Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Giáo dục
Telling your parents you're pregnant
Thông báo cho bố mẹ biết là bạn có thai
It's been 3 days since she got the results, but Tina still can't believe her pregnancy test came out positive. She can't get it off her mind. It feels like her whole life has changed. She knows she has to tell her parents. But she's not sure she's prepared for how they might react.
Biết được kết quả đã 3 ngày rồi nhưng Tina vẫn không tài nào tin là kết quả thử thai của mình dương tính. Tina không thể không nghĩ đến việc đó, hầu như lúc nào nó cũng ám ảnh cô. Dường như cả cuộc đời của cô đã thay đổi vậy. Cô biết là mình phải nói cho bố mẹ biết nhưng không chắc là mình đã chuẩn bị tâm lý để đối phó với phản ứng của bố mẹ chưa.
Telling your parents you're pregnant

It's been 3 days since she got the results, but Tina still can't believe her pregnancy test came out positive. She can't get it off her mind. It feels like her whole life has changed. She knows she has to tell her parents. But she's not sure she's prepared for how they might react.

Confused? You're not alone

If you've just learned you're pregnant, you might feel confused, scared, or shocked by the news. You might feel confused, scared, or shocked by the news. You might think, "This can't really be happening." You promise yourself you'll be so much more careful in the future. And you know you'll probably have to tell your parents.

Preparing to talk to parents

No matter how close you are to your parents, you're going to wonder how they'll react. It's one thing if your parents realize you're having sex and they're OK with that. But it's another thing if they've forbidden you to date or if having premarital sex is completely against their values and beliefs.

Most parents fall somewhere in the middle. For example, some parents have pretty liberal values but they're still shocked to learn their teen had sex. Even parents who know their teens are having sex can still be disappointed or worried about their future.

Your parents' personalities also play a part in how they'll react. Some parents are easy to talk to or calmer in a crisis. Some are more emotional, more easily stressed out, more likely to get upset or angry, to yell or cry, or express themselves loudly.

Most parents want to be supportive of a daughter who is pregnant (or a son who got a girl pregnant), even if they are angry or upset at first. But a few may react violently to the news and let anger get out of control. If you think your parents might fall into this category — for example, if they have a history of physical violence — read the section on "Protecting Yourself" at the end of this article.

Some parents don't show how they feel at first. They may take time to absorb the news. Others react quickly and there's no mistaking how they feel. Some will listen and be sensitive to your feelings. Some parents will spring into action, taking charge and telling you what to do.

Think about how your parents have reacted to other situations. Try to imagine how they might respond — but remember it's impossible to really know for sure. Still, thinking about what to expect can help you feel prepared for the conversation you plan to have. 

The conversation

First, find the words. You might say, "I have something difficult to tell you. I found out that I'm pregnant." Then wait. Allow your parents to absorb what you said.

Be prepared to deal with the reaction. What happens next? Will your parents be angry, stressed, or emotional? Will they lecture you? Use harsh words? Ask a ton of questions?

It's good to think ahead about what you might do and how you may feel. For instance, if a parent yells, you'll want to be prepared so you can keep the conversation productive and resist any urge to yell back.

Of course, not every parent yells. Many don't. Even if parents have a strong reaction at first, most want to help their children. Lots of teens are surprised at how supportive their parents turn out to be.

It can help to tell your parents that you understand their feelings and point of view. Saying things like, "I know you're really mad," "I know this isn't what you wanted for me," or, "I know this isn't what you expected" can help your parents be more understanding. The key is to be honest and speak from the heart. If you say what you think parents want to hear or make statements just to calm them, it might sound fake.

Give your parents time to speak without jumping in. Listen to what they say. Let them vent if they have to.

Tell them how you feel. Part of your conversation might involve telling parents how you feel. For example, if you know you've disappointed them and you feel sorry about it, say that. Let them know if you feel disappointed in yourself, too.

You might say, "Mom and Dad, I know I've disappointed you. I know you're upset. I'm really sorry for putting you through this. I'm disappointed in myself, too."

Share your fears and worries, such as, "I'm scared about how I'm going to handle this, what my friends will think, and what it means about school." Or, "I can't believe this is happening to me and I'm not sure what to do."

