08:22, Ngày 24 tháng bảy năm 2009
Việc Hoa Kỳ đồng ý tham gia Hiệp định Hữu nghị và Hợp tác chứng tỏ Hoa Kỳ đã bắt tay lại với Đông Nam Á và sẽ khôi phục quyền lợi trong khu vực này, hôm thứ năm một nhà phân tích của Trung Quốc đã nói như vậy.
Trong khi đó, do Hoa Kỳ và các quốc gia Đông Nam Á đều cần cò nhau, nên nước cờ này cũng sẽ tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và thay đổi khí hậu, theo cách nói của Guo Xiangang, một học giả thuộc Viện nghiên cứu quốc tế của Trung Quốc.
Sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á sẽ gây rắc rối và lắm chuyện không thể đoán trước được trong khu vực này, Guo đã nói như thế.
TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton ký hiệp ước thân hữu với các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Phuket ở Thái Lan hôm thứ tư trong khung cảnh được xem là Hoa Kỳ quay trở lại khu vực "cực kỳ quan trọng".
Clinton cho rằng chính quyền Obama muốn phát đi một thông điệp chắc nịch mang tính cam kết sau khi vùng này bị cựu Tổng thống George W. Bush bỏ bê trong thời kỳ chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.
Giải pháp mới của Hoa Kỳ được chứng minh bằng chuyến xuất ngoại đầu tiên của bà ấy với tư cách là nhà ngoại giao cao cấp nhất của Hoa Kỳ đến châu Á hồi tháng hai, Clinton đã nói như vậy và cũng nói thêm là Washington xem Hiệp định Hữu nghị này là biểu tượng nêu bật những gì Hoa Kỳ cam kết với châu Á.
Guo nói rằng Hoa Kỳ quay lại Đông Nam Á là một phần trong chính sách ngoại giao đa phương do chính quyền Obama đề xuất, điều này được xem là sửa đổi chính sách đơn phương của Bush.
Hoa Kỳ muốn tham gia tiến trình phát triển khu vực này để biểu lộ uy quyền của mình trong vùng này và góp phần giải quyết những vấn đề như là vấn đề hạt nhân ở Bán đảo Triều Tiên và tình hình chính trị đang bất ổn ở Myanmar, nhà nghiên cứu này đã nói như vậy.
"Nếu Hoa Kỳ không tham gia vào tiến trình này thì Hoa Kỳ không thể áp đặt ảnh hưởng của mình lên vủng này một cách hiệu quả," ông ấy đã nói như thế.
CẦN CÓ NHAU
Một mặt, ký hiệp ước này có nghĩa là người Mỹ sẽ khôi phục quyền lợi ở Đông Nam Á, thị trường xuất khẩu lớn thứ sáu của Hoa Kỳ và cũng là thành trì chiến lược quan trọng do nguồn tài nguyên năng lượng và dầu mỏ dồi dào.
Mặt khác, các quốc gia Đông Nam Á hân hoan chào đón Hoa Kỳ tham gia tiến trình phát triển của khu vực này, tiến trình giúp cho họ có được những lợi ích càng lớn càng tốt, Guo đã nói như vậy.
"Các quốc gia Đông Nam Á cố tranh thủ các cường quốc và thế cân bằng chiến lược để tìm sự an ninh và ổn định cho chính mình," nhà phân tích này đã nói như vậy.
Hợp tác giữa Hoa Kỳ và bốn quốc gia thuộc vùng hạ lưu sông Mê-kông -- Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan và Việt Nam -- cho thấy rằng người Mỹ coi trọng vùng này, theo cách nói của Yue Yang, một nhà nghiên cứu của Việt Nam.
Lãnh đạo các quốc gia ASEAN cũng đã kêu gọi Hoa Kỳ tham gia Hiệp định hữu nghị.
"Chúng tôi nồng nhiệt chào đón việc Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sắp tham gia Hiệp định Hữu nghị và Hợp tác ở Đông Nam Á như là một tín hiệu mạnh mẽ về những gì Hoa Kỳ cam kết vì hoà bình và an ninh trong khu vực này," theo một thông cáo chung được đưa ra hôm thứ hai sau cuộc họp của các bộ trưởng ASEAN.
CHUYỆN RẮC RỐI CÓ THỂ PHÁT SINH
Xích mích giữa Hoa Kỳ và Myanmar về vụ Aung San Suu Kyi, người bị đưa ra tòa vì vi phạm lệnh quản thúc do đã chứa chấp một công dân Hoa Kỳ, là trọng tâm chú ý từ tháng năm cho đến nay.
Nhà cầm quyền Myanmar thường xuyên nói rằng việc truy tố Aung San Suu Kyi là việc nội bộ, theo đúng luật quốc nội của Myanmar, và buộc tội Hoa Kỳ là đã can thiệp vào công việc nội bộ của Myanmar.
Clinton kêu gọi Myanmar, quốc gia đã buộc Suu Kyi, tổng thư ký của Liên minh quốc gia Dân chủ, phải bị quản thúc năm năm rưỡi, hãy thả bà ấy và có những biện pháp khác để bảo đảm cho cuộc tổng tuyển cử đáng tin cậy vào năm tới.
Nhà cầm quyền Myanmar đã quy trách nhiệm cho công dân Hoa Kỳ, được biết đến dưới cái tên John William Yettaw, về việc Aung San Suu Kyi phải ra hầu toà.
Gặp gỡ giới báo chí, Yi Khin, thiếu tướng tư lệnh cảnh sát Myanmar, buộc tội Yettaw là đã xâm nhập tư thất của Aung San Suu Kyi một cách bất hợp pháp trong khi nơi này đang bị kiểm soát và buộc ông này phải chịu trách nhiệm chính về vụ này.
Giới phân tích cho rằng tranh cãi vụn vặt giữa Hoa Kỳ và Myanmar gây ra nhiều chuyện khó đoán trước cho sự phát triển vùng này.
Clinton xem ASEAN là một vùng "rất đa dạng vì dân cư ở đây thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, tôn giáo khác nhau và mọi khía cạnh dị biệt khác theo kinh nghiệm của con người, nhưng đang ra sức xây dựng một cộng đồng. "
Ngoài ra, Clinton cũng nói về vấn đề hạt nhân của Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên và Iran tại cuộc họp ngoại trưởng ASEAN, một dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ quay lại Đông Nam Á trên phạm vi rộng hơn dự kiến, giới phân tích đã nói như vậy.