Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
How to avoid car sickness
Làm thế nào để tránh say xe
If you get car sick, you probably anticipate every extended road trip with dread. Car sickness is just one kind of motion sickness (or kinetosis) that some experience when they're riding in an automobile. Dizziness, fatigue and nausea might make the trip miserable, and even vomiting doesn't make the affected person feel any better. So how do you go about preventing car sickness in the first place? Here are some ways to enjoy the ride, sickness-free.
Nếu bạn bị say xe, ắt bạn đã liệu biết trước mỗi chuyến đi của mình sẽ hãi sợ đến dường nào phải không. Chứng say xe chỉ là một dạng của chứng buồn nôn và chóng mặt khi đi tàu xe (hay còn gọi là chứng nôn nao khi chuyển động hoặc chứng say tàu xe). Việc chóng mặt, mệt mỏi và buồn nôn có thể làm cho chuyến đi trở nên khổ sở, và thậm chí nôn ói ra cũng không làm cho người say xe cảm thấy khoẻ hơn được. Vậy cách nào có thể giúp bạn phòng tránh chứng say tàu xe ngay từ đầu đây? Dưới đây là một vài biện pháp giúp bạn có thể thưởng thức chuyến đi của mình mà không sợ phải say xe.
How to avoid car sickness

If you get car sick, you probably anticipate every extended road trip with dread. Car sickness is just one kind of motion sickness (or kinetosis) that some experience when they're riding in an automobile. Dizziness, fatigue and nausea might make the trip miserable, and even vomiting doesn't make the affected person feel any better. So how do you go about preventing car sickness in the first place? Here are some ways to enjoy the ride, sickness-free.

Steps

   1. Understand why car sickness happens. All motion sickness results from your body sensing a discrepancy between what you see (in this case, the inside of a car, which tells your brain that you're sitting still) and what you feel (your body's vestibular system, which senses balance from your inner ear, tells your brain that you're moving). The conflict between what you see and what you feel triggers the production of a neurotransmitter, likely mistaken by your body as a signal of hallucinogenic poisoning, so your body tries to rid itself of whatever is causing the disorienting condition.

   2. Look out the window. Watching the passing scenery can confirm your balance system's detection of motion and help resolve the mismatch that causes car sickness. Focus on a non-moving object in the distance, such as the horizon. Don't do anything that involves focusing on a fixed spot, such as reading or playing a card game. Don't turn around or look from side to side much.

   3. Sit in the front. Consider driving (if possible). Drivers rarely get car sickness as they are always focused on the road. Sitting in the passenger's seat up front is the best thing. Not only will you have more window space to look through, but in some cars, the ride tends to be less bumpy in the front. If driving is not possible or desirable, visualize driving or pretend you are driving. This can often prevent or alleviate nausea.

   4. Close your eyes. Sleep if you can. If your eyes are closed, you don't see anything, and that removes the cause of motion sickness. In addition, sleeping can take your mind off of your car sickness. 

   5. Open the window. Many people find that smelling fresh, cool air helps make them feel better, although the reason behind this isn't clear. If it is not possible to open the window, lean towards the bottom of the window and breathe. There should be leaks of air. Some people find that certain smells can make them feel worse (such as car air fresheners, perfumes, smoke and food). Remove the source of the smell if possible or keep fresh air coming in. If neither is possible, spray a soothing smell like lavender or mint to cover up the other smells.

   6. Take breaks. Go outside to stretch your legs. Sit on a bench or under a tree and take some deep breaths in through your mouth, breathing deeply to help relax. This is especially important during journeys that involve a long distance of curvy roads. Not only do these tend to make car sickness better, but it is also good for the driver to take a break.

   7. Take steps to prevent nausea. Since nausea is the most debilitating symptom of car sickness, it's always good to take precautionary measures. Ginger root is a classic remedy because of its widely recognized antiemetic (nausea-preventing) effects. Keep in mind, however, that many medications which are normally effective against nausea might not work against nausea caused by motion sickness.

