Tác giả Ewan Macdonald của trang Goal.com phân tích kỹ lưỡng xem giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh và các hoạt động chính trị va chạm nhau như thế nào.
Đối với nhiều người, có lẽ là hầu hết, bóng đá là một thú tiêu khiển.
Nó là dịp để người ta đắm mình vào những cuộc vui và những cảm xúc trong suốt 90 phút mỗi cuối tuần; để kết giao với những người hâm mộ cùng quan điểm; để bày tỏ niềm tự hào về đội bóng của mình theo cách riêng.
Song không thể phủ nhận rằng, với hàng triệu người khắp nơi trên thế giới, bóng đá chỉ đơn giản thế mà thôi.
Sự kiện diễn ra trên sân cỏ có thể xung đột khá gay gắt với những lĩnh vực khác của cuộc sống, nhất là các hoạt động chính trị.
Điều này đúng với các trận cầu cấp câu lạc bộ, nơi mà các đội bóng do công nhân lập nên nhanh chóng nhận thấy mình vượt quá khả năng của những tổ chức quy củ hơn ở thời kỳ sơ khai trong lịch sử bóng đá, và là nơi mà những khác biệt trải dài từ sắc tộc đến tôn giáo đến văn hoá vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Nhưng trong phạm vi thi đấu quốc tế những vấn đề như vậy thực sự nổi lên, và không ở đâu đúng hơn là tại World Cup.
Quả thật, World Cup tự bản thân nó được hình thành dựa trên sự phân chia thứ hạng có bóng dáng chính trị.
Giải đấu đầu tiên được tổ chức vào năm 1930 do Uruguay làm chủ nhà, với những lý do khá hợp lý là họ đã đoạt hai danh hiệu vô địch nghiệp dư cấp thế giới lần gần nhất tại Olympic.
Nhưng, cảm thấy bị coi thường, các quốc gia Châu Âu từ chối tham gia.
Đặc biệt khinh miệt là những quốc gia thành viên của Vương quốc Anh, không là thành viên của FIFA, đã từ chối cân nhắc tư cách thành viên trong tổ chức này, hơn là vì đường sá xa xôi.
Bốn đội tuyển quốc gia châu Âu bị thuyết phục vượt đại dương đến tham gia sự kiện.
Pháp làm nên lịch sử bằng việc ghi bàn thắng đầu tiên của World Cup do Lucien Laurent, một tiền đạo nghiệp dư và là một công nhân nhà máy thực hiện. (Đội Pháp ngày đó làm người ta chú ý vì nhiều lẽ: đội trưởng Alex Villaplane chẳng hạn, trở về nhà hoạt động cho Đức quốc xã một cách hăng hái trước khi bị hành hình vào năm 1944.)
Bất luận thế nào, Uruguay (đội cầm chắn chiến thắng tại giải đấu) từ chối đáp lễ bốn năm sau đó, tẩy chay tham gia World Cup lần đầu tiên tại Ý vì ác cảm từ màn thể hiện đáng khinh bỉ của bóng đá châu Âu trên sân chơi riêng của họ.
Ba đội tuyển vượt Đại Tây Dương; Braxin, Argentina và Mỹ đều thua những trận duy nhất của mình.
Câu chuyện người thuộc địa đá với kẻ thực dân không có nhiều ý nghĩa trên thực tế bởi bóng đá vẫn chưa phải là môn thể thao của mọi người - các đại diện của Braxin phần lớn xuất thân từ tầng lớp khá giả và câu lạc bộ Botafogo của người da trắng chiếm số lượng áp đảo - nhưng sự kình địch của châu Âu đối với châu Mỹ vẫn diễn ra nhằm xác định phần trội của bóng đá quốc tế trong những ngày sơ khai của mình.
Mối hiềm khích ấy đến nay vẫn còn, đặc biệt trong lối suy nghĩa của người Nam Mỹ.
Chiến tranh và hoà bình
Cùng với rất nhiều hoạt động xã hội dân sự khác, World Cup bị đình trệ vì Đệ nhị thế chiến.
Chiến thắng của Ý năm 1938 - trong giải đấu mà, nhân đây cũng nói thêm, là giải đấu đầu tiên chào đón một đại diện đến từ châu Á dưới danh nghĩa những người Đông Ấn thuộc Hà Lan - là giải đấu cuối cùng của FIFA cho đến năm 1950, khi giải được khôi phục trở lại tại Braxin.
Mặc dù trên thực tế chiến tranh đã chấm dứt từ năm năm trước, nhưng ảnh hưởng của nó thì người ta vẫn còn thấy rất rõ.
Nước Đức, mới bị chia cắt, có hai liên đoàn bóng đá, nhưng không liên đoàn nào đại diện cho Đông Đức.
