Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Giáo dục
Dealing with divorce
Đối phó với cuộc ly hôn
For many people, their parents' divorce marks a turning point in their lives, whether the divorce happened many years ago or is taking place right now.
Đối với nhiều người, cuộc ly hôn của bố mẹ đánh dấu một bước ngoặt trong đời của mình, cho dù cuộc ly hôn có xảy ra cách đây nhiều năm hay đang diễn ra ngay bây giờ đi chăng nữa.
Dealing with divorce

For many people, their parents' divorce marks a turning point in their lives, whether the divorce happened many years ago or is taking place right now.

About half the marriages in the United States today end in divorce, so children of divorce are certainly not alone. But when it happens to you, you can feel very alone and unsure of what it all means. It may seem hard, but it is possible to cope with divorce — and have a good family life in spite of some changes divorce may bring.

Why are my parents divorcing?

Parents divorce for many reasons. Usually divorce happens when couples feel they can no longer live together due to fighting and anger, or because the love they had when they married has changed. Divorce can also be because one parent falls in love with someone else, and sometimes it is due to a serious problem like drinking, abuse, or gambling.

It's common for teens to think that their parents' divorce is somehow their fault. Some teens may wonder if they could have helped to prevent the split. Others may wish they had prevented arguments by cooperating more within the family, doing better with their behavior, or getting better grades. But separation and divorce are a result of a couple's problems with each other, not with their kids. The decisions adults make about divorce are their own. 

If your parents are divorcing, you may experience a lots of feelings. Your emotions may change frequently, too. You may feel angry, frustrated, upset, or sad. You may feel abandoned, afraid, worried, or guilty. You may also feel relieved, especially if there has been a lot of tension at home. These feelings are normal and talking about them with a friend, family member or trusted adult can really help.

How will divorce change my life?

Depending on what happens in your family, you may have to adjust to many changes. These could include things like moving, changing schools, spending time with both parents separately, and perhaps dealing with parents' unpleasant feelings toward one another.

Your parents may go to court to determine custody arrangements. You may end up living with one parent most of the time and visiting the other, or your parents may split their time with you evenly.

Some teens have to travel between parents, and that may create challenges socially. But with time you can create a new routine that works. Often, it takes a while for custody arrangements to be finalized. This can give people time to adapt to these big changes and let families figure out what works best.

Money matters may change for your parents, too. A parent who didn't work during the marriage may need to find a job to pay for rent or a mortgage. This might be something a parent is excited about, but he or she may also feel nervous or pressured about finances. There are also expenses associated with divorce, from lawyers' fees to the cost of moving to a new place to live.

Your family may not be able to afford all the things you were used to before the divorce. This is one of the difficult changes often associated with divorce. There can be good changes too — but how you cope with the stressful changes depends on your situation, your personality, and your support network.

What parents and teens can do to make divorce easier

Keep the peace. Dealing with divorce is easiest when parents get along. Teens find it especially hard when their parents fight and argue or act with bitterness toward each other. You can't do much to influence how your parents behave during a divorce, but you can ask them to do their best to call a truce to any bickering or unkind things they might be saying about each other. No matter what problems a couple may face, as parents they need to handle their relationship peacefully to minimize the stress their kids may feel. 

Be fair. Most teens say it's important that parents don't try to get them to "take sides." You need to feel free to relate to one parent without the other parent acting jealous, hurt, or mad. It's unfair for anyone to feel that relating to one parent is being disloyal to the other or that the burden of one parent's happiness is on your shoulders.

When parents find it hard to let go of bitterness or anger, or if they are depressed about the changes brought on by divorce, they can find help from a counselor or therapist. This can help parents get past the pain divorce may have created, to find personal happiness, and to lift any burdens from their kids. Kids and teens can also benefit from seeing a family therapist or someone who specializes in helping them get through the stress of a family breakup. 

Keep in touch. Going back and forth between two homes can be tough, especially if parents live far apart. It can be a good idea to keep in touch with a parent you see less often because of distance. Even a quick email saying "I'm thinking of you" helps ease the feelings of missing each other. Making an effort to stay in touch when you're apart can keep both of you up to date on everyday activities and ideas.