Putting your feelings into words takes plenty of maturity and it's not easy to do. Don't worry if the words don't come out perfectly or if you cry or get emotional as you're saying them. It can help to think about your feelings ahead of time. If you can't imagine expressing your feelings out loud, consider writing them down in a letter.

If you need to, get help breaking the news. A visit to your doctor's office or a health clinic is a must — not just for your health, but to get more information and discuss the realities of your situation. You'll want to understand your choices and explore your feelings with an experienced professional. During your visit, the doctor, nurse, or health counselor also can help you think through how to tell your parents. If you want, they could even be there as you talk to your parents.

Talking about your decisions

Now that you've told your parents, you'll have some important decisions to make. Talking decisions over with others can help. Sometimes parents — including your boyfriend's parents — can offer a new angle or ideas.

Whatever you decide, it needs to be what you want, not what someone else wants you to do. That's especially true if you think most of the child-raising will fall to you. It's a big job.

Becoming a teen parent affects your education, job, and financial future — and often your boyfriend's too. Over half of teen pregnancies end with the birth of the baby. Some teens decide to keep the baby. Others let someone adopt the child. Some teen pregnancies end in miscarriage, and about one third end in abortion.

Talking about your options isn't easy, especially if none of them is what you had in mind. Some families need the help of a counselor to talk about this difficult and complicated situation in a way that lets everyone be respected and heard.

It's more than just breaking the news

Talking to a parent about your pregnancy takes more than just one conversation. In the coming months, you'll probably have many different feelings all at once. Sometimes, you might feel shock and disbelief. Other times, you may be scared or worried. You may feel sad, guilty, or angry at yourself. At times, you might also feel excited and happy.

Some days you might be ready for what's ahead. Other days, you may feel totally unprepared and confused. You'll have many emotions and it will take time. It helps if you can talk to a parent about all these thoughts and feelings.

Protecting yourself

To some parents, the news that you're having a baby will feel like a terrible crisis. Depending on their beliefs, cultural values, or personalities, parents might feel shame, guilt, or embarrassment. They might feel angry and assign blame. Sometimes parents scream, yell, and use putdowns. In some cases, anger can get out of control.

You know your parent and you know your situation. If you need to tell your parents you're pregnant but think they might react in a way that could hurt you, have someone else with you when you tell them. If you're concerned about your safety, get advice. A teen health clinic, such as Planned Parenthood, or a teen pregnancy hotline can guide you and steer you toward resources to support you.

Of course, most parents won't react with extreme anger. The thing to remember is every parent is different and you know yours best.

When parents have your back

Talking to parents whenever you can is a good way to sort through the many feelings and issues that arise. Parents can help you make important decisions and support your choices. They can be the best source of guidance and encouragement.

Sometimes a difficult situation brings people closer and strengthens their bonds. Sometimes, however unexpectedly, a difficult situation can help a family discover unconditional love, support, kindness, forgiveness, acceptance, teamwork, and optimism.

Thông báo cho bố mẹ biết là bạn có thai

Biết được kết quả đã 3 ngày rồi nhưng Tina vẫn không tài nào tin là kết quả thử thai của mình dương tính. Tina không thể không nghĩ đến việc đó, hầu như lúc nào nó cũng ám ảnh cô. Dường như cả cuộc đời của cô đã thay đổi vậy. Cô biết là mình phải nói cho bố mẹ biết nhưng không chắc là mình đã chuẩn bị tâm lý để đối phó với phản ứng của bố mẹ chưa.

Hoang mang ư? Không phải riêng một mình bạn có cảm giác như vậy đâu

Nếu vừa mới biết là mình có thai, bạn có thể sẽ cảm thấy rất hoang mang, sợ sệt, hoặc bị sốc nữa. Bạn nghĩ là “Chuyện này thực sự không tài nào xảy ra được.” Bạn tự trấn an mình là sau này sẽ cẩn thận hơn. Và bạn biết là có lẽ bạn sẽ phải nói cho bố mẹ mình biết.

Chuẩn bị tâm lý để nói chuyện với bố mẹ

Dẫu cho bạn có gần gũi hay thân thiết với bố mẹ đến đâu đi chăng nữa thì bạn cũng sẽ phân vân không biết là bố mẹ sẽ phản ứng như thế nào. Nếu họ biết là bạn đang có quan hệ tình dục và cho phép chuyện đó là một chuyện. Nhưng nếu bố mẹ cấm không cho bạn hẹn hò nữa hoặc nếu hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân là điều hoàn toàn trái ngược với các tiêu chuẩn đạo đức và niềm tin của họ thì quả đây lại là một chuyện khác.

