Hiếm có một vị cựu bộ trưởng Bộ quốc pḥng Hoa Kỳ nào được đăng cáo phó rộng rãi đến thế như ông Robert S McNamara.
Mặc dù sự nghiệp vẻ vang cho thấy ông từng ở vào đỉnh cao của quyền lực vào một trong những thời kỳ biến động nhất của thế kỷ 20, nhưng chính bộ phim của Errol Morris năm 2003, Màn sương Chiến tranh, còn có tên gọi khác là Mười một bài học từ cuộc đời của Robert McNamara, đã khiến vị cựu bộ trưởng quốc pḥng này nổi bật hơn những người khác
Trong phim, McNamara thẳng thắn kể về cuộc chiến tranh Việt Nam, khủng hoảng tên lửa ở Cu-ba và Đệ nhị thế chiến, bằng cách tiết lộ chuyện hậu trường nơi người ta ra những quyết định trọng đại, như thế làm dấy lên những vấn đề về bản chất chiến tranh và hành vi của con người.
Khủng hoảng tên lửa Cu-ba
Là một nhà thống kê tài ba, ông được biệt phái để giúp phát triển những phương pháp kiểm soát thống kê nhằm quản lý cuộc vận động ném bom chiến lược chống lại Đức và Nhật Bản.
Ông làm việc dưới quyền Tướng Curtis LeMay trong vụ thả bom lửa xuống 67 thành phố của Nhật Bản giết chết gần một triệu người, riêng thành phố Tokyo cổ kính với kiến trúc gỗ đã có 100 ngàn người chết trong một đêm
Trong phim 'Màn sương chiến tranh', ông đã đồng tình với lời khẳng định của tướng Lemay rằng cả hai "đang hành sử như là những tên tội phạm chiến tranh " và sẽ cứ làm như thế nếu họ bị thua trận.
Vào 1946, McNamra vào làm việc ở công ty ô tô Ford giúp phục hồi doanh số bán hàng vốn đang sụt giảm ở công ty này. Ông nhanh chóng trở thành vị chủ tịch đầu tiên của công ty này tuy là người ngoài gia đình Ford.
Ông cũng là một trong những người đầu tiên đưa vào các tính năng an toàn nhằm giảm tỉ lệ tử vong trong các vụ tai nạn.
Nhưng vào năm 1960, ông đã được thu dụng bởi tổng thống John F Kennedy để trở thành Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của ông ta
Trong cương vị này, ông ta đã cải tổ những thủ tục của Lầu năm góc, quản lý việc tăng cường lực lượng quân sự khổng lồ và tập trung hết tâm trí vào cuộc khủng hoảng tên lửa Cu-ba của 1962, khi tên lửa hạt nhân của Liên xô được tìm thấy ở Cuba và thế giới loạng choạng trên bờ vực chiến tranh hạt nhân trong vòng 13 ngày.
Nhân vật đáng ghét
Trong phim, ông ấy mô tả Tướng LeMay, lúc bấy giờ là cố vấn cho Kennedy, và Fidel Castro, là hai nhân vật nguy hiểm nhất của cuộc khủng hoảng đó.
Ông ấy nói Tướng LeMay muốn tấn công Cuba đơn phương, trong khi ông Castro bảo rằng ông đă ép nhà lănh đạo Xô - viết Nikita Krushchev tấn công Hoa Kỳ bằng vũ khí hạt nhân nếu Hoa Kỳ xâm lược.
Trong chiến tranh Việt Nam, Mcnamara đã khuyến khích nỗ lực của Hoa Kỳ không để cho kẻ chống đối Cộng sản đánh bại chính quyền miền Nam Việt Nam.
Đối với người biểu t́nh phản đối chiến tranh lúc đó, McNamara trở thành nhân vật bị căm ghét chút ít, con diều hâu hiếu chiến kiêu ngạo chịu trách nhiệm về việc leo thang chiến tranh.
Song những cuộn băng về cuộc tọa đàm mới được công bố giữa Mcnamara và tổng thống Lyndon Johnson, được dùng trong phim Màn sương Chiến tranh, tiết lộ Johnson đã khiển trách Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng của mình v́ đă khuyên Kennedy rút các cố vấn quân sự Mỹ ra khỏi Việt Nam.
Thay vào đó, Johnson đưa bộ binh vào Việt Nam sau biến cố Vịnh Bắc bộ mà đă được khẳng định rằng tàu phóng ngư lôi của Việt Nam đă tấn công tàu chiến của Hoa Kỳ. McNamara xác nhận các cuộc tấn công này thực sự không bao giờ diễn ra.
Bị Việt Nam ám ảnh
Trước năm 1966, McNamara đă bắt đầu chất vấn sự đúng đắn của việc Hoa kỳ dính líu vào Việt Nam và, một năm sau, đă kín đáo khuyên Johnson chấm dứt chiến tranh bằng đàm phán.
Ông ấy bắt đầu cuộc điều tra toàn diện về cam kết của Mỹ đối với Việt Nam. Nhưng Johnson leo thang chiến tranh thêm nữa bằng cách ném bom miền Bắc Việt Nam.
McNamara bỏ việc vào năm 1968. Cuộc chiến tranh cuối cùng đă tước đi sinh mạng của ba triệu dân Việt Nam và 58,000 người Mỹ.
Hầu như ngay lập tức, ông ấy đã đảm nhiệm nhiệm kỳ chủ tịch Ngân hàng Thế giới nơi ông ấy tiếp tục cho đến năm1981, tập trung vào thế giới phát triển.
nhiều năm sau, ông ấy trở thành tác giả có nhiều sáng tác và giảng viên. Mặc dù vậy, vai tṛ của ông ấy trong cuộc chiến tranh Việt Nam tiếp tục ám ảnh ông ấy
Ngẫm lại thì đó là hồi ký của ông ấy đấy: Bi kịch và Bài học của Việt Nam (1995), đã truyền cảm hứng cho phim Màn sương Chiến tranh.
Ông ấy mô tả chiến tranh như là điều "thật sự sai lầm" do sự kết hợp của xu thế chống cộng sản bấy giờ, giả định sai lầm về chính sách nước ngoài và đánh giá sai lầm về quân sự.
Các nhà phê b́nh khẳng định sự thừa nhận của ông ấy sau 30 năm là quá muộn.
Vào 2004, ở tuổi 88, ông ấy đă lập gia đ́nh với Diana Byfield 70 tuổi. Đó là cuộc hôn nhân thứ hai của ông ấy - người vợ đầu tiên của ông ấy Margaret, người mà ông ấy cưới 40 năm nay, chết v́ ung thư vào năm 1981.
Robert McNamara đă có lần nói, "Tôi không tin chúng ta sẽ áp dụng quyền lực của chúng ta đơn phương. Nếu chúng ta không thể thuyết phục được các quốc gia với những tác dụng tương tự, chúng ta nên xem xét lại lập luận của chúng ta"