Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Tin tức thời sự
Many obstacles to a final Middle East peace deal
Nhiều trở ngại trong đàm phán sau cùng về hòa bình Trung Đông
After the first private sessions, photographs were issued showing Palestinian Authority President Mahmoud Abbas and Israeli Prime Minister Benjamin Netanyahu deep in conversation.
Sau các phiên làm việc kín ban đầu, các bức ảnh được đưa ra cho thấy tổng thống chính quyền Palestin Mahmoud Abbas và thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trò chuyện rất chăm chú.
Many obstacles to a final Middle East peace deal

After the first private sessions, photographs were issued showing Palestinian Authority President Mahmoud Abbas and Israeli Prime Minister Benjamin Netanyahu deep in conversation.

Apparently they spoke in English. No translators, the state department said, were present. The message was that face-to-face contact had started and might even work, though a year of effort lies ahead. And a lot more talk. The next meeting is in two weeks time.

If you go by past history - and almost every Israeli and Palestinian I spoke to on a trip to the region last week did - then you will expect the talks to come to nothing. After all, it has been almost 20 years since the first of several peace processes started. All the years of failure have turned this into a long-running Middle Eastern saga of lost hope.

The Americans are telling both sides that time is running out, that they cannot postpone the hard choices that making peace entails any longer. It may be difficult, they're saying, but it will be even worse if you don't agree on the borders of a Palestinian state and decide the other big issues.

The hardest ones are the future of Jerusalem and finding justice for the millions of Palestinians whose families lost their homes in 1948 in what became Israel. At the moment there is a big gulf between the public positions of the two sides.

The first hurdle for the Americans has been surmounted. They got the two leaders together and, in the words of one official, they didn't throw any chairs at each other. From now on it gets harder. Here are some of the questions that need an answer.

Hamas' grisly reminder

What happens after 26 September? That is the day when Israel's partial freeze on building for Jewish settlers in the occupied West Bank ends. Israel says it will not be extended. The Palestinians say if it is not, they will walk away from the talks.

The Americans are working hard to find a way ahead. One suggestion is that Mr Netanyahu will say the freeze is not being extended but will assure the Palestinians privately that no new developments will be authorised. That kind of arrangement probably would not last long, but perhaps long enough to keep Mr Abbas talking.

What about Hamas? The Palestinian group were not invited to the talks and say they would not have come if they had been. They have condemned the talks as a fraud. Hamas says Mr Abbas, whose electoral term has expired without a fresh poll, has no right to represent the Palestinian people.

Earlier this week, Hamas killed four Jewish settlers not far from Hebron in the West Bank. It is looking as if they did not expect to stop the talks. Instead they were sending a grisly reminder of what they are prepared to do.

'Israel's Gorbachev'

If Hamas is as capable as it claims of sustained violence despite the attentions of the Israelis and the security forces of President Abbas's Palestinian Authority, it will have what amounts to a right of veto. Past negotiations failed because of the combination of problems at the negotiating table and the spilling of blood on the streets of Israel and the occupied territories.

At the moment the idea at the talks seems to be to ignore Hamas in the hope that a deal would be so attractive to the Palestinian people that the group would powerless to oppose it. That is not a very robust strategy. It relies on a lot going right, quite quickly.

Will Mr Netanyahu's right-wing government veto any concessions? It is quite likely, if concessions involve Jerusalem or occupied land his coalition partners believe should stay under Jewish control. Mr Netanyahu chose to form a right-wing coalition. If he is serious about the talks, he may need a new one, one more amenable to paying the necessary price for peace.

Is Mr Netanyahu serious? There is a debate in Israel about what exactly he wants. Some believe he is an ideologue who is just reacting to American pressure to play for time. The talks will not get far if he sticks to the preconditions he cited when he said a year ago he wanted peace through the establishment of a Palestinian state.

But others believe he is ready to do a deal. One leading Israeli journalist recently wrote a long piece comparing him to Mikhail Gorbachev, the leader who was installed to save the Soviet Union and ended up dismantling it. The suggestion was that Mr Netanyahu could do the same for the Israeli occupation of the Palestinian territories.

Obama's gamble

Israel is the strong side. It is in possession of the occupied territories and will have to give most of them up if this is going to work. The Palestinians at the talks are weak. It will be easy, and politically cost-free, for the Americans to twist Palestinian arms. Twisting Israeli arms will become necessary too. That can be politically costly in the US.