Hầu hết các bố mẹ đều cảm thấy hoang mang. Chẳng hạn như, một số người hơi thoáng về khái niệm tự do nhưng vẫn bị sốc khi biết con mình đã quan hệ tình dục lúc còn tuổi thanh thiếu niên. Thậm chí là có những người biết con mình quan hệ tình dục vẫn có thể cảm thấy thất vọng hoặc lo lắng cho tương lai của con.

Tính cách của bố mẹ bạn cũng cho biết phần nào cách phản ứng của họ. Một số rất dễ nói chuyện và tỏ ra bình tĩnh hơn trong cơn khủng hoảng đó. Một số xúc động hơn, dễ bị căng thẳng hơn, dễ tức giận hay khó chịu hơn, la lối, khóc lóc hoặc quát tháo ầm ĩ lên.

Hầu như bố mẹ nào cũng muốn cảm thông với đứa con gái đang mang thai của mình (hoặc cảm thông với con trai có người yêu đang mang thai), dù là lúc đầu họ có giận dữ hay khó chịu đi chăng nữa. Nhưng cũng có một số người có thể phản ứng một cách dữ dội khi biết được tin này và không kiềm chế nổi cơn giận của mình. Nếu bạn nghĩ là bố mẹ mình thuộc nhóm người này – chẳng hạn như nếu họ đã từng bạo hành thể xác – thì bạn nên đọc kỹ phần “Tự bảo vệ mình” ở cuối bài này nhé.

Một số bố mẹ ban đầu cũng không biểu hiện thái độ gì. Họ có lẽ cần thêm thời gian để tiếp thu việc đó. Một số khác phản ứng một cách lẹ làng và cảm thấy điều mình nghĩ là không nhầm vào đâu được. Một số sẽ lắng nghe bạn và thông cảm với bạn. Và cũng có một số bố mẹ sẽ hành động ngay, quản lý bạn và cho bạn biết phải làm những gì.

Nên nhớ lại thái độ mà bố mẹ bạn đã từng phản ứng với các tình huống khác. Hãy cố hình dung xem cách họ có thể phản ứng – nhưng nên nhớ là không thể hoàn toàn biết chắc chắn điều này được. Tuy thế, hành động suy nghĩ này có thể làm cho bạn cảm thấy sẵn sàng cho cuộc nói chuyện mà bạn đã chuẩn bị.

Đối thoại

Trước tiên, bạn nên tìm lời nào để nói với bố mẹ. Bạn có thể nói là “Con có chuyện khó nói với bố mẹ. Con phát hiện ra là con đã có thai rồi.” Sau đó bạn hãy chờ cho bố mẹ phản ứng. Hãy để bố mẹ tiếp thu điều bạn vừa nói.

Nên chuẩn bị tâm lý để đối phó với thái độ phản ứng của bố mẹ. Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó? Liệu bố mẹ bạn sẽ tức giận lên, bị căng thẳng, hay xúc động? Liệu họ sẽ lên lớp quở mắng bạn, xỉ vả bạn hay chất vấn bạn bằng rất nhiều câu hỏi?

Bạn nên nghĩ trước việc mình có thể làm và tâm trạng của mình ra sao. Chẳng hạn như, nếu bố mẹ bạn la hét lên thì bạn cần phải chuẩn bị tâm lý sẵn để có thể giữ cho cuộc nói chuyện có hiệu quả và nhịn đừng la lối lại.

Tất nhiên là không phải bố mẹ nào cũng quát tháo ầm ĩ lên. Nhiều người không làm thế. Dù là lúc đầu bố mẹ có những phản ứng mạnh mẽ đi chăng nữa thì hầu hết đều muốn giúp con cái của mình. Nhiều bạn thanh thiếu niên cảm thấy ngạc nhiên với vẻ trở nên thông cảm của bố mẹ mình.