Một đội, thay vào đó, là bang Saarland bé nhỏ, có khoảng thời gian nắm giữ thú vị nhưng lại ngắn ngủi khi lực lượng quốc tế không đạt đến trình độ cần thiết.
Tuy nhiên, việc chấp thuận vào phút cuối cùng của họ đã cho thấy, có lẽ là lần đầu tiên, châu Âu đã coi trọng việc ganh đua với Nam Mỹ, và ngược lại.
Đến người Anh cũng rất muốn cùng tham gia, nước Anh đoạt chức vô địch giải vô địch Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland để giành chỗ của mình.
Xcốt - len, một đội bóng sừng sỏ bấy giờ, khước từ đến dự dù được mời, lý do là vị trí á quân thì không xứng với phần thưởng như vậy. (Tiến nhanh về phía trước 60 năm và người ta cho rằng người Xcốt - len suy nghĩ hơi lập dị.)
Chỉ có sự rút lui của Ấn Độ là khiến World Cup 1950 không thực sự là sự kiện toàn cầu như đã được hứa hẹn.
Giải đấu sau lợi nhuận và uy tín của Cúp thế giới tiếp tục phát triển.
Với những người mong muốn nó trở thành một giải được sự công nhận rộng khắp hoàn cầu hơn nữa có thể xoá bỏ việc dính líu đến chính trị, tuy vậy, vẫn bị thất vọng.
Thực tế, về phương diện bóng đá, khi giải phát triển đến một trình độ rất cao, thì nó cũng trở thành mặt hàng xã hội và mang tính toàn cầu.
Nói cách khác, World Cup là một thương vụ lớn, và do đó có khả năng thu hút sự chú ý rất lớn của mọi người ngoài sân cỏ.
Liên Xô, chẳng hạn, đã có đủ tư cách tham dự ở lần đầu tiên vào năm 1958 trong nỗ lực phô trương sức mạnh thể thao của mình nhiều hơn với thế giới. (Điều này họ đã thực hiện, một cách xuất sắc, hoà với đội bóng đang được nhiều người hâm mộ là Anh và đá bại Áo.)
Trong khi đó Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa rút lui một cách bí hiểm sau khi đã đặt chỗ ở vòng loại khu vực châu Á.
Điều này trao cho đối thủ của họ, đội Israel, vào vòng tiếp theo mà không phải thi đấu.
Trong vòng đấu đó cả Indonesia lẫn Ai Cập đều không thể tham dự, cho nên Israel và Sudan - đội đã hạ Syria - giành quyền đi tiếp vào vòng sau và là trận cuối cùng.
Sudan từ chối đá với Israel vì những lý do chính trị và vì vậy đã rút lui hẳn khỏi giải.
Vì vậy chỉ có Israel, đội chiến thắng của khu vực Á Phi, một mình là ứng cử viên dự World Cup mà không phải đá một trận cầu nào.
FIFA quyết định chuyện này là không thể chấp nhận, do đó bất ngờ sắp xếp một trận play-off tức thời với một đội về nhì ngẫu nhiên ở khu vực châu Âu, đó là xứ Wales.
Xứ Wales đá bại những người Israel và vì vậy đủ tiêu chuẩn tham dự World Cup lần duy nhất của mình. Và tất cả là bởi Sudan không chịu đến Israel!
Những vấn đề như vậy chỉ thêm phần nghiêm trọng trong các thập niên tiếp theo.
Vào năm 1966 World Cup đến Anh lần đầu tiên mang lại cho họ chiến thắng duy nhất (cho đến nay), nhưng diễn ra mà không có một đội bóng châu Phi nào, tất cả họ từ chối lời đề nghị của FIFA là cho phép lục địa này có một suất tự động vào thẳng vòng chung kết.
Năm 1970 Ma-rốc trở thành đội châu Phi đầu tiên trong hơn 30 năm thi đấu tại một kỳ World Cup, trong một giải đấu kỳ lạ mà phi thường - gom hết những nhược điểm của bóng đá lại - ví dụ, thi đấu dưới trưa nắng chang chang để phục vụ cho lịch truyền hình ở châu Âu.
Về phần năm 1982, các khối liên minh ở châu Âu nổi lên khi Tây Đức và Áo đóng kịch thi đấu với thắng lợi 1-0 nghiêng về đội đứng trước trong trận cầu mà sẽ mãi mãi được biết đến với tên gọi "nỗi ô nhục Gijon".
Sự kiện không có kết cục như mong đợi này là một trận đấu vòng bảng được chuẩn bị từ trước cho phép cả hai quốc gia cùng nói tiếng Đức đi tiếp vào vòng sau khi loại bỏ Algeria nhờ sự sắp xếp lịch thi đấu phức tạp - người ta lại làm theo yêu cầu của truyền hình - sớm bị bãi bỏ. Kết quả chung cuộc là 1-0 nghiêng về Tây Đức, như thể nó có vấn đề.