          * Eat a few ginger biscuits (cookies) before you go, during the journey, and after you arrive.

          * Other good things to try eating are ginger candies (chewable), ginger coated in sugar (if you don't mind the heat of ginger) or ginger-mint candies.

          * If you are traveling a long distance, you could also consider taking ginger tea in a thermos. Peppermint tea is another good alternative. Cold drinks could include ginger ale or ginger beer (soda).   

          * You can also take over-the-counter ginger root caplets (1 to 2 caplets will work well for most adults.) They are commonly available at health food stores and larger grocery stores.

          * Fresh mint can also cure or alleviate nausea. Buy it in the produce section of the supermarket. It doesn't have the drowsiness side-effect of nausea medicine. Start by eating 2 leaves and feel free to eat more if you need it.

          * Keep a peppermint candy (or just about any long lasting hard candy) in your mouth. This method will work very well even after feelings of nausea have begun. Do not chew the candy because feelings of nausea may return fairly quickly after the candy is gone. For those whose nausea is worsened by the smell or taste of peppermint, lemon drops may prove helpful.

          * Rubbing alcohol wipes are useful as well for nausea. These are purchased at a medical supply stores. Tear open a wipe and sniff gently as you pass it past your nose. This works very well.

          * Listening to music can help keep your mind off the sickness.

   8. Practice acupressure. If you feel that you might be getting car sick, apply gentle pressure between the two tendons about 3cm (about an inch) from the wrist joint. You can also purchase motion sickness wrist bands. This should temporarily delay or alleviate nausea until you can take a break from the trip. You can also purchase accu-pressure bands at a local pharmacy.

   9. Use medication that prevents car sickness. There are over-the-counter and prescription drugs that are effective against car sickness. Most of them contain dimenhydrinate, meclizine or scopolamine. Some popular brands are Dramamine and Bonine/Antivert. Look into the side effects before using any of these drugs (especially if you're driving), and ask your doctor just in case. Some of these are available as patches and can be particularly helpful.

Folk Remedies

    * There are many "folk remedies" which seem to work for some people, but can't be explained and haven't been proven.

          o Some people swear the smell of newspaper makes them feel better. Since reading the paper will probably make you sick, just have some newspaper in the car with you because all you really need is the smell. If you don't always have a newspaper handy, many art supply stores sell pads of newsprint (which smells the same) that you may put in the car.

          o Eating a dill pickle before and during a trip could prevent feeling sick.

          o Wrapping a rubber band around your wrist. You can also purchase motion sickness wrist bands at the pharmacy.

          o Chewing gum seems to ease the feeling for some people.

          o Eating slightly salty snacks appears to help some people.

          o Placing a plaster over the belly button.

Tips

    * Don't eat a heavy meal or consume alcohol right before you take off on your trip. Some find that eating chocolate in the morning before taking the trip can make car sickness worse.

    * Don't talk about motion sickness, or even look at someone else who's experiencing it.

    * Help prevent car sickness in children by giving them a raised seat where they have a clear view of the outdoors, and play games that encourage them to look outwards. Don't let them watch movies in the car. It can trigger car sickness.

    * If you find map-reading makes you sick, ask the driver to pull over to check a map.

    * A heavy fog will severely limit your view range and can hasten the sick feeling. If that's the case, close your eyes and try to sleep.

Warnings

    * Even if you take all of these precautions, you might still get car sick. Have single use emesis bags.

    * Always carry bicarbonate of soda in the car. If you do vomit on the car upholstery, rub the bicarbonate into it straight away to remove the smell and to assist cleaning when you can get to it later.

    * Consult your doctor before using any medications for motion/car sickness.

    * If you have stomach problems such as GERDs or acid reflux, sucking a peppermint may give you heartburn. Check with your doctor first.