Bạn nên nói với bố mẹ là bạn hiểu được quan điểm, ý nghĩ và tình cảm mà bố mẹ dành cho bạn như “Con biết là giờ đây bố mẹ rất giận con,” “Con biết bố mẹ không muốn con làm việc này,” hoặc “Con biết bố mẹ không bao giờ muốn chuyện này”, những điều này sẽ có thể làm cho bố mẹ bạn thông cảm và hiểu bạn hơn. Quan trọng là bạn phải nói một cách thật lòng. Nếu như bạn chỉ nói điều mà bố mẹ muốn nghe hay nói những câu chỉ để làm trấn an họ thì nghe có vẻ giả dối đấy.

Không nên ngắt ngang lời bố mẹ mà hãy để bố mẹ có thời gian nói chuyện nhé. Hãy lắng nghe và để cho họ trút hết cơn giận hoặc nói cho hả, nói cho hết lời.

Hãy nói cho bố mẹ biết tâm trạng hiện giờ của bạn. Trong cuộc nói chuyện với bố mẹ, bạn nên nói cho bố mẹ biết tâm trạng của mình. Chẳng hạn như, nếu bạn biết mình đã làm cho bố mẹ thất vọng và cảm thấy hối tiếc vì điều đó thì bạn nên nói ra. Hãy cho bố mẹ biết nếu bạn cũng rất thất vọng về chính bản thân mình.

Bạn có thể nói “Bố mẹ ơi, con biết con đã làm cho bố mẹ thất vọng. Con biết là bố mẹ đang tức giận. Con thật sự xin lỗi vì đã làm cho bố mẹ như vậy. Con cũng đang rất buồn và thất vọng về chính mình.”

Bạn nên chia sẻ những lo lắng và sợ hãi với bố mẹ như “Con lo sợ không biết sẽ giải quyết chuyện này thế nào đây, bạn bè con sẽ nghĩ gì đây, liên quan đến chuyện học hành của con ra sao đây.” Hoặc, “Con không tin được chuyện này lại xảy ra với con và con không biết phải làm gì đây.”

Việc diễn tả tâm trạng của mình bằng lời đòi hỏi bạn rất chín chắn và cẩn thận và không dễ dàng chút nào. Nhưng cũng đừng quá lo lắng nếu những lời bạn nói ra không được trôi chảy hay trọn vẹn hoặc nếu bạn khóc hay bị xúc động khi bạn nói thì cũng không sao cả. Bạn nên suy nghĩ trước về tâm trạng của mình nhé. Nếu bạn không nói ra được tâm trạng của mình bằng lời thì bạn có thể viết ra một lá thư.

Nếu cần, bạn có thể nhờ người khác thông báo việc này. Việc đến khám ở phòng mạch bác sĩ hay một phòng khám nào đó là điều cần thiết – không những cần thiết cho sức khỏe của bạn mà còn giúp bạn thu thập nhiều thông tin hơn và để bàn về tình trạng hiện giờ của bạn. Bạn cần hiểu biết về sự lựa chọn của mình và tham khảo ý kiến của mình với chuyên gia nhiều kinh nghiệm. Trong khi khám, bác sĩ, y tá, hoặc nhân viên tư vấn sức khỏe có thể giúp bạn cách thông báo cho bố mẹ mình biết. Nếu bạn cần, họ thậm chí sẽ nói cùng bạn với bố mẹ.

Nói cho bố mẹ biết những quyết định của mình
Vì đã thông báo cho bố mẹ biết thì giờ đây bạn sẽ phải đưa ra một số quyết định quan trọng đấy. Việc cho người khác biết sự lựa chọn của mình cũng rất có tác dụng. Đôi khi bố mẹ bạn – kể cả bố mẹ bạn trai của bạn – có thể cho bạn một quan điểm khác hoặc những ý kiến mới mẻ.

Bất kể là bạn quyết định gì đi chăng nữa thì điều quan trọng là những gì bạn muốn chứ không phải điều mà người khác muốn bạn làm. Hoàn toàn đúng nếu như bạn nghĩ phần lớn việc nuôi đứa bé sẽ thuộc về bạn. Đó là một việc không đơn giản chút nào.

Việc trở thành bố mẹ ở tuổi chưa thành niên sẽ ảnh hưởng nhiều đến chuyện học hành, công việc, và tài chính về sau của bạn đấy – và thường cả bạn trai của bạn nữa. Hơn một nửa số người mang thai tuổi thanh thiếu niên đã chấm dứt thai kỳ. Một số quyết định giữ lại em bé. Một số khác cho con cho người khác. Một số người mang thai tuổi thanh thiếu niên chấm dứt thai kỳ bằng cách làm sẩy thai, và khoảng 1/3 dùng phương pháp phá thai.