Work it out. You may want both parents to come to special events, like games, meets, plays, or recitals. But sometimes a parent may find it awkward to attend if the other is present. It helps if parents can figure out a way to make this work, especially because you may need to feel the support and presence of both parents even more during divorce. You might be able to come up with an idea for a compromise or solution to this problem and suggest it to both parents.

Talk about the future. Lots of teens whose parents divorce worry that their own plans for the future could be affected. Some are concerned that the costs of divorce (like legal fees and expenses of two households) might mean there will be less money for college or other things.

Pick a good time to tell your parents about your concerns — when there's enough time to sit down with one or both parents to discuss how the divorce will affect you. Don't worry about putting added stress on your parents. It's better to bring your concerns into the open than to keep them to yourself and let worries or resentment build. There are solutions for most problems and counselors who can help teens and their parents find those solutions.

Figure out your strengths. How do you deal with stress? Do you get angry and take it out on siblings, friends, or yourself? Or are you someone who is a more of a pleaser who puts others first? Do you tend to avoid conflict altogether and just hope that problems will magically disappear? A life-changing event like a divorce can put people through some tough times, but it can also help them learn about their strengths, and put in place some new coping skills. For example, how can you cope if one parent bad-mouths another? Sometimes staying quiet until the anger has subsided and then discussing it calmly with your mom or dad can help. You may want to tell them you have a right to love both your parents, no matter what they are doing to each other.

If you need help figuring out your strengths or how to cope — like from a favorite aunt or from your school counselor — ask for it! And if you find it hard to confront your parents, try writing them a letter. Figure out what works for you.

Live your life. Sometimes during a divorce, parents may be so caught up in their own changes it can feel like your own life is on hold. In addition to staying focused on your own plans and dreams, make sure you participate in as many of your normal activities as possible. When things are changing at home, it can really help to keep some things, such as school activities and friends. If things get too hard at home, see if you can stay with a friend or relative until things calm down. Take care of yourself by eating right and getting regular exercise — two great stress busters!

Let others support you. Talk about your feelings and reactions to the divorce with someone you trust. If you're feeling down or upset, let your friends and family members support you. These feelings usually pass. If they don't, and if you're feeling depressed or stressed out, or if it's hard to concentrate on your normal activities, let a counselor or therapist help you. Your parents, school counselor, or a doctor or other health professional can help you. Many communities and schools have support groups for kids and teens whose parents have divorced. It can really help to talk with other people your age who are going through similar experiences.

Bringing out the positive

There will be ups and downs in the process, but teens can cope successfully with their parents' divorce and the changes it brings. You may even discover some unexpected positives. Many teens find their parents are actually happier after the divorce or they may develop new and better ways of relating to both parents when they have separate time with each one.

Some teens learn compassion and caring skills when a younger brother or sister needs their support and care. Siblings who are closer in age may form tighter bonds, learning to count on each other more because they're facing the challenges of their parents' divorce together. Coping well with divorce also can bring out strength and maturity. Some become more responsible, better problem solvers, better listeners, or better friends. Looking back on the experience, lots of people say that they learned coping skills they never knew they had and feel stronger and more resilient as a result of what they went through.  

Many movies have been made about divorce and stepfamilies — some with happy endings, some not. That's how it is in real life too. But most teens who go through a divorce learn (sometimes to their surprise) that they can make it through this difficult situation successfully. Giving it time, letting others support you along the way, and keeping an eye on the good things in your life can make all the difference.

Đối phó với cuộc ly hôn

Đối với nhiều người, cuộc ly hôn của bố  mẹ đánh dấu một bước ngoặt trong đời của mình, cho dù cuộc ly hôn có xảy ra cách đây nhiều năm hay đang diễn ra ngay bây giờ đi chăng nữa.

