Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Giáo dục
Getting along with your teachers
Thân thiện với giáo viên của bạn
Your algebra teacher wears clothes from 1985 and always mispronounces your name. Your English teacher loves to start classes with pop quizzes. It can be hard to think of these givers of grades as real people. But they eat pizza, watch movies, and enjoy sports on the weekends, just like you.
Thầy giáo đại số của bạn mặc đồ từ thời 1985 và lúc nào cũng đọc sai tên của bạn. Cô giáo tiếng Anh của bạn thích bắt đầu buổi học bằng những câu đố nhạc pốp. Bạn không tài nào tưởng tượng nổi những người cầm bút cho điểm học sinh này là người cả. Nhưng họ vẫn ăn bánh pi-za, xem phim và chơi thể thao vào cuối tuần, giống như bạn đấy.
Getting along with your teachers

Your algebra teacher wears clothes from 1985 and always mispronounces your name. Your English teacher loves to start classes with pop quizzes. It can be hard to think of these givers of grades as real people. But they eat pizza, watch movies, and enjoy sports on the weekends, just like you.

So how can you get along with your teachers? Here are some tips.

Why work on good relationships with teachers?

A good relationship with a teacher today may help you in the future. You will need teachers' recommendations to apply to a college or for a job after high school. And if you're thinking about going into a career in science, who better to ask about the field than your science teacher?

Teachers are often plugged into the community and may be the first to find out about local competitions, activities, or contests. They also may know about grants and scholarships. Sonia's Spanish teacher found out about a contest for exchange program scholarships in Brazil and Spain. Her teacher encouraged and guided her, and Sonia's months and months of work earned her a scholarship as an exchange student.

Teachers are often asked to appoint students to student offices or they may recommend students as volunteers for special community programs. All of these activities can help you get into college or get a good job.

Teachers are another group of adults in your life who can look out for you, guide you, and provide you with an adult perspective. Many are willing to answer questions, offer advice, and help with personal problems.

Developing good teacher-student relationships

We all have our favorite teachers — those who seem truly interested and treat us as intelligent beings. But what about teachers we don't know as well (or even don't like much)?

You can do lots of things to get a good connection going with your teacher. First, do the obvious stuff: show up for class on time, with all assignments completed. Be alert, be respectful, and ask questions.

Show an interest in the subject. Obviously, your teachers are really interested in their subjects or they wouldn't have decided to teach them! Showing the teacher that you care — even if you're not a math whiz or fluent in French — sends the message that you are a dedicated student.

You can also schedule a private conference during a teacher's free period. Use this time to get extra help, ask questions, inquire about a career in the subject, or talk about your progress in class. You may be surprised to learn that your teacher is a bit more relaxed one-on-one than when lecturing in front of the whole class.

It is possible to do so, though. Here are some things to avoid when trying to establish a relationship with your teacher:

     * Not being sincere. Teachers sense when your only motivation is to get special treatment, a college reference, or a job recommendation.

    * Trying to be teacher's pet. Your behavior will come off as phony and your classmates may start to resent you.

    * Giving extravagant gifts. It's OK to offer a small token of appreciation to teachers if they've been helpful to you. But flashy, expensive items could send the wrong message, and a teacher is usually not allowed to accept anything expensive.

Common teacher-student problems

If you're having problems with a teacher, try to figure out why. Do you dislike the subject? Or do you like the subject but just can't warm up to the teacher?

If you don't like the subject being taught, it can affect your relationship with the teacher. Some students say it helps them to think of classes that seem like chores as stepping stones toward a bigger goal, like getting a diploma or going on to college. That allows them to keep the class in perspective. Other students say they try to find the practical value in classes they don't like. You may hate math, but learning how to calculate averages and percentages can help you in everything from sports to leaving a tip.

