Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Chickenpox
Bệnh thuỷ đậu
Chickenpox is a common illness among kids, particularly those under age 12. An itchy rash of spots that look like blisters can appear all over the body and be accompanied by flu-like symptoms. Symptoms usually go away without treatment, but because the infection is very contagious, an infected child should stay home and rest until the symptoms are gone.
Bệnh thuỷ đậu là căn bệnh thường gặp của trẻ con, nhất là những trẻ dưới 12 tuổi. Chứng phát ban mụn giộp ngứa này trông giống như những vết giộp da có thể nổi khắp nơi trên cơ thể cùng với các triệu chứng giống như cúm. Các triệu chứng này thường hết mà không phải chữa nhưng do thuỷ đậu rất hay lây nên trẻ bị nhiễm bệnh nên ở nhà và nghỉ ngơi cho đến khi lành bệnh.
Chickenpox

About Chickenpox

Chickenpox is a common illness among kids, particularly those under age 12. An itchy rash of spots that look like blisters can appear all over the body and be accompanied by flu-like symptoms. Symptoms usually go away without treatment, but because the infection is very contagious, an infected child should stay home and rest until the symptoms are gone.

Chickenpox is caused by the varicella-zoster virus (VZV). Kids can be protected from VZV by getting the chickenpox (varicella) vaccine, usually between the ages of 12 to 15 months. The Centers for Disease Control and Prevention (CDC) also recommends a booster shot at 4 to 6 years old for further protection. The CDC also recommends that people 13 years of age and older who have never had chickenpox or received the chickenpox vaccine get two doses of the vaccine at least 28 days apart. 

 A person usually has only one episode of chickenpox, but VZV can lie dormant within the body and cause a different type of skin eruption later in life called shingles (or herpes zoster). Getting the chickenpox vaccine significantly lowers kids' chances of getting chickenpox, but they might still develop shingles later in life.

Symptoms

Chickenpox causes a red, itchy skin rash that usually appears first on the abdomen or back and face, and then spreads to almost everywhere else on the body, including the scalp, mouth, nose, ears, and genitals.

The rash begins as multiple small red bumps that look like pimples or insect bites. They develop into thin-walled blisters filled with clear fluid, which becomes cloudy. The blister wall breaks, leaving open sores, which finally crust over to become dry, brown scabs.

Chickenpox blisters are usually less than a quarter of an inch wide, have a reddish base, and appear in crops over 2 to 4 days. The rash may be more extensive or severe in kids who have skin disorders such as eczema.

 Some kids have a fever, abdominal pain, sore throat, headache, or a vague sick feeling a day or 2 before the rash appears. These symptoms may last for a few days, and fever stays in the range of 100°-102° F (37.7°-38.8° C), though in rare cases may be higher. Younger kids often have milder symptoms and fewer blisters than older children or adults. 

Chickenpox is usually a mild illness, but can affect some infants, teens, adults, and people with weak immune systems more severely. Some people can develop serious bacterial infections involving the skin, lungs, bones, joints, and the brain (encephalitis). Even kids with normal immune systems can occasionally develop complications, most commonly a skin infection near the blisters.

Anyone who has had chickenpox (or the chickenpox vaccine) as a child is at risk for developing shingles later in life, and up to 20% do. After an infection, VZV can remain inactive in nerve cells near the spinal cord and reactivate later as shingles, which can cause tingling, itching, or pain followed by a rash with red bumps and blisters. Shingles is sometimes treated with antiviral drugs, steroids, and pain medications, and there's now a shingles vaccine for people 60 and older.

Contagiousness

Chickenpox is contagious from about 2 days before the rash appears until all the blisters are crusted over. A child with chickenpox should be kept out of school until all blisters have dried, usually about 1 week. If you're unsure about whether your child is ready to return to school, ask your doctor.

Chickenpox is very contagious — most kids with a sibling who's been infected will get it as well (if they haven't already had the disease or the vaccine), showing symptoms about 2 weeks after the first child does. To help keep the virus from spreading, make sure your kids wash their hands frequently, particularly before eating and after using the bathroom. And keep a child with chickenpox away from unvaccinated siblings as much as possible.

People who haven't had chickenpox or the vaccine also can catch it from someone with shingles, but they cannot catch shingles itself. That's because shingles can only develop from a reactivation of VZV in someone who has previously had chickenpox.