Ngày nay ở Hoa Kỳ khoảng một nửa các cặp vợ chồng kết thúc hôn nhân của mình trong đổ vỡ, cho nên trẻ con có bố mẹ ly hôn ắt hẳn là không đơn độc. Nhưng khi vấn đề này xảy ra với bạn, có thể bạn sẽ cảm thấy rất cô đơn và không rõ chuyện đó là gì. Có thể là rất vất vả đấy nhưng bạn cũng có khả năng vượt qua cuộc ly hôn này-và có một cuộc sống gia đình vui vẻ dẫu rằng vẫn tồn tại một vài thách thức do cuộc hôn nhân đổ vỡ gây nên.

Tại sao bố mẹ tôi lại ly hôn với nhau?

Có nhiều lý do khiến bố mẹ ly hôn. Người ta thường ly hôn khi cảm thấy mình không còn có thể sống với nhau được nữa bởi do xung khắc hay giận dữ với nhau, hay bởi tình yêu mà người ta dành cho nhau khi kết hôn giờ đã khác. Ly hôn đôi khi cũng có thể là do bố hay mẹ đã có một người yêu nào khác, và đôi khi cũng là do một vấn đề nghiêm trọng nào đó chẳng hạn như rượu chè, bài bạc hay bị đối xử thậm tệ.

Nhiều bạn thanh thiếu niên thường nghĩ là bố mẹ ly hôn phần nào là do lỗi của mình. Một số bạn cũng tự hỏi là liệu mình đã có thể giúp bố mẹ tránh sự đổ vỡ rạn nứt hay không. Nhiều bạn ước rằng mình có thể giúp bố mẹ tránh cãi vã bằng cách sống chan hoà, thân thiện hơn trong gia đình, cư xử tốt hơn, hay là học giỏi hơn. Nhưng vấn đề ly thân và ly dị là do bố mẹ với nhau, không phải do con cái. Bố mẹ tự đưa ra quyết định ly hôn của mình.

Nếu bố mẹ bạn ly hôn nhau thì có thể là bạn cũng có nhiều cảm xúc lắm. Có thể cảm xúc của bạn sẽ không ngừng thay đổi đấy. Đôi khi bạn cảm thấy giận dữ, thất vọng, khó chịu, hay buồn bã nhưng có lúc lại có cảm giác bị bỏ rơi, sợ sệt, lo lắng, hay là cảm giác có tội nữa. Bạn cũng có thể cảm thấy nhẹ nhõm, nhất là khi ở nhà có nhiều căng thẳng. Những xúc cảm này cũng bình thường thôi; hãy tâm sự với bạn bè, người thân trong gia đình hay một người lớn nào đấy mà bạn tin tưởng, điều này sẽ giúp bạn nguôi ngoai.

Cuộc ly hôn sẽ thay đổi cuộc đời tôi như thế nào?

Điều này phụ thuộc vào những vấn đề xảy ra trong gia đình bạn, bạn có thể phải điều chỉnh để thích hợp với nhiều việc. Có thể bạn phải đổi chỗ ở, đổi trường học, không thể sống chung với cả bố và mẹ, và có thể là phải đối phó với cảm giác khó chịu về một người còn lại đấy.

Bố mẹ bạn có thể ra toà để quyết định quyền nuôi con. Bạn có thể phải sống với bố hoặc mẹ mãi mãi và chỉ được thăm viếng người kia, hoặc bố mẹ chia đều thời gian chăm sóc cho bạn.

Một số bạn thiếu niên phải đi lại giữa bố và mẹ, và việc đó có thể gây nhiều khó khăn thách thức về mặt xã hội. Nhưng bạn cũng có thể quen dần với việc này. Thông thường phải mất một thời gian để bố mẹ hoàn thành thủ tục nhận quyền nuôi con. Điều này giúp vợ chồng, con cái thích nghi với những thay đổi lớn này và giúp gia đình biết được việc gì là tốt nhất cho mình.