The Obama administration is taking a gamble. The calculation is that it is worth it, that the other intractable problems in the Middle East will be easier to deal with if the process goes well.

Glory lies ahead for a president who can deliver real peace (though not the Nobel Prize, which Mr Obama already holds, somewhat prematurely.)

But failure, at a time when the region is fast-changing and unstable, could make matters in the Middle East much worse. The Americans have given the new talks between the Palestinian president and the Israeli prime minister the biggest launch they can - meetings with President Obama, a dinner at the White House with the King of Jordan and the Egyptian president, and a globally televised first session at the US Department of State.

Nhiều trở ngại trong đàm phán sau cùng về hòa bình Trung Đông

Sau các phiên làm việc kín ban đầu, các bức ảnh được đưa ra cho thấy tổng thống chính quyền Palestin Mahmoud Abbas và thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trò chuyện rất chăm chú.

Rõ ràng họ nói chuyện bằng tiếng Anh. Bộ Ngoại giao cho biết không có thông dịch. Thông tin cho biết cuộc tiếp xúc trực tiếp đã bắt đầu và thậm chí có thể đang diễn ra cho dù một năm nỗ lực vẫn đang ở phía trước. Và còn nhiều đàm phán khác nữa. Cuộc họp tiếp theo sẽ diễn ra trong hai tuần nữa.

Nếu bạn xem lại lịch sử đã qua - và hầu hết mọi người Israel và Palestine mà tôi đã trò chuyện trong chuyến đi đến vùng này tuần trước đều đã làm việc ấy - bạn sẽ dự đoán cuộc đàm phán này chẳng đi đến đâu. Rốt cuộc, đã gần 20 năm kể từ tiến trình đàm phán hòa bình đầu tiên bắt đầu. Toàn bộ những năm tháng thất bại đã biến điều này thành một thiên truyện Trung Đông lâu dài về niềm hy vọng đã mất .

Người Mỹ đang bảo cả hai bên là thời gian sắp hết, họ không thể trì hoãn thêm nữa những chọn lựa khó khăn xuất phát từ quá trình hòa giải. Họ nói, có thể là khó khăn nhưng sự việc thậm chí sẽ còn tệ hơn nếu bạn không đồng ý về các đường biên giới của một nhà nước Palestine và không quyết định những vấn đề lớn còn lại.

Những vấn đề khó khăn nhất là tương lai của Jerusalem và tìm công lý cho hàng triệu palestinians có gia đình bị mất nhà vào năm 1948 ở phần đất đã trở thành Israel. Lúc này thái độ của công chúng hai bên đang có một sâu ngăn cách.

Trở ngại đầu tiên cho người Mỹ đã được giải quyết. Họ đã mời hai nhà lãnh đạo cùng ngồi lại và, theo lời của một viên chức, họ không có thái độ thù nghịch với nhau. Từ giờ trở đi sự việc trở nên khó khăn hơn. Đây là một số câu hỏi cần được giải đáp.

Lời nhắc nhở rùng rợn của Hamas

Chuyện gì sẽ xảy ra sau ngày 26 tháng Chín? Đó là ngày Israel dừng một phần việc xây dựng khu địch cư của người Do Thái ở bờ tây bị chiếm đóng. Israel nói việc xây dựng sẽ không được mở rộng. Palestinians nói nếu không như thế, họ sẽ rút lui khỏi cuộc đàm phán.

Người Mỹ đang nỗ lực khó khăn để tìm một con đường đi phía trước. Một đề nghị là ông Netanyahu cần tuyên bố không mở rộng việc xây dựng nhưng phải bảo đảm riêng với người Palestine rằng sẽ không cho phép xây dựng mới. Kiểu thỏa thuận này có lẽ sẽ không bền lâu, nhưng có thể đủ lâu để giữ ông abbas ở lại bàn đàm phán.

Hamas thì sao? Nhóm Palestine này không được mời dự cuộc đàm phán và nói họ sẽ không đến nếu được mời. Họ đã cáo buộc cuộc đàm phán này là gian lận. Hamas nói ông abbas, vừa hết nhiệm kỳ và không được bầu lại, không có quyền đại diện cho dân tộc Palestine.