Làm thế nào để tránh say xe

Nếu bạn bị say xe, ắt bạn đã liệu biết trước mỗi chuyến đi của mình sẽ hãi sợ đến dường nào phải không. Chứng say xe chỉ là một dạng của chứng buồn nôn và chóng mặt khi đi tàu xe (hay còn gọi là chứng nôn nao khi chuyển động hoặc chứng say tàu xe). Việc chóng mặt, mệt mỏi và buồn nôn có thể làm cho chuyến đi trở nên khổ sở, và thậm chí nôn ói ra cũng không làm cho người say xe cảm thấy khoẻ hơn được. Vậy cách nào có thể giúp bạn phòng tránh chứng say tàu xe ngay từ đầu đây? Dưới đây là một vài biện pháp giúp bạn có thể thưởng thức chuyến đi của mình mà không sợ phải say xe.

Các biện pháp chống say xe

1. Hiểu được nguyên nhân say xe. Tất cả những triệu chứng buồn nôn và chóng mặt khi đi tàu xe này là do cơ thể của bạn nhận thức được sự khác nhau giữa hình ảnh (trong trường hợp này khi bạn đang ở trong xe thì bộ não của bạn sẽ cho biết là bạn đang ngồi yên) và cảm giác (hệ thống tiền đình của cơ thể, cảm  nhận sự cân bằng của tai trong và cho bộ não biết là cơ thể đang chuyển động). Mâu thuẫn giữa hình ảnh và cảm giác làm tiết ra chất dẫn truyền thần kinh, mà cơ thể bạn có thể nhầm lẫn với một dấu hiệu của việc ngộ độc ảo giác, nên cơ thể bạn sẽ cố thoát khỏi điều gây ra cảm giác khó chịu này.

2. Nhìn ra cửa sổ. Hành động nhìn ngắm, thưởng ngoạn phong cảnh đang đi qua có thể khiến cho hệ thống giữ thăng bằng chuyển động của bạn được mạnh hơn và giúp giải thích sự nhầm lẫn cho rằng đây là nguyên nhân gây ra chứng say xe. Hãy tập trung nhìn vào một vật thể nào đó không di chuyển ở xa, như là chân trời chẳng hạn. Đừng làm việc gì tập trung vào một điểm cố định, như đọc sách hoặc chơi đánh bài. Đừng quay đầu lại hoặc nhìn từ bên này sang bên kia nhiều quá.

3. Ngồi đằng trước. Hãy lái xe (nếu được). Tài xế hiếm khi bị say xe vì lúc nào họ cũng tập trung nhìn trên đường. Ngồi ở băng ghế hành khách phía trước cũng là vị trí tốt nhất đấy. Bạn không những có được không gian thoáng ở cửa sổ nhiều hơn để nhìn ngắm đây đó, mà ở một số xe hơi, người ngồi phía trước ít bị dằn xóc hơn. Nếu bạn không lái xe được hay không thích lái xe thì hãy hình dung ra việc lái xe hay giả vờ bạn đang lái xe vì điều này cũng giúp bạn ngăn ngừa hoặc làm giảm nhẹ chứng buồn nôn của bạn đấy.

4. Nhắm mắt lại. Hãy ngủ đi nếu bạn có thể ngủ được. Nếu nhắm mắt lại thì bạn sẽ không thấy gì hết, giúp tránh cảm giác buồn nôn, chóng mặt. Ngoài ra, ngủ cũng giúp bạn quên đi chứng say xe của mình.

5. Mở cửa sổ ra. Nhiều người nghĩ rằng việc hít thở không khí trong lành, mát mẻ có thể làm cho họ cảm thấy khoẻ khoắn hơn, dẫu rằng lý do của việc này còn chưa rõ ràng. Nếu bạn không mở cửa sổ được thì hãy ngả dựa vào chân cửa sổ để hít thở. Ở chỗ này cũng có không khí vào đấy. Một số người cho rằng có những mùi khiến họ cảm thấy say xe nhiều hơn (như là chất làm thơm xe, dầu thơm, mùi khói, và mùi thức ăn). Hãy làm sạch chất gây mùi như thế này nếu có thể được và nên giữ cho không khí trong lành. Nếu không làm được những điều này thì bạn có thể phun một mùi hương êm dịu như mùi hoa oải hương hay bạc hà để làm át đi những mùi khác. 