Chuyện tiền bạc cũng có thể làm bố mẹ bạn phải thay đổi nữa. Trong suốt thời gian hôn nhân, bố hay mẹ không đi làm thì giờ đây phải cần tìm một công việc nào đó để trả tiền thuê nhà hay thế chấp. Điều này đôi khi cũng khiến bố hay mẹ phấn khích nhưng cũng cảm thấy lo lắng hay bị áp lực về tài chính. Cũng có nhiều chi phí phát sinh liên quan đến ly hôn, từ phí thuê luật sư đến phí dọn nhà đến nơi ở mới.

Gia đình bạn có thể là không đủ khả năng chi mua hết những thứ mà bạn đã từng dùng trước khi ly hôn. Đây là một trong những thay đổi khó thích ứng sau ly hôn. Bên cạnh đó cũng có nhiều thay đổi tốt đẹp nữa – nhưng làm thế nào bạn có thể đối phó với những thay đổi đầy căng thẳng này tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của  bạn, tính cách của bạn và cả mối hỗ trợ từ người khác xung quanh bạn nữa.

Điều bố mẹ và các bạn thanh thiếu niên có thể làm để giúp cuộc ly hôn trở nên dễ dàng hơn

Giữ hoà khí. Khi bố mẹ giữ được mối quan hệ thân thiện thì việc ly hôn trở nên dễ chịu và thoải mái nhất. Nhiều thanh thiếu niên cảm thấy hết sức căng thẳng và khó chịu khi bố mẹ xung đột đánh nhau hay cãi vã nhau hoặc là cư xử một cách chua chát với nhau. Bạn có thể chẳng tác động được gì nhiều với cách mà bố mẹ cư xử với nhau trong thời gian ly hôn, nhưng có thể yêu cầu bố mẹ cố gắng thôi không cãi nhau nữa hay nói những điều khó nghe cho nhau nữa. Dẫu rằng bố mẹ có phải đối mặt với vấn đề gì đi nữa thì nhất thiết phải dàn xếp mối quan hệ của mình một cách êm thắm để giảm thiểu những căng thẳng mà con cái phải gánh chịu.

Công bằng. Hầu hết các bạn thanh thiếu niên thường cho rằng quan trọng là bố mẹ đừng cố bắt ép mình “đứng về phe người nào cả.” Bạn cần được tự do giữ quan hệ với bố hoặc mẹ mà không phải khiến cho người kia phải ghen tuông, tổn thương hay đau khổ bực dọc. Thật không phải cho những ai nghĩ rằng việc quan hệ với bố hoặc mẹ là phản bội lại người kia hoặc gánh nặng đối với hạnh phúc của bố hoặc mẹ nằm trên vai mình.

Khi cả bố và mẹ cảm thấy không thể nào nuốt được cơn giận dữ hay gạt đi niềm cay đắng này, hoặc phải bị trầm cảm về những đổi thay do cuộc ly hôn thì họ có thể tìm đến nhà tư vấn hay nhà trị liệu. Điều này có thể giúp bố mẹ vượt qua được nỗi đau ly hôn, tìm hạnh phúc cho riêng mình và để giúp con cái vứt đi gánh nặng. Các bạn thanh thiếu niên và trẻ em cũng có thể tìm đến nhà trị liệu hoặc một người nào đó có kinh nghiệm chuyên giúp mình vượt qua căng thẳng do gia đình đổ vỡ.

Giữ liên lạc. Việc đi lại giữa nhà bố và mẹ có thể là vấn đề khó khăn đấy, nhất là khi bố và mẹ sống xa nhau. Cũng hay nếu bạn giữ liên lạc với bố hoặc mẹ, người mà bạn không thường xuyên gặp mặt vì khoảng cách địa lý xa xôi. Thậm chí là một tin nhắn nhanh rằng “Con nhớ bố (mẹ)” cũng có thể xoa dịu nỗi nhớ về nhau. Việc cố giữ liên lạc với bố hay mẹ khi bạn phải sống xa họ có thể giúp bạn và bố (mẹ) mình đều cập nhật được các hoạt động hay ý tưởng của nhau hàng ngày.