Chickenpox and Pregnancy

Pregnant women and anyone with immune system problems should not be near a person with chickenpox. If a pregnant woman who hasn't had chickenpox in the past contracts it (especially in the first 20 weeks of pregnancy), the fetus is at risk for birth defects and she is at risk for more health complications than if she'd been infected when she wasn't pregnant. If she develops chickenpox just before or after the child is born, the newborn is at risk for serious health complications. There is no risk to the developing baby if the woman develops shingles during the pregnancy.

If a pregnant woman has had chickenpox before the pregnancy, the baby will be protected from infection for the first few months of life, since the mother's immunity gets passed on to the baby through the placenta and breast milk.

Those at risk for severe disease or serious complications — such as newborns whose mothers had chickenpox at the time of delivery, patients with leukemia or immune deficiencies, and kids receiving drugs that suppress the immune system — may be given varicella zoster immune globulin after exposure to chickenpox to reduce its severity.

Prevention

Doctors recommend that kids receive the chickenpox vaccine when they're 12 to 15 months old and a booster shot at 4 to 6 years old. The vaccine is about 70% to 85% effective at preventing mild infection, and more than 95% effective in preventing moderate to severe forms of the infection. Therefore, although some kids who are immunized still will get chickenpox, the symptoms are usually much milder than those of kids who haven't had the vaccine and become infected.

Healthy kids who have had chickenpox do not need the vaccine — they usually have lifelong protection against the illness.

Treatment

A virus causes chickenpox, so the doctor won't prescribe antibiotics. However, antibiotics may be required if the sores become infected by bacteria. This is pretty common among kids because they often scratch and pick at the blisters.

The antiviral medicine acyclovir may be prescribed for people with chickenpox who are at risk for complications. The drug, which can make the infection less severe, must be given within the first 24 hours after the rash appears. Acyclovir can have significant side effects, so it is only given when necessary. Your doctor can tell you if the medication is right for your child.

Dealing with discomfort

To help relieve the itchiness, fever, and discomfort of chickenpox:

    * Use cool wet compresses or give baths in cool or lukewarm water every 3 to 4 hours for the first few days. Oatmeal bath products, available at supermarkets and drugstores, can help to relieve itching. (Baths do not spread the rash.)

    * Pat (don't rub) the body dry.

    * Put calamine lotion on itchy areas (but don't use it on the face, especially near the eyes).

    * Serve foods that are cold, soft, and bland because chickenpox in the mouth may make drinking or eating difficult. Avoid feeding your child anything highly acidic or especially salty, like orange juice or pretzels.

    * Ask your doctor or pharmacist about pain-relieving creams to apply to sores in the genital area.

    * Give your child acetaminophen regularly to help relieve pain if your child has mouth blisters.

    * Ask the doctor about using over-the-counter medication for itching.

Never use aspirin to reduce pain or fever in kids with chickenpox because aspirin has been associated with the serious disease Reye syndrome, which can lead to liver failure and even death.

As much as possible, discourage kids from scratching. This can be difficult for them, so consider putting mittens or socks on your child's hands to prevent scratching during sleep. In addition, trim fingernails and keep them clean to help lessen the effects of scratching, including broken blisters and infection.

Most chickenpox infections require no special medical treatment. But sometimes, there are problems. Call the doctor if your child:

    * has fever that lasts for more than 4 days or rises above 102° F (38.8° C)

    * has a severe cough or trouble breathing

    * has an area of rash that leaks pus (thick, discolored fluid) or becomes red, warm, swollen, or sore

    * has a severe headache

    * is unusually drowsy or has trouble waking up

    * has trouble looking at bright lights

    * has difficulty walking

    * seems confused

    * seems very ill or is vomiting

    * has a stiff neck

Call your doctor if you think your child has chickenpox and you have a question or are concerned about a possible complication. The doctor can guide you in watching for complications and in choosing medication to relieve itching.

If taking your child to the doctor, let the office know in advance that your child might have chickenpox. It's important to try to avoid exposing other kids in the office — for some of them, a chickenpox infection could cause severe complications.

Bệnh thuỷ đậu

Tìm hiểu về bệnh thuỷ đậu

Bệnh thuỷ đậu là căn bệnh thường gặp của trẻ con, nhất là những trẻ dưới 12 tuổi. Chứng phát ban mụn giộp ngứa này trông giống như những vết giộp da có thể nổi khắp nơi trên cơ thể cùng với các triệu chứng giống như cúm. Các triệu chứng này thường hết mà không phải chữa nhưng do thuỷ đậu rất hay lây nên trẻ bị nhiễm bệnh nên ở nhà và nghỉ ngơi cho đến khi lành bệnh. 