Đầu tuần này, Hamas giết bốn người định cư Do Thái tại một điểm không xa Hebron ở khu Bờ Tây. Có vẻ như họ không mong đợi chấm dứt cuộc đàm phán. Thay vào đó họ đang gửi đi lời nhắc nhở ghê rợn về những gì họ sẵn sàng làm.

‘Gorbachev của Israel

Nếu hamas đủ khả năng như họ tuyên bố qua hành động bạo lực kéo dài bất chấp sự chú ý của người Israel và các lực lượng an ninh thuộc chính quyền Palestine của tổng thống abbas, họ sẽ có được cái quyền chung quy là quyền phủ quyết. Các lần đàm phán trong quá khứ đã qua thất bại vì những vấn đề ở bàn thương thuyết cộng với sự đổ máu trên đường phố ở Israel và các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.

Lúc này ý kiến tại cuộc thương thuyết dường như lờ đi nhóm hamas với hy vọng thoả thuận sẽ thu hút người Palestine đến mức nhóm hamas sẽ không có sức mạnh để phản đối. Đó không phải là một chiến lược vững chắc lắm. Điều này còn tùy thuộc vào nhiều thứ diễn ra đúng hướng và thật nhanh chóng.

Chính phủ cánh hữu của ông Netanyahu có phủ quyết bất kỳ sự nhượng bộ nào hay không? Rất có thể, nếu những nhượng bộ ấy có bao gồm vấn đề  Jerusalem hoặc lãnh thổ bị chiếm đóng mà các đối tác liên minh của ông ấy cho rằng cần phải nằm dưới quyền kiểm soát của người Do Thái. Ông Netanyahu chọn cách thiết lập liên minh cánh hữu. Nếu ông ấy thực sự muốn đàm phán, anh ấy có thể cần một liên minh mới, một liên minh sẵn sàng chấp nhận trả cái giá cần thiết cho hoà bình.

Ông Netanyahu có thực sự muốn hay không? Ở Israel có cuộc tranh cãi về chính xác điều mà ông ấy muốn. Một số người tin rằng ông là một nhà lý luận đang phản ứng lại áp lực của Mỹ để có thêm thời gian. Cuộc đàm phán sẽ không đi xa nếu ông bám vào điều kiện tiên quyết mà ông đã nêu khi phát biểu cách đây một năm rằng ông muốn có hoà bình thông qua việc thành lập nhà nước một quốc gia Palestine.

Nhưng một số khác tin rằng ông ấy sẵn sàng thoả thuận. Mới đây một nhà báo hàng đầu của Israel đã viết một bài dài so sánh ông ấy với Mikhail Gorbachev, lãnh tụ đã được đưa lên để cứu lấy Liên bang Xô - viết và cuối cùng đã làm nó tan rã. Lời gợi ý rằng ông Netanyahu có thể làm giống như vậy đối với sự chiếm đóng của Israel trên lãnh thổ Palestine.

Ván bài của Obama

Israel là phe mạnh. Quốc gia này đang sở hữu vùng đất bị chiếm đóng và sẽ phải buông bỏ gần hết lãnh thổ ấy nếu điều này diễn ra. Người Palestine tại cuộc đàm phán là phe yếu. Mỹ sẽ dễ dàng, và chẳng mất gì về chính trị, cặp tay người Palestine. Cặp tay với Israel cũng sẽ cần thiết. Ở Mỹ điều đó có thể ảnh hưởng về mặt chính trị. 

Chính quyền Obama đang chơi một ván bài. Tính toán cho thấy là cũng đáng thôi, những vấn đề nan giải khác về trung đông sẽ dễ đối phó hơn với nếu quá trình diễn ra tốt đẹp.

Vinh quang đang chờ đợi một vị tổng thống có thể mang đến hoà bình thực sự (cho dù không phải giải Nô - ben, mà Ông Obama đã giành được, có phần hơi sớm.)

Nhưng thất bại, tại thời điểm khi vùng đất này thay đổi nhanh và không ổn định, có thể làm cho các vấn đề ở trung đông tệ hại hơn. Người Mỹ đã trao cho cuộc đàm phán mới giữa tổng thống Palestine và thủ tướng Israel phần mở màn trang trọng nhất mà họ có thể – các cuộc gặp gỡ với Tổng thống Obama, bữa tối tại Nhà Trắng với Vua Jordan và tổng thống Ai Cập, và phiên họp đầu tiên được truyền hình toàn cầu tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

 
Đăng bởi: tvmthu
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.