If you find a subject hard, talk to your teacher or a parent about extra tutoring. If you find it boring, talk to your teacher (or another favorite teacher, friend, or parent) about ways to see the subject in a different light. Ian constantly fell asleep in his sophomore history class because the past seemed so removed from reality. But things changed when he mentioned his struggle to his homeroom teacher. The teacher talked to Ian and found out that his great-grandfather had fought in World War II. The teacher suggested Ian use his great-grandfather's letters in his project. Not only did Ian get an A, he also learned a lot about a family member he barely remembered from childhood.

What if you just don't like the teacher? People naturally just get along better with some people than with others — it's impossible to like everyone all the time. Learning to work with people you don't connect with easily is a good skill to have in life, no matter what your goals are.

Common courtesy and respect are basic requirements of any relationship. Just as teachers need to be fair and treat everyone equally, students have responsibilities too. You don't have to like your teacher or agree with what he or she says, but it is necessary to be polite. If you need to be out of school for medical or other reasons, let your teacher know. And it's your responsibility to make up the work from missed classes. Don't expect your teacher to hunt you down or take class time to fill you in.

Just like personal problems can sometimes slow you down, the same is true for your teachers. Job stress, family issues, or health problems are all factors that can affect a teacher's performance, leaving him or her cranky, irritable, or unable to concentrate.

Keep in mind that too much disciplinary action can show up on a student's permanent record. This means that when someone asks for your high school record, they can see the things you did — even if they happened years ago.

What to do if you don't get along

Before you try to get out of a class to escape a teacher you don't like, here are a few things you can try to make a difficult relationship work:

    * Meet with the teacher and try to communicate what you're feeling. Tell him or her what's on your mind, using statements such as, "It embarrasses me in class when I feel like my intelligence is being put down" or "I can't learn in class when I feel like only a few people ever get called on to participate." See if you can work it out between the two of you.

    * Ask yourself, "What can I learn from this teacher?" Even if you don't worship his or her personality or lectures, focus on one part of the teacher's personality, and use it as a tool for learning. Not only will you gain more knowledge in that subject, but a closer relationship with your teacher may help you understand one another better.

    * Talk to students who are doing well in the class and ask them for tips and a plan of action to get along with the teacher better. Sometimes asking a classmate who is willing to share them with you is a great idea. If you're too shy to talk to other students, study their actions and behavior in the classroom and try to follow that lead.

    * If you still can't get along, make an appointment with the school guidance counselor, who can offer many tips and suggestions for getting out of difficult teacher relationships. Sometimes a guidance counselor can act as a mediator between you and the teacher.

    * If your relationship problems can't be solved in school, then it's time to tell your parents. Let them meet with your teacher and try to work it out.

Chances are that you won't encounter physical or verbal abuse (like racist or sexist comments) in the classroom. But if a teacher has done or said anything that makes you uncomfortable, immediately report it to your parents, your guidance counselor, another teacher, the school principal, or an administrator.

Teachers are there for more than just homework, and they know about more than just their subject matter. They can help you learn how to function as an adult and a lifelong learner. Undoubtedly, there will be a few teachers along the way who you'll always remember — and who might change your life forever.

Thân thiện với giáo viên của bạn

Thầy giáo đại số của bạn mặc đồ từ thời 1985 và lúc nào cũng đọc sai tên của bạn. Cô giáo tiếng Anh của bạn thích bắt đầu buổi học bằng những câu đố nhạc pốp. Bạn không tài nào tưởng tượng nổi những người cầm bút cho điểm học sinh này là người cả. Nhưng họ vẫn ăn bánh pi-za, xem phim và chơi thể thao vào cuối tuần, giống như bạn đấy.

Thế làm sao để bạn có thể thân thiện với giáo viên của mình được? Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn thực hiện được điều đó.

Tại sao phải cần mối quan hệ tốt đẹp với giáo viên của mình?

Một mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô giáo bây giờ có thể giúp được cho bạn nhiều thứ về sau đấy. Bạn cần được thầy cô mình khuyên nhủ, chỉ bảo để nộp đơn thi vào trường đại học hoặc xin việc làm sau khi tốt nghiệp ở trường phổ thông. Và nếu như bạn có ý định muốn chọn nghề ở lĩnh vực khoa học thì bạn có thể tham khảo ý kiến của ai tốt hơn thầy giáo dạy môn khoa học cho bạn đây?

