Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
Fall prevention: 6 ways to reduce your falling risk
Phòng tránh té ngã: 6 cách giúp bạn giảm nguy cơ té ngã
Falls put you at risk of serious injury. Prevent falls with these fall-prevention measures.
Việc té ngã khiến cho bạn có nguy cơ bị chấn thương nghiêm trọng. Hãy phòng tránh té ngã bằng những biện pháp sau đây.
Fall prevention: 6 ways to reduce your falling risk

Falls put you at risk of serious injury. Prevent falls with these fall-prevention measures.

The odds of falling each year after age 65 in the United States are about one in three. Fortunately, most of these falls aren't serious. Still, falls are the leading cause of injury and injury-related death among older adults. You're more likely to fall as you get older because of common, age-related physical changes and medical conditions — and the medications you take to treat such conditions.

You needn't let the fear of falling rule your life. Many falls and fall-related injuries are preventable with fall-prevention measures. Here's a look at six fall-prevention approaches that can help you avoid falls.

Fall-prevention step 1: Make an appointment with your doctor

Begin your fall-prevention plan by making an appointment with your doctor. You and your doctor can take a comprehensive look at your environment, your health and your medications to identify situations when you're vulnerable to falling. In order to devise a fall-prevention plan, your doctor will want to know:

    * What medications are you taking? Include all the prescription and over-the-counter medications you take, along with the dosages. Your doctor can review your medications for side effects and interactions that may increase your risk of falling. To help with fall prevention, he or she may decide to wean you off certain medications, especially those used to treat anxiety and insomnia.

    * Have you fallen before? Write down the details, including when, where and how you fell, when you almost fell but managed to grab hold of something just in time or were caught by someone.

    * Could your health conditions cause a fall? Your doctor likely wants to know about eye and ear disorders that may increase your risk of falls. Be prepared to discuss these and how comfortable you are walking — describe any dizziness, joint pain, numbness or shortness of breath that affects your walk. Your doctor may then evaluate your muscle strength, balance and walking style (gait).

Fall-prevention step 2: Keep moving

If you aren't already getting regular physical activity, consider starting a general exercise program as part of your fall-prevention plan. Consider activities such as walking, water workouts or tai chi — a gentle exercise that involves slow and graceful dance-like movements. Such activities reduce your risk of falls by improving your strength, balance, coordination and flexibility. Be sure to get your doctor's OK first.

If you avoid exercise because you're afraid it will make a fall more likely, tell your doctor. He or she may recommend carefully monitored exercise programs or give you a physical therapist who can devise a custom exercise program aimed at improving your balance, muscle strength and gait. To improve your flexibility, the physical therapist may use techniques such as electrical stimulation, massage or ultrasound. If you have inner ear problems that affect your balance, balance retraining exercises (vestibular rehabilitation) may help.

Fall-prevention step 3: Wear sensible shoes

Consider changing your footwear as part of your fall-prevention plan. High heels, floppy slippers and shoes with slick soles can make you slip, stumble and fall.

    * Have your feet measured each time you buy shoes, since your size can change.

    * Buy properly fitting, sturdy shoes with nonskid soles.

    * Avoid shoes with extra-thick soles.

    * Choose lace-up shoes instead of slip-ons, and keep the laces tied.

    * Select footwear with fabric fasteners if you have trouble tying laces.

    * Shop in the men's department if you're a woman who can't find wide enough shoes.

If bending over to put on your shoes puts you off balance, consider a long shoehorn that helps you slip your shoes on without bending over.

Fall-prevention step 4: Remove home hazards

As part of your fall-prevention measures, take a look around you — your living room, kitchen, bedroom, bathroom, hallways and stairways may be filled with traps. Clutter can get in your way, but so can the decorative accents you add to your home. To make your home safer, you might try these tips:

    * Remove boxes, newspapers, electrical cords and phone cords from walkways.

    * Move coffee tables, magazine racks and plant stands from high-traffic areas.