Bệnh thủy đậu gây ra do vi-rút bệnh thủy đậu (VZV). Trẻ con có thể phòng ngừa bằng cách tiêm ngừa vắc-xin thủy đậu, thường từ 12 đến 15 tháng tuổi. Trung tâm kiểm soát và phòng tránh bệnh tật (CDC) cũng khuyến cáo tiêm nhắc lại ở độ tuổi từ 4 đến  6 tuổi để phòng tránh bệnh thủy đậu được tốt hơn. (CDC) cũng khuyến cáo tất cả mọi người từ 13 tuổi trở lên chưa từng bị bệnh thuỷ đậu hoặc đã tiêm ngừa vắc-xin thuỷ đậu nên tiêm 2 liều cách nhau ít nhất là 28 ngày.

Thông thường thì người ta chỉ mắc bệnh thuỷ đậu một lần duy nhất trong đời nhưng vi-rút gây bệnh thủy đậu có thể ẩn (ngủ/không hoạt động) bên trong cơ thể và có thể gây ra một loại ban trên da khác gọi là bệnh zô-na. Việc tiêm ngừa vắc-xin thuỷ đậu giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ một cách đáng kể, nhưng về sau cũng có thể mắc bệnh zô-na.

Các triệu chứng của bệnh thủy đậu

Bệnh thuỷ đậu thường gây phát ban đỏ trên da và làm ngứa ngáy, khó chịu và thường xuất hiện ở bụng hoặc lưng và mặt đầu tiên và lan ra khắp nơi trên cơ thể, như da đầu, miệng, mũi, tai, và cơ quan sinh dục ngoài.

Chứng phát ban này bắt đầu với rất nhiều các nốt nhỏ sưng đỏ trông giống như các nốt mụn hoặc các vết cắn của côn trùng. Chúng phát triển thành những nốt giộp có thành da mỏng, lúc đầu chứa dịch trong suốt và sau trở thành màu đục. Lớp da giộp bên ngoài vỡ ra, gây đau đớn và cuối cùng để lại lớp vảy khô, màu nâu.

Bề mặt các vết giộp thuỷ đậu thường có bề ngang chưa tới ¼ in-sơ và có màu hơi đỏ, mọc thành từng mảng từ 2 đến 4 ngày. Chứng phát ban thủy đậu này có thể phát triển nhiều hơn hoặc trở nên trầm trọng hơn đối với những đứa trẻ bị bệnh về da như bị chàm chẳng hạn.

Một số trẻ bị sốt, đau bụng, đau họng, nhức đầu, hoặc hơi buồn nôn trước khi phát bệnh từ 1 đến 2 ngày. Các triệu chứng này có thể kéo dài trong một vài ngày và sốt cao dao động từ 100°-102° F (37.7°-38.8° C), mặc dù nhiều trường hợp có thể sốt cao hơn. người lớn và trẻ lớn tuổi hơn thường có các triệu chứng nặng hơn và vết giộp nhiều hơn trẻ nhỏ. 

Bệnh thuỷ đậu thường là bệnh nhẹ, nhưng có thể làm cho một số trẻ sơ sinh, thanh thiếu niên, người lớn và người có hệ miễn dịch yếu trầm trọng hơn. Một số người có thể biến chứng nhiễm khuẩn nghiêm trọng như da, phổi, xương, khớp, và não (viêm não). Thậm chí là những trẻ em có hệ miễn dịch bình thường đôi khi cũng bị biến chứng, thường gặp nhất là nhiễm trùng da gần các vết giộp.

Bất cứ người nào đã bị thủy đậu (hoặc đã tiêm ngừa vắc-xin thuỷ đậu) lúc nhỏ đều có nguy cơ mắc bệnh zô-na về sau và có tới 20% số người mắc bệnh này. Sau khi lây nhiễm thì vi-rút bệnh thuỷ đậu vẫn chưa hoạt động trong tế bào thần kinh gần tuỷ sống và hoạt động trở thành bệnh zô-na về sau, có thể gây ra ù tai, ngứa, hoặc đau cùng với chứng phát ban mụn giộp màu đỏ và giộp da. Bệnh zô-na được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút, xtê-rô-it, và thuốc giảm đau, và hiện đã có vắc-xin ngừa zô-na cho người 60 tuổi trở lên.