Giáo viên thường am hiểu về xã hội và có thể là những người đầu tiên biết thông tin về các cuộc thi, các hoạt động ở địa phương. Giáo viên cũng có thể biết nhiều chương trình về học bổng và tài trợ. Cô giáo dạy tiếng Tây Ban Nha của Sonia biết thông tin về cuộc thi chương trình trao đổi học bổng ở Braxin và Tây Ban Nha. Cô đã động viên và hướng dẫn cho Sonia và sự học tập chăm chỉ hàng tháng trời của Sonia đã giúp em nhận được học bổng với tư cách là một sinh viên trao đổi.

Thầy cô thường được yêu cầu bổ nhiệm sinh viên đến các văn phòng sinh viên hoặc có thể giới thiệu sinh viên làm công tác tình nguyện cho các chương trình cộng đồng đặc biệt. Tất cả những hoạt động này có thể giúp bạn vào đại học hoặc kiếm được công việc ưng ý đấy.

Thầy cô cũng là những người lớn trong đời của bạn có thể chăm sóc cho bạn, hướng dẫn, chỉ bảo cho bạn và giúp cho bạn có cái nhìn trưởng thành và chín chắn. Nhiều thầy cô rất sẵn lòng giải đáp các thắc mắc của bạn, cho bạn nhiều lời khuyên và giúp bạn giải quyết các vấn đề riêng tư nữa.

Phát triển mối quan hệ thầy-trò tốt đẹp

Ai trong chúng ta cũng đều có những thầy cô mà mình yêu mến nhất – đó là những người thật sự quan tâm và coi chúng ta như những con người thông minh, sáng dạ. Nhưng cũng có những thầy cô mà chúng ta không biết (hay thậm chí là những thầy cô mà chúng ta không ưa) thì sao?

Bạn có thể làm theo rất nhiều lời khuyên sau đây để tạo mối giao thiệp tốt đẹp với thầy cô mình nhé. Đầu tiên, hãy làm cụ thể các việc này: đến lớp đúng giờ, làm hết các bài tập; nhanh nhẹn, hoạt bát, lễ phép và tham gia góp ý đặt câu hỏi trong giờ học.

Hãy tỏ ra quan tâm, thích thú đến môn học. Rõ ràng là thầy cô của bạn rất thích các môn họ dạy nếu không thì họ đã không chọn đứng lớp dạy môn đó rồi! Hãy thể hiện cho thầy cô biết là mình có quan tâm đến - dẫu rằng bạn không phải là một người học toán cừ khôi hay thông thạo môn tiếng Pháp – bạn nên thể hiện mình là một người học sốt sắng.

Bạn cũng nên sắp xếp thời gian gặp riêng giáo viên mình trong giờ nghỉ của họ. Hãy tận dụng khoảng thời gian này để xin thầy cô giúp đỡ thêm, đặt câu hỏi, xin thông tin về nghề nghiệp đối với môn mình học, hoặc nói về sự học hành tiến bộ của mình. Bạn có thể bất ngờ khi thấy thầy cô mình thoải mái hơn một chút khi chỉ có hai người với nhau hơn là khi nói chuyện trước cả một lớp học đấy.     

Bạn cũng có thể cố gắng làm những việc như thế nhưng dưới đây là một số điều mà bạn nên tránh khi cố tạo một mối giao thiệp với thầy cô của mình:

* Thái độ không chân thành. Thầy cô sẽ phát hiện ra khi động cơ duy nhất của bạn là để được ưu ái đặc biệt, để tham khảo ý kiến vào trường đại học, hoặc để được giới thiệu việc làm.

* Cố để được học trò cưng. Hành vi của bạn sẽ thể hiện một người giả dối và các bạn trong lớp có thể bắt đầu ghét bạn.