    * Secure loose rugs with double-faced tape, tacks or a slip-resistant backing.

    * Repair loose, wooden floorboards and carpeting right away.

    * Store clothing, dishes, food and other household necessities within easy reach.

    * Immediately clean spilled liquids, grease or food.

    * Use nonskid floor wax.

    * Use nonslip mats in your bathtub or shower.

Fall-prevention step 5: Light up your living space

As you get older, less light reaches the back of your eyes where you sense color and motion. So keep your home brightly lit with 100-watt bulbs or higher to avoid tripping on objects that are hard to see. Don't use bulbs that exceed the wattage rating on lamps, however, since this can present a fire hazard. Also:

    * Place a lamp near your bed and within reach so that you can use it if you get up at night.

    * Make clear paths to light switches that aren't near room entrances. Consider installing glow-in-the-dark or illuminated switches.

    * Place night lights in your bedroom, bathroom and hallways.

    * Turn on the lights before going up or down stairs. This might require installing switches at the top and bottom of stairs.

    * Store flashlights in easy-to-find places in case of power outages.

Fall-prevention step 6: Use assistive devices

Your doctor might recommend using a cane or walker to keep you steady. Other assistive devices can help, too. All sorts of gadgets have been invented to make everyday tasks easier. Some you might consider:

    * Grab bars mounted inside and just outside your shower or bathtub.

    * A raised toilet seat or one with armrests to stabilize yourself.

    * A sturdy plastic seat placed in your shower or tub so that you can sit down if you need to. Buy a hand-held shower nozzle so that you can shower sitting down.

    * Handrails on both sides of stairways.

    * Nonslip treads on bare-wood steps.

Ask your doctor for other ways to prevent falls in your home. Some solutions are easily installed and relatively inexpensive. Others may require professional help and more of an investment. If you plan on staying in your home for many more years, an investment in safety and fall prevention now may make that possible.

Phòng tránh té ngã: 6 cách giúp bạn giảm nguy cơ té ngã

Việc té ngã khiến cho bạn có nguy cơ bị chấn thương nghiêm trọng. Hãy phòng tránh té ngã bằng những biện pháp sau đây.

Người ta ước tính mỗi năm trên đất nước Mỹ tỉ lệ cứ 3 người già trên 65 tuổi thì có 1 người bị ngã. May mắn là, hầu hết các trường hợp té ngã đều không nguy hiểm. Tuy vậy, té ngã vẫn là nguyên nhân chấn thương và tử vong vì thương tích hàng đầu cho người già. Càng lớn tuổi thì chúng ta càng dễ dàng té ngã vì cơ thể của chúng ta có những thay đổi bề ngoài thường thấy liên quan đến tuổi tác và những bệnh tật chúng ta đang mang – và cả các thứ thuốc mà chúng ta đang dùng để chữa bệnh cũng làm cho chúng ta té ngã.

Bạn chớ nên để nỗi sợ hãi bị té ngã khống chế cuộc sống của mình. Nhiều trường hợp té ngã và chấn thương té ngã có thể phòng tránh được bằng các biện pháp phòng tránh té ngã. Dưới đây là 6 cách có thể giúp bạn tránh té ngã.

Biện pháp 1 : hẹn gặp bác sĩ

Hãy bắt đầu kế hoạch phòng tránh té ngã bằng cách hẹn gặp bác sĩ của bạn. Bạn và bác sĩ có thể tìm hiểu tổng quát từ môi trường sống, sức khỏe đến những món thốc mà bạn đang dùng để xác định tình huống khiến bạn dễ bị té ngã. Để lên kế hoạch phòng tránh té ngã, những câu hỏi bác sĩ nên đặt ra là:

* Bạn đang dùng những thứ thuốc gì? Gồm tất cả các toa thuốc; thuốc mua tự do không toa và cả liều lượng nữa. Bác sĩ sẽ kiểm lại các loại thuốc và cho biết tác các dụng phụ và tương tác của thuốc có thể khiến bạn bị té ngã. Để phòng ngừa té ngã, bác sĩ có thể cho bạn ngừng hẳn một vài thứ thuốc nào đó, nhất là những loại thuốc an thần và mất ngủ.

