Một nghiên cứu trên phạm vi lớn trong 1.1 triệu nam giới sống tại Thuỵ Điển kéo dài suốt gần một phần tư thế kỷ cho thấy sự liên hệ giữa chỉ số IQ thấp đo ở giai đoạn đầu tuổi trưởng thành và nguy cơ muốn tự sát cao hơn sau này.
Nghiên cứu là kết quả làm việc của giáo sư Dr Finn Rasmussen, thuộc khoa Khoa học Sức khoẻ Cộng Đồng tại Học viện Karolinska, Stockholm, Thuỵ Điển, và các đồng nghiệp của mình từ Anh và Úc. Họ viết một báo cáo công bố kết quả nghiên cứu vào ngày 3 tháng 6 trên ấn bản trực tuyến của tờ British Medical Journal, BMJ.
Cùng với việc tìm hiểu mối quan hệ giữa chỉ số IQ đo từ sớm và ý muốn tự sát, Rasmussen và đồng nghiệp muốn xem liệu chứng loạn tâm thần có tạo ra sự khác biệt cũng như sự thay đổi trong chỉ IQ sớm có thể liên quan đến các mưu toan tự sát hay không.
Được coi là nghiên cứu lớn nhất trong dạng này, họ xem xét bệnh án của gần 1,109,500 nam giới tuổi từ 16 đến 57 sống ở Thuỵ Điển.
Trong những bệnh án này, Rasmussen và đồng nghiệp thấy gần 18,000 người (1.6%) đã nhập viện ít nhất một lần vì mưu toan tự sát trong suốt 24 năm sau đó (sau khi làm thử nghiệm IQ).
Họ nhận thấy là những người có số điểm IQ ở giai đoạn đầu tuổi trưởng thành thấp có đến gần gấp 9 lần khả năng có ý đồ tự tử so với những người có chỉ số IQ cao nhất, và có sự gia tăng theo bậc thang trong nguy cơ xuyên suốt toàn bộ dãy chỉ số IQ, gia tăng đó là “bằng chứng cho mưu toan tự sát dùng bất kỳ phương tiện nào và bằng bảy phương pháp cụ thể".
Các tác giả nhận định rằng mặc dù điều chỉnh về "tình trạng kinh tế xã hội trong tuổi thơ và tuổi trưởng thành, đến một mức độ lớn hơn, việc giáo dục giúp giảm nhiều", thì các liên kết vẫn còn mạnh.
Tuy nhiên, đối với những nam giới đã được chẩn đoán mắc chứng loạn tâm thần trước khi mưu toan tự sát, một phân tích riêng biệt cho thấy không có mối liên kết như thế giữa mức IQ và nguy cơ mưu toan tự sát.
Họ kết luận "điểm số IQ thấp trong giai đoạn đầu tuổi trưởng thành gắn liền với tăng nguy cơ tăng mưu toan tự sát sau đó ở nam giới không liên quan đến chứng loạn tâm thần, " và đề nghị nghiên cứu sâu hơn về các cơ chế cơ bản để xem xét liệu chúng có mang đến các cơ hội giúp can thiệp và giảm tỷ lệ tự tử ở nam giới hay không.
Phỏng đoán về những lý do của sự liên kết này, các nhà khoa học cho rằng có lẽ vì những người có điểm số IQ thấp thường có tình trạng kinh tế xã hội và thu nhập thấp hơn, họ có thể phải đối mặt với nhiều khó khăn xã hội và tài chính hơn, khiến họ có suy nghĩ và phản ứng tự sát nhiều hơn.
Họ cũng đề cập đến lối sống không lành mạnh (ví dụ như rượu chè) cũng liên quan với IQ thấp, và điều này cũng có thể ảnh hưởng đến tần số suy nghĩ tự sát, cộng với các nghiên cứu khác cũng đã liên kết IQ thấp với các kỹ năng giải quyết vấn đề kém hơn, và điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng mau phục hồi sau căng thẳng.
Khả năng khác là một số nghiên cứu cho rằng việc đối mặt với bạo lực trong tuổi thơ, dù là nạn nhân hay là nhân chứng, có thể cản trở sự phát triển IQ cũng như tác động đến nguy cơ tự sát trong tương lai.
"Rối loạn tâm thần biến đổi mối liên hệ giữa chỉ số IQ và nguy cơ mưu toan tự sát trong tương lai: nghiên cứu đoàn hệ ở 1.109.475 nam giới Thụy Điển."
G David Batty, Elise Whitley, Ian J Deary, Catharine R Gale, Per Tynelius, Finn Rasmussen.
BMJ 2010;340:c2506
Xuất bản trực tuyến ngày 3, tháng 6, 2010
DOI:10.1136/bmj.c2506
Nguồn: BMJ
Tác giả: Tiến sĩ Catharine Paddock
Bản quyền: Medical News Today