Một nghiên cứu mới cho rằng ung thư tổn hại đến nền kinh tế thế giới hơn bất kỳ một nguyên nhân tử vong nào khác.
Báo cáo này được thực hiện bởi Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ và Quỹ Livestrong tại Hoa Kỳ nhận định vào năm 2008, căn bệnh này gây thiệt hại kinh tế gần 900 tỷ đô-la Mỹ - tương đương khoảng 1.5 % trong tổng sản lượng nội địa của thế giới.
Nghiên cứu đo lường mức độ ảnh hưởng về kinh tế dựa trên sự tổn thất về năng suất lao động, hoặc thời gian làm việc sung sức, do các nguyên nhân chết sớm và tàn tật.
Báo cáo cũng cho biết ung thư làm hao hụt nền kinh tế đất nước về năng suất hơn những căn bệnh lây lan từ người sang người, như là HIV / AIDS.
Nhóm người ủng hộ bản báo cáo cho rằng chính phủ nên cam kết dành thêm tiền cho việc điều trị ung thư và các biện pháp ngăn ngừa để giảm nhẹ gánh nặng.
Ngoài việc là kẻ giết người tốn kém nhất, Tổ chức y tế thế giới dự báo năm nay ung thư sẽ vượt qua cả bệnh tim trở thành nguyên nhân tử vong hàng đầu thế giới.
Sau ung thư, bệnh tim đứng hàng thứ hai gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế trong tất cả nguyên nhân tử vong. Các nhà nghiên cứu nói rằng nguyên nhân là vì ung thư ảnh hưởng đến con người từ khi họ còn trẻ và làm giảm đi số năm làm việc năng suất.
Theo báo cáo, ung thư phổi và những bệnh ung thư có liên quan đến phổi chiếm khoảng một phần năm trong toàn bộ gánh nặng kinh tế của bệnh ung thư.
Khoảng 7,6 triệu người chết vì ung thư vào năm 2008, và có hơn 12 triệu ca ung thư mới được chẩn đoán mỗi năm.
Livestrong được khởi xướng bởi Lance Armstrong, vận động viên đua xe đạp nổi tiếng thế giới và cũng là người mắc bệnh ung thư còn sống sót.