Michel Barnier, Ủy viên thị trường nội địa châu Âu, sau khi vụ thoả thuận đã được thông qua vào cuối ngày thứ Năm, đã phát biểu như sau: "Chúng ta đã đạt được một mốc quan trọng. Chúng ta đã tiến đến sự nhất trí về mặt chính trị để tạo ra một cơ cấu giám sát tài chính châu Âu."
Thoả thuận này cũng thành lập một Uỷ ban Rủi ro Hệ thống Châu Âu với nhiệm vụ để coi chừng những hiểm hoạ đối với nền kinh tế của châu Âu trong lĩnh vực tài chính.
Ông Barnier cho biết các cơ quan mới này sẽ cung cấp cho Châu Âu "đài kiểm soát không lưu và những màn hình ra-đa cần thiết để nhận biết rủi ro, các công cụ để kiểm soát tốt hơn các công ty tài chính và các phương tiện để hành động nhanh chóng, theo cách phối hợp, theo cách kịp thời".
Nếu thoả thuận này được phê chuẩn, EU hy vọng sẽ cho ra mắt các cơ quan mới này vào tháng giêng.
Các cuộc đàm phán giữa các quốc gia EU (Liên minh châu Âu) đã bị trì hoãn vì có sự mâu thuẫn về việc suy xét xem các cơ quan này nên có bao nhiêu quyền lực.
Cũng có sự chỉ trích từ Mỹ cho rằng châu Âu đã quá chậm chạp trong việc lên kế hoạch giám sát hiệu quả.
Thoả hiệp
Nước Anh đã đấu tranh để giới hạn quyền lực của các cơ quan này, cho rằng họ không nên cản trở chủ quyền của nhà nước.
Tuy nhiên, khi các chi tiết của vụ thoả thuận bắt đầu đưa ra vào ngày thứ năm, thì dường như là việc thoả hiệp đã có kết quả.
Nữ phát ngôn các vấn đề kinh tế và tiền tệ bảo thủ Vicky Ford, MEP, người tham gia vào các cuộc đàm phán này, đã cho biết: "Các cấu trúc mới sẽ cho phép các giám sát viên dịch vụ tài chính phối hợp tốt hơn trên toàn châu Âu, do đó sẽ bảo vệ người tiêu dùng khỏi các cuộc khủng hoảng xuyên biên giới mà chúng tôi từng chứng kiến.
Cô ấy cho biết: "Cùng một lúc các chính phủ quốc gia và những người điều chỉnh quốc gia giữ trách nhiệm hàng đầu để bảo vệ quyền lợi của người đóng thuế trong nước,".
Cô ấy còn nói rằng các quốc gia EU (Liên minh châu Âu) đã đạt đến việc "thoả hiệp thực dụng" về "pháp chế đa tầng rất phức tạp".
Người phát ngôn chính phủ Vương quốc Anh rất hoan nghênh vụ thoả thuận này, cho đó là "kết quả rất khả quan cho Vương quốc Anh, phản ánh đầy đủ những ưu tiên" mà Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh George Osborne đã đưa ra.