* Trước đây bạn đã bị ngã bao giờ chưa? Hãy viết lại chi tiết, như bạn ngã khi nào, ở đâu và ngã như thế nào, kể cả những khi suýt ngã nhưng đã kịp chộp được vật gì đó hoặc được ai đó đỡ để gượng dậy.

* Có phải tình trạng sức khỏe làm cho bạn bị ngã? Bác sĩ có thể muốn kiểm tra xem mắt và tai bạn có vấn đề khiến bạn càng có nguy cơ bị ngã. Hãy kể cho bác sĩ nghe là bạn đi đứng thoải mái như thế nào-kể rõ tình trạng chóng mặt, đau khớp xương, tê chân hay khó thở ảnh hưởng như thế nào đến việc đi đứng của bạn. Bác sĩ có thể đánh giá sức khỏe cơ, độ cân bằng và cách đi đứng của bạn.

Biện pháp 2: tiếp tục vận động

Nếu bạn không hoạt động thể chất đều đặn thì hãy nên cân nhắc việc bắt đầu một chương trình thể dục tổng quát như một phần trong kế hoạch phòng tránh té ngã. Hãy để ý các hoạt động như đi bộ, vận động dưới nước hoặc thái cực quyền-một môn vận động nhẹ nhàng gồm nhiều động tác chậm và duyên dáng như các động tác khiêu vũ. Các hoạt động này giúp bạn giảm nguy cơ té ngã do nâng cao sức lực, thăng bằng, phối hợp và dẻo dai. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.

Nếu bạn tránh tập thể dục vì sợ rằng có thể làm cho bạn ngã nhiều hơn, hãy kể cho bác sĩ nghe về điều này. Bác sĩ sẽ có thể giới thiệu cho bạn các chương trình thể dục được giám sát cẩn thận hoặc để một nhà vật lý trị liệu có thể nghĩ ra chương trình thể dục quen thuộc nhằm giữ thăng bằng, dáng đi và sức mạnh cơ bắp cho bạn. Để giúp bạn nâng cao khả năng dẻo dai, nhà vật lý trị liệu có thể sử dụng các kỹ thuật như là kích thích điện, xoa bóp hoặc dùng sóng siêu âm. Nếu bạn có vấn đề về tai trong ảnh hưởng đến độ thăng bằng thì các bài tập giữ thăng bằng (phục hồi tiền đình) rất có tác dụng.

Biện pháp 3: mang giày phù hợp

Hãy xem lại việc thay đổi giày dép của bạn trong kế hoạch phòng tránh té ngã. Giày cao gót, dép lê mềm và giày có đế trơn có thể làm bạn trượt chân, vấp chân và té ngã.

* Nên đo bàn chân của bạn mỗi khi mua giày, vì kích cỡ chân của bạn có thể thay đổi.

* Nên chọn giày phù hợp và chắc chắn có đế không trơn.

* Tránh mang giày có đế quá dày.

* Nên chọn giày có quai gài chặt thay vì dép xỏ ngón, và nên cột dây giày.

* Nên chọn mua giày dép có khoá bằng vải nếu bạn thấy khó khăn khi phải thắt dây giày.

* Nếu là phụ nữ có bàn chân rộng bề ngang, khó tìm đúng kích cỡ đủ rộng thì bạn có thể chọn mua ở cửa hàng giày dép của nam.

Nếu khi cúi xuống để mang giày làm cho bạn mất thăng bằng thì nên nghĩ tới việc dùng bót đi giày dài có thể giúp bạn mang giày vào một cách dễ dàng mà không cần phải gập người.