Những năm gần đây
Hầu hết những khía cạnh chính trị mà chúng ta thấy đến lúc này đều là tiêu cực, và chủ yếu để nhằm mục đích quyền lực hay hòng giành chiến thắng.
Để thay đổi nhịp điệu hành trình một chút, hãy xem xét chiến thắng World Cup 1990 của Tây Đức.
Bức tường Bá Linh sụp đổ trước đúng 6 tháng và khi "cỗ xe tăng Đức" gầm vang mừng chiến thắng trên đất Ý, Đông Đức và Tây Đức đang tất bật công việc lựa chọn con đường chính thức đi đến tái thống nhất.
Hoàn toàn trái ngược cảnh tượng khi hai đội gặp nhau trong World Cup 1978 - một cuộc đối đầu đầy căng thẳng - thì lần này hai nước Đức cùng ăn mừng chiến thắng của Tây Đức.
Chiến thắng ấy giúp làm dịu bớt chút căng thẳng của công cuộc tái thống nhất và đưa những người bị chia rẽ đến gần nhau là điều không thể phủ nhận.
Nói công cuộc tái thống nhất kia không thể diễn ra nếu không có bóng đá là quá đáng, nhưng không phải là một sự thổi phồng hết cỡ nếu bảo nó sẽ không diễn ra nhanh như thế.
Một người ưa châm chọc có thể đưa ra lý lẽ, những con người ưu tú phía Tây Đức có thể đã vui mừng vì thắng lợi khi chiến thắng này khiến họ mất tập trung vào những thực tế của việc hợp nhất nền kinh tế khắc nghiệt; thậm chí nếu điều này đúng, thì thật dễ hiểu bóng đá đã có tác dụng như sức mạnh đoàn kết và thật tuyệt vời vì nó đã từng thường xuyên bị lãng quên trong quá khứ.
Đội tuyển Nam Tư cũng ở thời kỳ tương tự, phải thi đấu với sứ mệnh riêng.
Trước khi bán đảo Ban - căng tan vỡ trong tình trạng thê thảm, các cầu thủ Nam tư là niềm tự hào của Đông Âu.
Những người Xéc - bi như Dragan Stojkovic đứng trong đội hình bên cạnh những người Croatia như Davor Suker và những huyền thoại người Bosnia là Safet Susic và Zlatko Vujovic.
Một đội tuyển như vậy, người ta đưa những cầu thủ xuất sắc nhất của các nền văn hoá lại với nhau, rất có thể trở thành một trong những đội tuyển xuất sắc nhất mọi thời - những ngôi sao trẻ như Alen Boksic vẫn còn trong giai đoạn đang phát triển các tố chất bóng đá của mình - nhưng rồi chiến tranh xảy đến, và Nam Tư sẽ không bao giờ lại thi đấu với tư cách một đội bóng trên đấu trường quốc tế.
Hiện tại các quốc gia khu vực Ban - căng mỗi nước có đội bóng riêng - may thay, vẫn là những đội bóng mạnh, nhưng có lẽ không còn như đã từng.
Thật vậy, bản thân bóng đá đã phát huy vai trò của mình trong sự tan rã: sự kình địch giữa những nhà vô địch châu Âu tương lai là Sao đỏ Belgrade và Dinamo Zagreb nhiều tháng liền trước giải đấu đưa cuộc xung đột sắc tộc trước tâm trí mọi người.
Bốn năm sau, Andres Escobar, một hậu vệ người Colombia, đá phản lưới nhà tại World Cup 1994.
Nếu sự thật không phải là anh bị bắn chết trên đường về nhà thì điều này đối với người hâm mộ sẽ là một lời giải thích lịch sử về tai nạn đáng tiếc.
Vì sao?
Không ai biết chắc được, nhưng tại một đất nước như Colombia, mà ở đó những tay trùm ma tuý giữ quyền cai trị, thì theo những lời đồn đại, thủ phạm ra tay sát hại là những tên thua độ lớn trong thế giới ngầm.
Tiền bạc và quyền lực, những thứ bóng đá mang lại có thể là nhân tố chủ yếu. (Tuy nhiên, theo như xác định của toà án, thì Escobar bị bắn chỉ vì lời qua tiếng lại với một kẻ say xỉn ở quán rượu đã nhạo báng anh về bàn đốt lưới nhà.)
World Cup thực sự trở thành ngày hội toàn cầu vào năm 2002 với điểm đến tại Đông Á, bằng việc Nhật Bản và Hàn Quốc trở thành hai nước đồng chủ nhà đầu tiên.
Nhưng bốn năm sau, thời điểm của những sự kiện đáng nhớ bên ngoài sân cỏ thậm chí còn lớn lao hơn đã xảy ra.
