Các doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều cách khác nhau để đáp ứng những nhu cầu khác nhau.
Hình thức đơn giản nhất được gọi là doanh nghiệp do cá nhân sở hữu hay doanh nghiệp một chủ. Chủ doanh nghiệp sở hữu mọi tài sản của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp ấy.
Đối với những mục đích hợp pháp, những doanh nghiệp dạng này, chủ sở hữu và doanh nghiệp là như nhau. Nghĩa là người chủ sẽ được giữ lại toàn bộ số lợi nhuận doanh nghiệp thu được, nhưng cũng phải thanh toán đầy đủ bất kỳ khoản nợ nào doanh nghiệp gánh chịu.
Một loại hình doanh nghiệp khác là doanh nghiệp hợp danh. Có từ hai người trở lên cùng góp vốn lập doanh nghiệp. Thường cần phải có một thoả thuận để quyết định xem mỗi người kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ là bao nhiêu.
Một loại hình doanh nghiệp hợp danh có tên là doanh nghiệp hợp danh trách nhiệm hữu hạn. Những doanh nghiệp này có hội viên đầy đủ và hội viên hữu hạn. Hội viên hữu hạn có thể không hưởng nhiều lợi nhuận, nhưng họ cũng ít phải chịu trách nhiệm về doanh nghiệp.
Bác sĩ, luật sư và kế toán viên thường cùng thành lập những doanh nghiệp hợp danh nhằm chia sẻ rủi ro và lợi nhuận của mình. Một người chồng và một người vợ cũng có thể cùng nhau mở một doanh nghiệp hợp danh mà kinh doanh.
Các doanh nghiệp hợp danh chỉ tồn tại khi các chủ sở hữu còn sống. Điều này cũng đúng với các doanh nghiệp một chủ.
Nhưng những doanh nghiệp cổ phần thì lại được thành lập mà không bị một giới hạn nào về thời gian tồn tại của mình. Một doanh nghiệp cổ phần là một dạng tổ chức doanh nghiệp phức tạp nhất.
Các doanh nghiệp cổ phần có thể bán cổ phiếu như là một cách nhằm huy động vốn. Cổ́ phiếu đại diện cho những phần sở hữu trong một doanh nghiệp. Các nhà đầu tư mà mua cổ phiếu thì có thể bán cổ phần của mình hoặc giữ chúng lại trong thời gian doanh nghiệp còn hoạt động.
Một doanh nghiệp có thể sử dụng một khoản tiền lời nào đó trả cổ tức như là tiền thưởng cho các cổ đông. Hoặc có thể tái đầu tư số tiền đó trở lại doanh nghiệp.
Nếu cổ phiếu trượt giá, các nhà đầu tư có thể mất hết số tiền mình đã bỏ ra. Nhưng các cổ đông không phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp cổ phần được thừa nhận như một thực thể - tồn tại hợp pháp, tách biệt với các chủ sở hữu.
Một hội đồng quản trị kiểm soát các chính sách của doanh nghiệp. Ban giám đốc chỉ định các chức vụ chủ chốt hàng đầu trong doanh nghiệp. Ban giám đốc có thể có hoặc không nắm giữ cổ phần.
Các doanh nghiệp cổ phần có thể có một vài cổ đông lớn. Hoặc quyền sở hữu có thể chia ra cho công chúng.
Tuy nhiên không phải tất cả mọi doanh nghiệp cổ phần đều là những doanh nghiệp theo truyền thống là bán cổ phiếu. Một số tổ chức phi lợi nhuận cũng được cơ cấu như những doanh nghiệp cổ phần.