Cứ tiến hành đi. Bạn có thể muốn cả bố và mẹ đều đến tham dự các sự kiện đặc biệt, như các trò chơi, các buổi gặp gỡ họp mặt, vui chơi hay các buổi biểu diễn âm nhạc. Nhưng đôi khi bố (mẹ) bạn lại cảm thấy lúng túng nếu có sự hiện diện của người kia. Nếu bố mẹ hình dung ra cách làm cho vấn đề này thoải mái thì thật tuyệt, nhất là vì bạn cần sự hỗ trợ và hiện diện của cả hai người thậm chí là trong thời gian bố mẹ ly hôn. Bạn cũng có thể nghĩ đến một thoả hiệp hay một giải pháp nào đó và đề xuất cho bố và mẹ mình biết.

Hãy nói về tương lai. Nhiều bạn thanh thiếu niên có bố mẹ ly hôn lo ngại rằng các kế hoạch tương lai của mình có thể bị ảnh hưởng. Nhiều bạn lo rằng các khoản tốn kém cho việc ly hôn (như chi phí thuê luật sư và chi phí hai gia đình) có nghĩa là mình sẽ còn lại ít tiền trang trải cho việc học đại học và nhiều thứ khác nữa.  

Hãy lựa một dịp tốt để nói cho bố mẹ biết về mối lo ngại của mình – hãy tìm một dịp có đủ thời gian để ngồi lại với bố (mẹ) hoặc cả bố và mẹ để bàn về việc ly hôn ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Đừng lo lắng rằng bạn làm cho bố mẹ bị căng thẳng hơn nữa. Thà bạn bày tỏ mối lo lắng của mình một cách cởi mở thẳng thắn còn hơn là giữ kín trong lòng và tích tụ các mối lo ngại và bực dọc oán hận đó. Cũng có rất nhiều giải pháp cho hầu hết các vấn đề này và các nhà cố vấn sẽ giúp các bạn thanh thiếu niên và bố mẹ mình tìm ra giải pháp tốt nhất.

Hình dung ra thế mạnh của mình. Bạn đối phó với áp lực và căng thẳng bằng cách nào đây? Bạn có giận dữ và trút giận lên bạn bè, anh chị em ruột hay trút giận lên chính mình không? Hay là thuộc típ người có khuynh hướng làm cho người khác vui lòng và luôn đặt người khác ở vị trí hàng đầu? Hay bạn muốn cùng nhau tránh xung đột gia đình và chỉ hi vọng là các vấn đề này sẽ biến mất một cách kỳ diệu? Một sự kiện làm thay đổi cuộc đời như ly hôn có thể khiến cho người ta phải sống những khoảng thời gian khó chịu đấy, nhưng điều này cũng có thể giúp người ta hiểu ra thế mạnh của mình, và ứng dụng nhiều kỹ năng đối phó mới. Chẳng hạn như, làm thế nào bạn đối phó được tình huống bố hay mẹ nói xấu người kia? Đôi khi việc yên lặng giữ bình tĩnh cho đến khi cơn giận nguôi ngoai đi và bàn bạc với  bố (mẹ) một cách bình tĩnh cũng có tác dụng đấy. Bạn cũng có thể nói cho bố mẹ mình biết là mình có quyền yêu cả bố và mẹ dẫu rằng bố mẹ có làm điều gì cho nhau đi nữa.

Nếu bạn cần người khác chỉ ra thế mạnh cho mình hay cách đối phó-hãy xin lời khuyên từ một người cô mà bạn yêu mến hay tìm một tư vấn viên ở trường học của bạn nhé! Nếu bạn thấy khó có thể đối diện với bố mẹ mình thì hãy cố viết một lá thư. Thử xem cách nào là hiệu quả đối với bạn nhé.