Năm 2006 Bờ Biển Ngà, trước nay bị cuộc nội chiến tàn phá, đã chứng kiến những phe phái trong các trận chiến hạ vũ khí và cầm lấy những cái điều khiển từ xa, ngừng bắn để cổ vũ cho các cầu thủ Bờ Biển Ngà trong lần đầu tiên tham gia đấu trường World Cup của mình.
Tình tiết này có thể dựng thành phim được – các nhà theo dõi nhân quyền nhận thấy rằng, khi cuộc chiến diễn ra theo quy ước, người dân vẫn bị tấn công như thường - nhưng cùng một thời điểm vai trò của thể thao và những cá nhân liên quan lại giúp được phần nào cho con đường đi đến hoà bình.
Chặng đường phía trước
Những chuyện tương tự sẽ diễn ra?
Lần đầu tiên, Bắc và Nam Triều Tiên sẽ cùng tham dự một giải đấu.
Tầm quan trọng của những gì có thể xảy ra ở Nam Phi không thể bị coi nhẹ.
Vì vậy, vấn đề hệ trọng là: Phía Bắc gần đây phản ứng gay gắt với những luận điệu về vụ đắm tàu của Phía Nam, và các mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia – mô hình lý tưởng rất khó thực hiện vào thời điểm tốt nhất - đã đến mức tồi tệ nhất trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên trên sân chơi thể thao các quốc gia có mối quan hệ yêu - ghét nhiều hơn nữa.
Chính xác là cơ quan thông tin chính thức của miền Bắc về cơ bản đã cáo buộc miền Nam đầu độc cầu thủ của họ trong kế hoạch chuẩn bị cho vòng đấu loại mang tính sống còn hồi năm ngoái, nhưng trong năm 2008 các vận động viên đến từ hai miền đã cùng nhau diễu hành tại lễ khai mạc Thế vận hội.
Chúng ta sẽ chứng kiến những hình ảnh thể hiện tình huynh đệ tương tự trong năm nay?
Trong khi đó có những quốc gia khác không mấy bận tâm đến những khó khăn mình đang gặp.
Chile, gần đây bị tan tác vì trận động đất thảm khốc, đã thể hiện tình yêu với đội bóng tham dự World Cup của mình theo cách mà ngay cả đất nước cuồng nhiệt bóng đá này có lẽ chưa từng thực hiện được trong quá khứ.
Những sự kiện vô thưởng vô phạt như lễ ra mắt chiếc áo tuyển quốc gia mới đã được hưởng ứng rất sôi nổi; nếu người hùng của Chile Humberto 'Chupete' Suazo không kịp hồi phục chấn thương trước trận mở màn, thì tâm trạng của cả nước sẽ rất u ám.
Còn về Hy Lạp, quốc gia bị bẽ mặt và bị đe doạ vì tình trạng bất ổn trong dân chúng và những thảm hoạ tài chính, World Cup là cơ hội tuyệt vời để chứng tỏ rằng đất nước có dân số ít ỏi này vẫn có thể giữ được thể diện, nhiều như họ đã từng làm ở giải vô địch Châu Âu năm 2004 bằng việc giành chiến thắng trong thế của kẻ chiếu dưới rất bất ngờ.
Và chính điều đó lôi cuốn chúng ta tại Nam Phi.
Nước chủ nhà chịu nhiều áp lực trong giải đấu này.
FIFA cũng vậy.
Sứ mệnh đem giải đấu đến Nam Phi của họ có từ rất lâu, và hiện tại nó đã đạt được: bất kỳ sơ suất trong khâu tổ chức nào, bất kỳ kẽ hở an ninh nào, và bất kỳ rắc rối nào đều sẽ có những kẻ vạch lá tìm sâu xuất hiện nhiều vô kể (và dĩ nhiên cũng phải lẽ thôi).
Nhưng ngoài những mối quan ngại như vậy, đồng nghĩa với việc phải tính toán tỷ mỷ và kỹ lưỡng, là tương lai của chính bản thân Nam Phi (và châu Phi).
Dưới chế độ phân biệt chủng tộc đáng sợ, đất nước này đã sống trong tình trạng cô lập, xa lạ.
Hiện nay, Đất nước Cầu Vồng đã có cơ hội thực sự chứng minh cho thế giới rằng mình có thể thực hiện những gì đã hứa.
Không có gì là quá đáng khi nói rằng trận đấu khai mạc World Cup sẽ là, với tất cả mọi người dân Nam phi, trận cầu quan trọng nhất trong đời họ.
Điều này diễn ra cả trong lẫn ngoài sân cỏ như thế nào có thể đánh giá nhiều hơn nữa trong những năm tới nếu mọi thứ thuộc về lịch sử đều qua đi.