6. Nghỉ ngơi. Hãy ra ngoài để duỗi chân và tránh gò bó. Ngồi trên băng ghế hay duới một gốc cây nào đó và hít thở sâu bằng miệng, hãy hít thở sâu để thư giãn. Điều này rất quan trọng trong suốt các chuyến đi đường dài, quanh co. Nghỉ ngơi có thể giúp bạn chống say xe tốt hơn đồng thời giúp tài xế có thời gian để nghỉ nữa.

7. Thực hiện lần lượt các biện pháp phòng tránh buồn nôn. Vì buồn nôn là triệu chứng say xe làm mệt người nhiều nhất; thế nên hãy luôn thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhé. Củ gừng là biện pháp chống nôn dân gian cổ điển vì củ gừng nổi tiếng với tác dụng chống nôn mửa. Tuy nhiên, nên nhớ rằng nhiều loại thuốc bình thường có tác dụng chống nôn lại có thể không có tác dụng ngăn nôn mửa do say xe.

* Ăn một vài cái bánh bít-quy gừng (bánh quy) trước khi bạn khởi hành chuyến đi, cả trong suốt hành trình chuyến đi, và cả sau khi bạn đến nữa.

* Có nhiều thứ khác cũng rất tốt mà bạn nên ăn là kẹo gừng (có thể nhai được), gừng áo đường bên ngoài (nếu bạn chịu được độ cay nóng của gừng) hoặc kẹo bạc hà-gừng.

* Nếu đi du lịch đường dài, bạn có thể giữ trà gừng trong phích. Trà bạc hà cay cũng là một biện pháp tốt khác dùng để thay thế. Thức uống lạnh có thể kể đến bia gừng hoặc xô-đa gừng.

 *  Bạn cũng có thể mua thuốc con nhộng gừng tự do không theo toa ở các hiệu thuốc (người lớn có thể uống từ 1 đến 2 viên.) Thuốc con nhộng gừng này thường có bán ở các của hàng thực phẩm tự nhiên hoặc ở các cửa hàng tạp hoá lớn hơn.

* Bạc hà tươi cũng có tác dụng làm thuyên giảm hoặc chữa được chứng buồn nôn. Bạn có thể mua bạc hà tươi này ở siêu thị. Nó không có tác dụng phụ gây buồn ngủ như thuốc chống ói. Nên bắt đầu ăn 2 lá bạc hà và sau đó có thể thoải mái ăn nhiều hơn nếu thấy cần thiết.

*  Hãy ngậm một viên kẹo bạc hà cay (hay bất cứ thứ kẹo cứng nào lâu tan) trong miệng. Biện pháp này có tác dụng rất tốt sau khi bạn bắt đầu có cảm giác buồn nôn. Đừng nhai kẹo vì bạn có thể buồn nôn trở lại nhanh chóng sau khi đã hết kẹo. Những ai cảm thấy buồn nôn nhiều hơn khi ngửi hay nếm mùi bạc hà cay thì có thể dùng kẹo chanh cũng rất tốt.

* Khăn lau có tẩm cồn rửa vết thương cũng có tác dụng tốt đối với chứng buồn nôn; có bán ở các cửa hiệu thuốc tây. Hãy xé mở khăn lau ra và đưa ngang qua mũi hít nhẹ nhàng. Biện pháp này cũng rất tốt đấy.

* Nghe nhạc cũng có thể giúp bạn khỏi nghĩ đến buồn nôn.