* Tặng quà phung phí, xa xỉ. Bạn có thể tặng thầy cô một món quà nhỏ làm kỉ niệm để cảm kích hay biết ơn vì đã giúp đỡ rất nhiều cho bạn. Nhưng các món đồ đắt tiền, phô trương có thể sẽ thể hiện thông điệp không tốt, và thầy cô bạn thường không thể nhận bất cứ thứ gì đắt tiền của bạn cả.

Các vấn đề thường xảy ra giữa thầy và trò

Nếu bạn đang có khúc mắc với giáo viên của mình thì hãy thử hình dung lý do tại sao nhé. Bạn không thích môn học phải không? Hay bạn thích môn học nhưng có điều là không ưa nổi thầy giáo thôi?

Nếu bạn không thích môn học, nó cũng ảnh hưởng tới mối quan hệ của bạn với giáo viên của mình. Một số sinh viên cho biết nếu họ nghĩ rằng chuyện học giống như những công việc thường nhật, như những bậc đá dẫn đến một mục tiêu lớn hơn, đó là nhận được chứng chỉ, bằng cấp hay được tiếp tục vào đại học thì điều này cũng rất có tác dụng. Điều đó giúp họ có cái nhìn đúng đắn hơn về giờ học của mình. Một số sinh viên khác cũng cho hay rằng họ cố tìm ra những giá trị thiết thực của những môn học mà mình không thích. Bạn có thể là không ưa môn toán, nhưng nếu biết được cách tính trung bình và tỉ lệ phần trăm thì rất có ích cho bạn từ việc tính điểm trong thể thao đến tính tiền để boa cho người khác.

Nếu thấy môn học của mình khó quá thì bạn nên tham khảo với giáo viên hay bố mẹ mình về việc dạy kèm thêm. Nếu thấy môn học tẻ nhạt thì nên nói với thầy cô (hay một giáo viên nào mình yêu mến, bạn bè hoặc bố mẹ) cách nào đấy để có thể nhìn môn học theo một cách nhìn khác. Ian thường hay ngủ gật trong giờ lịch sử năm thứ hai đại học vì lịch sử quá khứ chẳng liên quan, ăn nhập gì với thực tế này cả. Nhưng mọi thứ đã thay đổi khi anh đề cập khó khăn của mình với giáo viên đứng lớp. Thầy giáo môn lịch sử đã trò chuyện với Ian và phát hiện ra ông cố của Ian đã từng tham gia cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Thầy đã đề nghị Ian sử dụng các bức thư của ông cố để làm bài dự án của mình. Ian đã không những nhận được điểm A mà anh còn biết được nhiều điều về người ông của mình, người mà anh chỉ nhớ từ thời thơ ấu.

Chuyện gì xảy ra nếu bạn hoàn toàn không thích nổi giáo viên của mình? Người ta thường chỉ hoà hợp với một số người này hơn một số người khác – không thể là lúc nào cũng hoà hợp, thân thiện hết với tất cả mọi người. Biết cách làm việc chung với người mà bạn không hoà hợp một cách dễ dàng là một kỹ năng tốt nên có trong cuộc sống này, dẫu rằng mục tiêu của bạn là gì đi chăng nữa.

Sự lễ phép và phép lịch sự tối thiểu là những yếu tố quan trọng cơ bản nhất trong bất kỳ mối quan hệ nào. Cũng như giáo viên cần công bằng và đối xử với mọi học sinh như nhau thì bên cạnh đó học sinh cũng cần có trách nhiệm của mình nữa. Bạn không nhất thiết phải thích giáo viên của mình hay đồng ý với những gì thầy cô nói, nhưng bạn cũng phải nên lịch sự. Nếu bạn muốn nghỉ học để đi khám sức khỏe hay vì một lý do nào khác thì bạn nên nói cho giáo viên mình biết. Và bạn có trách nhiệm phải bù lại những bài mà mình vắng mặt. Đừng nghĩ là thầy cô sẽ tìm bạn hoặc dành thời gian trên lớp để dạy lại cho bạn.