Sự lây nhiễm của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu thường lây lan khoảng từ 2 ngày trước khi phát ban cho đến khi vếp giộp đóng vảy khô. Trẻ bị thuỷ đậu nên nghỉ học cho đến khi tất cả các vết giộp khô nước và đóng vảy, thường khoảng 1 tuần. Nếu bạn không chắc là con mình có thể đi học lại được chưa thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Bệnh thủy đậu rất hay lây – hầu hết trẻ con có anh chị em ruột bị bệnh thì cũng sẽ lây bệnh (nếu chưa bệnh hay chưa tiêm ngừa  vắc-xin thủy đậu), và thường phát các triệu chứng bệnh khoảng 2 tuần sau khi đứa đầu bị bệnh. Để ngăn ngừa vi-rút lây lan, phải đảm bảo rằng con bạn rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong; đồng thời hạn chế cho đứa trẻ bị thuỷ đậu đến gần các anh chị em ruột chưa tiêm ngừa vắc-xin càng nhiều càng tốt.

Người chưa bị thủy đậu hoặc chưa tiêm ngừa vắc-xin thủy đậu cũng có thể mắc bệnh từ một người khác bị zô-na, mà không lây zô-na. Đó là lý do tại sao zô-na chỉ có thể phát triển do vi-rút bệnh thuỷ đậu ở một người khác đã từng bị thủy đậu hoạt động trở lại.

Bệnh thuỷ đậu và thai kỳ

Phụ nữ có thai và người có hệ miễn dịch không tốt không nên đến gần người bị thủy đậu. Nếu phụ nữ có thai chưa bị thủy đậu mà giờ nhiễm bệnh (nhất là trong 20 tuần đầu của thai kỳ), thì bào thai sẽ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh và mẹ gặp nguy cơ biến chứng sức khỏe nhiều hơn khi bị thủy đậu mà không mang thai. Nếu mẹ bị thủy đậu ngay trước hay sau khi sinh con thì em bé mới sinh cũng sẽ có nguy cơ biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Nếu trong thời kỳ mang thai mẹ bị zô-na thì cũng không nguy hiểm gì đối với sự phát triển của em bé.

Nếu phụ nữ mang thai đã bị thủy đậu trước khi có thai thì em bé sẽ được bảo vệ khỏi sự lây nhiễm trong những tháng đầu đời, vì sự miễn dịch của mẹ sẽ được truyền sang cho con qua nhau và sữa mẹ.

Người có nguy cơ mắc bệnh trầm trọng hay biến chứng phức tạp-như em bé mới sinh có mẹ mắc bệnh thủy đậu vào lúc sinh sản, bệnh nhân bị bệnh bạch cầu và suy giảm hệ miễn dịch và trẻ con dùng thuốc làm ngăn chặn hệ miễn dịch-có thể được điều trị bằng cách tiêm globulin miễn nhiễm zô-na thuỷ đậu sau khi mắc bệnh thuỷ đậu để làm cho bệnh bớt trầm trọng.

Phòng ngừa bệnh thủy đậu

Các bác sĩ khuyến cáo trẻ con nên tiêm ngừa vắc-xin thủy đậu từ 12 đến 15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại từ 4 đến 6 tuổi. Vắc-xin có hiệu quả phòng chống lây nhiễm từ 70-85% các trường hợp nhẹ và trên 95% đối với các hình thức lây nhiễm trung bình đến trầm trọng. Do đó, vẫn có một số trẻ mặc dù được gây miễn dịch nhưng vẫn mắc bệnh thủy đậu, và các triệu chứng thường nhẹ hơn rất nhiều so với những đứa trẻ bị bệnh chưa từng tiêm ngừa vắc xin.

Những trẻ khỏe mạnh đã bị thủy đậu không cần phải tiêm ngừa vắc-xin-chúng thường được miễn nhiễm suốt đời.

Điều trị bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu gây ra do vi-rút, vì thế bác sĩ sẽ không kê toa dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên nếu các vết giộp bị nhiễm khuẩn thì vẫn dùng thuốc kháng sinh. Điều này cũng thấy khá nhiều ở trẻ con vì chúng thường cào xước và làm vỡ các nốt giộp.

Đối với người bị thủy đậu có nguy cơ biến chứng thì có thể kê toa thuốc kháng vi-rút acyclovir (thuốc kháng virus có tác dụng chống lại virus Herpes gây bệnh mụn giộp ở bộ phận sinh dục). Thuốc này có thể làm giảm lây nhiễm của bệnh và phải được dùng trong vòng 24 tiếng đồng hồ đầu tiên khi phát bệnh. Thuốc acyclovir có thể có rất nhiều tác dụng phụ, vì vậy chỉ nên dùng khi cần thiết. Bác sĩ của bạn sẽ tư vấn cho bạn biết liệu thuốc có thích hợp với con bạn hay không.