Hãy sống một cuộc sống của bạn. Đôi khi suốt thời gian ly hôn, bố mẹ bạn có thể quá gò bó với những thay đổi của mình giống như chính cuộc sống của bạn cũng bị gò bó vậy. Ngoài việc tập trung vào những dự định và mơ ước của mình, phải chắc rằng bạn nên tham gia càng nhiều hoạt động thường nhật khác của mình càng tốt. Khi ở nhà bạn có quá nhiều chuyện thay đổi thì bạn cũng nên giữ lại một vài điều gì đó, như các hoạt động trường lớp và bạn bè. Nếu cảm thấy rất khó chịu khi phải ở nhà thì hãy ở lại nhà của một người bạn hay một họ hàng nào đó cho đến khi mọi thứ lắng dịu lại. Hãy tự chăm sóc cho mình bằng cách ăn uống điều độ, hợp lý và thường xuyên tập thể dục – hai điều này giúp bạn giải toả stress đấy!       

Hãy để người khác giúp đỡ cho bạn. Hãy tâm sự những cảm giác và phản ứng của bạn về cuộc ly hôn này cho một người mà bạn tin tưởng. Nếu bạn cảm thấy thất vọng hay khó chịu thì hãy để cho bạn bè và gia đình an ủi bạn. Những thứ cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi. Nếu bạn vẫn còn ám ảnh và cảm thấy chán nản hay căng thẳng hay khó tập trung vào các hoạt động thường nhật của mình thì hãy để nhà tư vấn hay nhà trị liệu giúp cho bạn. Bố mẹ, nhà tư vấn ở trường học, bác sĩ hay một chuyên gia sức khỏe khác có thể hỗ trợ cho bạn. Cũng có rất nhiều cộng đồng và trường học chuyên giúp đỡ cho các nhóm thanh thiếu niên và trẻ con có bố mẹ ly hôn nhau. Việc trò chuyện với những người khác cùng độ tuổi có cùng hoàn cảnh giống như bạn cũng thật hiệu quả với bạn đấy.

Hãy biến thành chiều hướng tích cực

Trong quá trình ly hôn của bố mẹ ắt sẽ có những biến đổi thăng trầm trong cuộc sống, nhưng nhiều bạn thanh thiếu niên có thể đối phó được một cách thành công với cuộc ly hôn này và những đổi thay mà cuộc đổ vỡ này mang lại. Nhiều người thậm chí là phát hiện ra những điểm tích cực thú vị bất ngờ. Họ phát hiện ra bố mẹ mình thực sự hạnh phúc hơn sau cuộc ly hôn hoặc có thể phát triển nhiều cách mới mẻ hơn và tốt đẹp hơn trong việc quan hệ với cả bố và mẹ khi sống xa người kia như vậy.

Một số bạn thanh thiếu niên hiểu ra được tình thương và kỹ năng chăm sóc khi một người em trai hay em gái của mình cần mình giúp đỡ và quan tâm. Anh chị em gần tuổi nhau đều có mối quan hệ gần gũi, thân thiết nhau nhiều hơn, biết nương tựa nhau nhiều hơn vì cùng đối mặt với những thử thách của cuộc đổ vỡ hôn nhân của bố mẹ. Việc đối phó với cuộc ly hôn này cũng làm cho họ mạnh mẽ và chín chắn hơn. Một số người trở nên có trách nhiệm hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, lắng nghe tốt hơn, hoặc là bạn bè tốt hơn. Nghiền ngẫm lại những nếm trải đã qua, nhiều người cho biết họ đã học được nhiều kỹ năng đối phó và chịu đựng mà họ chẳng bao giờ biết mình có và cảm thấy mạnh mẽ hơn và kiên cường hơn bởi những điều đi qua trong cuộc đời của mình.

Nhiều bộ phim đã chiếu về các cuộc ly hôn và những gia đình có bố dượng hay mẹ kế – nhiều phim cũng có kết cục có hậu, nhiều phim thì không. Điều đó cũng phản ánh đúng cuộc sống thực ngoài đời. Nhưng hầu hết các bạn thanh thiếu niên có bố mẹ ly hôn hiểu ra rằng (đôi khi cũng bất ngờ) họ có thể vượt qua tình huống khó khăn đó một cách thành công. Hãy để thời gian, người khác giúp đỡ cho bạn, và nhìn về những điều tốt đẹp trong cuộc đời này có thể sẽ giúp biến chuyển hết tất cả mọi thứ.

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.