Nhiều vấn đề cá nhân đôi khi làm bạn uể oải, thì giáo viên của bạn cũng vậy. Áp lực công việc, chuyện gia đình, vấn đề sức khỏe là những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của giáo viên, làm cho thầy cô trở nên khó chịu, cáu gắt, hoặc không tập trung được.

Nên nhớ là nếu bạn bị kỷ luật quá nhiều thì có thể hồ sơ cố định của bạn sẽ ghi lại cho người khác biết. Có nghĩa là khi ai đó yêu cầu hồ sơ trường trung học của bạn thì họ có thể thấy hết tất cả những gì bạn đã làm – dẫu rằng đã qua lâu rồi đi chăng nữa.

Những điều bạn nên làm nếu không thân thiện được với giáo viên

Trước khi cố trốn khỏi lớp của giáo viên mà bạn không thích, bạn có thể thử làm theo một số điều dưới đây để cải thiện mối quan hệ khó khăn này nhé:

* Gặp giáo viên và cố nói cho giáo viên bạn biết những điều mình nghĩ như “Em cảm thấy ngượng khi bị coi thường khả năng hiểu biết trong lớp” hoặc “Em không thể học ở lớp khi cảm thấy chỉ giống một vài người lúc nào cũng bị gọi.” Hãy thử xem liệu điều này có tác dụng cho bạn và giáo viên mình không nhé.

* Hãy tự chất vấn “Mình có thể học được gì ở giáo viên này đây?” Dù là bạn không tôn kính nhân cách hay các bài giảng của thầy cô mình đi chăng nữa thì bạn cũng nên tập trung nhìn vào một phần tính cách của giáo viên, và hãy xem đó như một công cụ để học tập. Không những bạn sẽ thu thập nhiều kiến thức hơn về môn học đó mà mối quan hệ thân thiện hơn với giáo viên có thể giúp bạn và giáo viên mình hiểu nhau nhiều hơn.

* Hãy trò chuyện với các học sinh giỏi trong lớp và hỏi chúng các bí quyết và kế hoạch hành động để hoà hợp hơn, thân thiện hơn với giáo viên. Đôi khi việc nhờ bạn học cùng lớp chia sẻ cho bạn biết về những điều ấy cũng là một ý hay đấy. Nếu bạn quá nhút nhát không dám nói chuyện với những học sinh khác thì hãy bắt chước những hành động và hành vi của chúng trong lớp và cố làm theo nhé.

* Nếu mối quan hệ của bạn vẫn không tiến triển tốt thì hãy gặp nhân viên tư vấn ở trường, họ có thể cho bạn nhiều lời khuyên, nhiều bí quyết giúp tháo gỡ khúc mắc trong mối quan hệ thầy trò của bạn. Nhân viên cố vấn đôi khi cũng là cầu nối trung gian giữa bạn và giáo viên nữa đấy.

* Nếu không tháo gỡ được những khúc mắc này ở trường thì đã đến lúc bạn nên nói cho bố mẹ mình biết rồi đấy. Hãy để bố mẹ gặp thầy cô và cố giải quyết xem sao.

Rất có thể là bạn sẽ không bị lạm dụng thể chất hay bị xỉ vả (như phân biệt chủng tộc hay bị thành kiến giới tính) trong lớp học đâu. Nhưng nếu thầy cô nào đã làm những việc đó hay nói bất cứ điều gì làm bạn khó chịu thì hãy báo lại cho bố mẹ, nhân viên tư vấn, hay một giáo viên khác, thầy hiệu trưởng hay một người quản lý nào đó biết nhé.

Ở giáo viên không chỉ là bài tập về nhà mà họ còn hiểu biết nhiều điều hơn ngoài môn học đứng lớp. Họ có thể dạy cho bạn biết cách làm một người lớn như thế nào và một người học suốt cả đời ra sao. Chắc chắn là trên đường đời của mình ắt bạn sẽ gặp một vài giáo viên mà bạn luôn nhớ về – những thầy cô ấy có thể làm thay đổi cuộc đời của bạn mãi mãi.

 
Đăng bởi: tieunhi
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.