Biện pháp 4: Bỏ những chướng ngại nguy hiểm trong nhà

Hãy quan sát xung quanh bạn –đó là một trong các biện pháp giúp bạn phòng tránh té ngã, từ phòng khách đến nhà bếp, phòng ngủ, phòng tắm, cầu thang và hành lang có thể là những nơi làm bạn ngã. Những đồ dùng linh tinh dùng để trang trí nhà cửa có thể là chướng ngại vật của bạn. Để giúp cho ngôi nhà của bạn trở nên an toàn hơn, hãy thử các bí quyết sau:

* Hãy dẹp hết các thùng hộp, giấy báo, dây điện và dây điện thoại khỏi các lối đi bộ.

* Dẹp hết các bàn thấp, giá đựng tạp chí và giá bày cây cảnh khỏi những nơi thường qua lại.

* Hãy dán chặt những tấm thảm rời bằng băng keo hai mặt, đinh bấm hoặc thảm có mặt dưới chống trợt.

* Những chỗ sàn gỗ hay thảm bị bong ra thì nên sửa lại ngay.

* Nên để quần áo, chén dĩa, thức ăn và các vật dụng sinh hoạt cần thiết khác ở chỗ dễ lấy.

* Nên lau chùi các chất lỏng, dầu mỡ hay thức ăn bị đổ ngay lập tức.

* Chùi sàn nhà bằng chất sáp chống trợt.

* Nên để những miếng thảm chống trợt trong bồn tắm hay vòi hoa sen.

Biện pháp 5: Bật đèn sáng nơi ở của bạn

Càng lớn tuổi thì ánh sáng sẽ đến phần sau của mắt ít hơn khiến bạn ít cảm nhận được màu sắc và chuyển động. Vì vậy nên bật đèn sáng ngôi nhà bạn bằng bóng đèn 100 W hoặc cao hơn để tránh bị vấp vào các vật dụng mà bạn khó nhìn thấy. Tuy nhiên, không nên dùng các bóng đèn vượt quá số Watt an toàn vì điều này có thể gây hoả hoạn. Ngoài ra, bạn nên:

* Để một bóng đèn gần giường và tay có thể với tới được đề phòng khi bạn thức dậy vào ban đêm.

* Dọn chỗ trống để đi đến chỗ công tắc đèn dễ dàng nếu nó không nằm ngay cửa vào phòng. Hãy dùng các công tắc có lân quang hoặc các công tắc phát sáng trong bóng tối.

* Gắn đèn đêm trong phòng ngủ, phòng tắm và hành lang.

* Bật đèn sáng trước khi đi lên hoặc xuống cầu thang. Bạn có thể gắn công tắc ngay đầu hay chân cầu thang.

* Để đèn pin ở chỗ dễ tìm đề phòng trường hợp cúp điện.

Biện pháp 6: Dùng các dụng cụ trợ giúp

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng gậy hoặc khung tập đi để giữ thăng bằng cho bạn. Các dụng cụ trợ giúp cũng rất hiệu quả. Tất cả các đồ vật đều được phát minh nhằm giúp hoạt động hàng ngày trở nên dễ dàng hơn. Bạn nên thử dùng những thứ sau:

* Gắn thanh vịn bên trong và ngay bên ngoài cửa bồn tắm hay vòi hoa sen.

* Gắn bồn cầu cao hay có chỗ gác tay để ngồi cho vững.

* Đặt một chiếc ghế nhựa chắc chắn trong bồn tắm hay dưới vòi hoa sen để có thể ngồi khi cần thiết. Dùng vòi hoa sen cầm tay để bạn có thể tắm ngồi được.

* Gắn tay vịn ở hai bên cầu thang.

* Nấc thang phải không trơn.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về những cách khác để phòng tránh té ngã ở nhà. Một số giải pháp có thể dễ dàng thực hiện và tương đối rẻ tiền. Những cách khác có thể đòi hỏi nhiều trợ giúp chuyên nghiệp hơn và đầu tư nhiều hơn. Nếu bạn có ý định ở nhà mình lâu thêm nữa thì chuyện đầu tư vào việc an toàn và phòng tránh té ngã có thể là điều đáng phải làm ngay từ bây giờ.

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.