8. bấm huyệt. Nếu cảm thấy say xe, bạn có thể ấn nhẹ vào giữa hai sợi gân cách khớp cổ tay khoảng chừng 3 cm (hay khoảng 1 in-sơ). Bạn cũng có thể mua băng cổ tay chống nôn. Điều này tạm thời có thể giúp bạn thuyên giảm hoặc chống được cơn nôn cho đến khi bạn được ngừng lại để nghỉ ngơi. Bạn có thể mua băng dán tay chống nôn ở hiệu thuốc địa phương.

9. Dùng thuốc chống say xe. Có nhiều loại thuốc mua tự do và theo toa có tác dụng chống say xe. Hầu hết đều chứa dimenhydrinate, meclizine hoặc scopolamine. Một số thương hiệu nổi tiếng như Dramamine và Bonine/Antivert. Nên đọc kỹ các tác dụng phụ trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào (nhất là khi bạn đang lái xe), và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đề phòng trường hợp có thể xảy ra. Một số loại thuốc chống say xe này có bán ở dạng miếng dán và có tác dụng rất tốt.

Các phương thuốc dân gian

Có nhiều “phương thuốc dân gian” có thể chữa được chứng say xe đối với một số người, nhưng người ta không giải thích được vì sao và các phương thuốc này cũng chưa được chứng minh.

o Một số người đưa ra lý do là mùi báo có thể làm họ bớt say xe hơn. Vì đọc  sách báo có thể làm bạn nôn, nên chỉ cần để một vài tờ báo trên xe để lấy mùi là đủ. Nếu bạn không lúc nào cũng cầm báo trên tay được thì bạn có thể để trên xe các tập giấy in báo có bán ở cửa hàng bán đồ mỹ nghệ (cũng có mùi tương tự).

o Ăn dưa chuột muối trước và cả trong chuyến đi có thể giúp phòng tránh chứng say xe.

o quấn dây thun quanh bạn cổ tay. Bạn cũng có thể mua băng cổ tay chống say tàu xe ở hiệu thuốc.

o Nhai kẹo cao su cũng làm giảm cảm giác buồn nôn đối với một số người.

o Bánh snack hơi mặn cũng có tác dụng đối với một số người.

o Dán cao lên rốn.

Một số mẹo vặt chống say xe

o Không nên ăn quá no hoặc uống rượu bia ngay trước khi bắt đầu chuyến đi. Một số người phát hiện ra rằng ăn sô-cô-la vào buổi sáng trước khi đi cũng làm cho chứng say xe trầm trọng hơn.

o Đừng nói về chuyện say xe, hoặc thậm chí là đừng nhìn người khác đang say xe.

o Bạn có thể chống say xe cho trẻ con bằng cách cho chúng ngồi trên ghế cao có thể nhìn thấy rõ bên ngoài, và chơi game kích thích chúng nhìn ra bên ngoài. Xem phim trong xe có thể khiến trẻ say xe đấy.

o Nếu bạn thấy xem bản đồ trên xe làm bạn buồn nôn thì hãy yêu cầu tài xế tấp vào lề đường để xem bản đồ.

o Sương mù dày đặc sẽ làm hạn chế tầm nhìn của bạn rất nhiều và có thể làm bạn say xe nhanh hơn. Trong trường hợp này, bạn nên nhắm mắt lại và cố ngủ đi.

Cảnh báo

o Mặc dù bạn có thực hiện hết tất cả các biện pháp phòng tránh này thì bạn cũng có thể bị say xe đấy. Hãy dùng túi nôn sử dụng một lần.

o Lúc nào cũng nên mang theo bi-các-bô-nát na-tri trong xe. Nếu bạn có nôn ói trên nệm ghế xe thì hãy chà bi-các-bô-nát na-tri vào đó ngay lập tức để tẩy mùi và giúp cho việc vệ sinh sau này được dễ dàng hơn.

o Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước khi dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn do say tàu xe nào.

o Nếu bạn bị các vấn đề về dạ dày như trào ngược dạ dày-thực quản hoặc trào ngược a-xít thì việc ngậm bạc hà cay có thể gây cho bạn chứng ợ nóng. Hãy khám bác sĩ trước nhé.

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.