Đối phó với cơn khó chịu của bệnh thủy đậu

Để làm giảm cơn ngứa ngáy, sốt, và khó chịu của bệnh thuỷ đậu:

* Dùng gạc ẩm mát hoặc tắm bằng nước mát hoặc ấm cách 3 đến 4 giờ 1 lần trong một vài ngày đầu tiên. Nhiều loại sản phẩm tắm chứa chiết xuất yến mạch có bán ở các siêu thị và hiệu thuốc có tác dụng làm giảm ngứa. (Tắm cũng không làm ban nổi nhiều hơn.)

* Vỗ nhẹ (đừng chà xát) cơ thể cho khô ráo.

* Thoa kem calamine (bột ô-xít kẽm và ô-xít sắt màu hồng, không mùi vị, thường dùng làm kem thoa da) lên chỗ ngứa (nhưng đừng thoa kem lên mặt, nhất là gần vùng mắt).

* Hãy ăn thức ăn nguội, mềm và nhạt vì các nốt giộp của bệnh thủy đậu trong miệng có thể làm cho bạn ăn và uống rất khó khăn. Nên tránh cho con bạn ăn bất cứ thứ gì nhiều a-xít chua hoặc nhất là các loại thức ăn chứa nhiều muối,  như nước cam ép hoặc bánh quy cây.

* Hãy hỏi bác sĩ hay dược sĩ của bạn các loại kem giảm đau để có thể xức ở những chỗ đau vùng sinh dục.

* Nên cho con bạn dùng thuốc acetaminophen (thuốc giảm đau và hạ sốt) thường xuyên nếu bé bị nổi mụn giộp trong miệng.

* Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc trị ngứa có thể mua tự do không theo toa.

Đừng bao giờ dùng thuốc at-xpi-rin để giảm đau hay hạ sốt cho trẻ bị thủy đậu vì thuốc at-xpi-rin liên quan đến hội chứng bệnh Reye nguy hiểm (Reye's syndrome:  bệnh nguy hiểm ở trẻ em sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, triệu chứng là ói mửa, gan tụ mỡ, mất phương hướng, sưng não và thận; hội chứng Reye (do bác sĩ Úc Ralph Douglas Reye tìm ra)), có thể dẫn đến suy gan và thậm chí có thể gây tử vong.

Nên căn dặn trẻ đừng gãi xước càng nhiều càng tốt. Điều này rất khó cho bọn trẻ, thế nên hãy mang găng tay hở ngón hay vớ vào tay cho bé để ngăn không cho bé làm trầy xước khi ngủ. Ngoài ra, hãy cắt tỉa móng tay cho bé gọn gàng và giữ móng tay sạch sẽ để giúp giảm bớt trầy xước, gồm các vết giộp bị vỡ ra và nhiễm trùng.

Hầu hết các bệnh lây nhiễm thủy đậu không cần phải điều trị gì đặc biệt. Nhưng đôi khi thì chứng bệnh này cũng gây nhiều rắc rối. Hãy gọi điện cho bác sĩ trong trường hợp con bạn bị:

* sốt kéo dài trên 4 ngày hoặc sốt trên 102° F (38.8° C)

* ho dữ dội hoặc khó thở

* vùng nổi ban rỉ mủ (dịch mủ nhiều và đổi màu) hoặc vùng phát ban bị đỏ, ấm, sưng lên hoặc đau nhức

* nhức đầu dữ dội

* buồn ngủ một cách khác thường hoặc không thức dậy nổi

* khó nhìn ánh sáng chói

* đi bộ khó khăn

* mơ hồ, hoang mang; không phân biệt được

* bệnh có vẻ rất trầm trọng hoặc nôn mửa

* bị vẹo cổ

Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn nghĩ là con mình bị thủy đậu và nếu thắc mắc hay lo lắng về một biến chứng nào đó có thể xảy ra. Bác sĩ có thể hướng dẫn cho bạn theo dõi các biến chứng và chọn loại thuốc trị ngứa phù hợp.

Trong trường hợp bạn cho con mình đi bác sĩ, bạn nên cho phòng khám biết trước là bé có lẽ bị bệnh thủy đậu. Điều này rất quan trọng, có thể tránh làm lây lan sang những đứa trẻ khác trong phòng khám-bởi đối với một số trẻ thì sự lây nhiễm bệnh thủy đậu có thể gây ra một số biến chứng trầm trọng.

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.