Nói về quyền lựa chọn của mình thật là điều không dễ, nhất là khi trong đầu bạn không có gì cả. Một số gia đình nhờ nhân viên tư vấn hỗ trợ trong việc đề cập đến tình huống khó khăn và phức tạp này theo cách mà để ai cũng được tôn trọng và lắng nghe.

Không đơn thuần chỉ là việc thông báo cho bố mẹ biết

Thông báo cho bố mẹ biết việc mình mang thai không phải chỉ cần một cuộc nói chuyện là đủ. Bạn có thể sẽ mang nhiều tâm trạng cùng một lúc trong những tháng về sau. Đôi khi bạn cảm thấy bị sốc, đôi khi lại hoài nghi và bạn còn có thể hoảng sợ hay lo âu nữa. Bạn cũng có thể cảm thấy buồn, tội lỗi, hoặc tức giận với chính mình. Nhưng đôi khi bạn cũng lại thấy phấn khích và hạnh phúc nữa.

Có những ngày bạn cảm thấy đã sẵn sàng rồi, nhưng lại có những ngày bạn cảm thấy hoàn toàn hoang mang và không biết phải làm gì, không sẵn sàng gì cả. Bạn ắt sẽ có nhiều cảm xúc và đòi hỏi phải mất nhiều thời gian nữa. Nếu bạn tâm sự với bố mẹ về tất cả những suy nghĩ và cảm xúc này thì bạn sẽ cảm thấy đỡ hơn nhiều đấy.

Tự bảo vệ mình

Đối với một số bố mẹ thì cái tin bạn mang thai sẽ giống như một cuộc khủng hoảng khủng khiếp. Tùy vào niềm tin, giá trị văn hoá, tính cách của bố mẹ mà họ sẽ có thể cảm thấy xấu hổ, tội lỗi, hay ngượng nữa. Họ sẽ có thể cảm thấy tức giận và quy gán trách nhiệm. Nhiều lúc bố mẹ sẽ la hét lên, chửi bới, và khinh miệt bạn. Trong một số trường hợp thì người ta có thể không kiềm chế nổi cơn giận của mình.

Bạn hiểu bố mẹ mình và bạn biết tình cảnh của bạn. Nếu bạn muốn cho bố mẹ biết là mình đang mang thai mà lại nghĩ là bố mẹ có thể sẽ phản ứng theo cách có thể làm bạn tổn thương thì hãy nhờ một người khác đến cùng với bạn khi bạn nói ra điều này. Nếu bạn lo ngại về sự an toàn của mình thì hãy nhờ người khác cho bạn lời khuyên. Phòng khám dành cho thanh thiếu niên, như Kế hoạch hoá Gia đình, hoặc đường dây nóng hỗ trợ cho người mang thai tuổi chưa thành niên có thể hướng dẫn và cho bạn nhiều phương cách để hỗ trợ cho bạn.

Tất nhiên là hầu hết bố mẹ đều không phản ứng với thái độ giận dữ tột cùng. Bạn nên nhớ một điều là không có bố mẹ nào giống với bố mẹ nào và bạn hiểu bố mẹ của mình hơn ai hết.

Khi bố mẹ hậu thuẫn cho bạn

Tâm sự với bố mẹ bất cứ khi nào có thể là một cách hiệu quả có thể làm dung hoà nhiều cảm xúc và vấn đề phát sinh. Bố mẹ có thể giúp bạn đưa ra nhiều quyết định quan trọng và ủng hộ quyền lựa chọn của bạn. Bố mẹ cũng có thể là nguồn động viên và hướng dẫn lớn nhất đấy.

Đôi khi một hoàn cảnh khó khăn nào đó lại làm cho người ta gần gũi, thân thiện nhau hơn và thắt chặt thêm mối dây ràng buộc của mình. Tuy nhiên đôi khi cũng bất ngờ là một tình huống khó khăn cũng có thể giúp cho gia đình phát hiện ra một tình yêu vô điều kiện, một sự hỗ trợ, một sự ân cần, một lòng vị tha, một sự chấp thuận, một sự đồng lòng và cả một niềm lạc quan nữa.

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.