Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
What is cancer?
Ung thư là gì?
The human body is made up of hundreds of different types of cell, all of which behave differently.
Cơ thể con người được tạo nên từ hàng trăm loại tế bào khác nhau, và tất cả đều có chức năng khác nhau.
What is cancer

The human body is made up of hundreds of different types of cell, all of which behave differently.

A cell in the kidney, although it contains the same genetic information as a brain cell, performs a completely separate role.

Cancer happens when a tiny part of the cell's mechanism goes wrong.

What is a cancer cell?

And just as there are hundreds of types of cell, there are hundreds of types of cancer, few of which can be treated in the same way.

Every cell's life is mapped out in advance by coded instructions, called genes, held in its nucleus.

These tell it how to behave, when to reproduce by dividing - and when to die.

When the instructions relating to cell multiplication and dying are wrong, the cell may start dividing uncontrollably, and not die when it should.

In addition, the cancer may not follow the usual instructions that keep cells spaced out properly.

Every time the cell divides, the "bad" instruction is reproduced, so the out-of-control multiplication carries on.

As these cells can be multiplying more rapidly than healthy cells, the cancer cells can form a growing lump in the body called a tumour or a lesion.

As this gets larger, it can even grow its own vessels to keep it supplied with blood.

A benign, or non-cancerous tumour shares this uncontrolled growth, but will not generally invade neighbouring tissues and damage them.

Tumours which do this are "malignant", or "cancerous".

The type of cell in which the cancer starts will generally determine the speed at which it grows, and its resistance to treatment, although there are many variations.

Cancers harm health in a number of ways. The very size of the tumour can interfere with nearby organs, or ducts which carry important chemicals, causing pain or other symptoms.

For example, a tumour on the pancreas can grow to block the bile duct, leading to the patient developing obstructive jaundice.

And a brain tumour can push on important parts of the brain, causing blackouts, fits and other problems.

Even benign tumours can cause these problems if located in the wrong place.

When a cancer invade nearby tissues, they can cause bleeding from damaged blood vessels, and stop the organ which they are invading from working properly.

What happens if it spreads?

As a tumour grows, cells can break off and start growing on adjacent tissues and organs.

For example, if a bowel cancer has spread through the wall of the bowel itself, it can start growing on the bladder.

Cells can also enter the bloodstream and travel to distant organs, such as the lungs or brain.

The technical term for this is "metastasis".

When new tumours form on distant organs, they behave like the original tumour - so a bowel cancer cell growing in the lung will be lung cancer.

Once other organs are involved, then any symptoms of the cancer can get worse.

However, it may be some time before a growing cancer in certain parts of the body produces symptoms that the patient can notice.

Once a cancer has started to spread beyond its original site, then the chances of a cure often begin to fall, as it becomes more difficult to treat.

How is it treated?

There are three principal ways of treating cancer.

The first is surgery, normally an operation to remove the cancerous growth, and, depending on its type, nearby tissues and organs.

A cancer patient may first undergo a minor operation called a biopsy to take a small sample of the cancer for analysis.

The surgeon will try to remove as much of the cancer as possible, but sometimes extra treatment will be needed.

This could either take the form of radiotherapy or chemotherapy, or a combination of treatments.

http://news.bbc.co.uk/2/hi/health/3243569.stm

What is chemotherapy?

Chemotherapy is drug treatment which is used to try and kill cancer cells or stop them spreading.

Different cancer cells respond to different drugs, so not all chemotherapy is the same.

Sometimes as many as eight different drugs is employed to get the best effect, and doctors are constantly trying out new combinations to improve treatment.

Chemotherapy is often associated with debillitating side effects, but many types of modern chemotherapy cause only mild problems.

Who gets chemotherapy?

Because chemotherapy drugs are usually injected into the blood, they travel around the body and can attack cancer cells regardless of where they find them.

For this reason, doctors will use them when they think there might be cancer cells in more than one part of the body.

If some cancers have been growing for a while undetected, bits of them can break away from the main tumour and travel to either nearby tissue, or to more distant organs like the liver and lungs - and start growing there.

A surgeon can only cut out the a main cancer tumour, and nearby tissues which may be involved.

Radiotherapy, which uses radiation to destroy cancer cells, can only be given to small areas of the body or it will cause damage to too many healthy cells.

Often, after an operation to remove cancer, chemotherapy will be given to "mop up" any remaining cells.

Some cancers, such as leukaemia, need chemotherapy because they involve cells which are found throughout the body.

Chemotherapy can be given to shrink a tumour to make it easier for the surgeon to remove.

It can also ease the symptoms of patients whose cancer is not curable.

How does it work?

Chemotherapy, in its traditional sense, is a chemical which is poisonous to cancer cells and kills them.

This is called a cytotoxic chemical - one very early chemotherapy was produced from mustard gas, which was used as chemical weaponry during the First World War.

However, anything which is poisonous to cancer cells may also be poisonous to the body's healthy cells, which it needs to survive.

The trick with chemotherapy is to find a chemical which kills as many cancer cells as possible, and as few healthy cells.

Doctors have been getting increasingly successful at developing such chemicals, by spotting the differences between the cancer cells and neighbouring normal cells, and exploiting them.

The principle difference between many cancer cells and normal cells is the speed at which they reproduce, or divide.

Cancers tend to be dividing and growing faster than other cells in the body - which is why lumps or tumours sometimes appear.

Other cancer cells may become more or less active in response to natural chemicals called hormones produced by the body.

Some chemotherapy harnesses this reaction to control the growth of the cancer cells, so rather than poisoning the cells, they starve them of something they need to grow and multiply.

Cancer cells are not attacked by the body's own immune defence system because the immune system does not recognise them as foreign.

Some chemotherapies try to programme the immune system to see the cancer cells as foreign so they can be attacked and destroyed.

How is it given?

Often, chemotherapy is delivered by injection into a blood vein.

In many cases a saline drip will be set up to dilute the drug as it enters the body. This stops it harming the vein because it is so concentrated.

If the patient needs frequent doses of different drugs, to avoid the discomfort of having to have separate injections every time by having a tube kept in the vein which attaches to the syringe. This line is often left in a vein in the chest - one type is called a "Hickman line".

Sometimes, a concentrated dose of chemotherapy is needed on a particular part of the body, and side effects can be lessened by injecting it directly onto the cancerous area.

For example, for some bladder cancers, the drug can be pumped into the bladder so it works directly on the tissue involved.

How long chemotherapy courses last varies between different cancer types, with some being given intensively over a fortnight, normally in hospital, and some over a period of months.

What about side-effects?

Because some chemotherapy targets fast-growing, or fast-dividing cells, it is more likely to harm similar cells in the body.

These include the cells in the hair follicles, which is why cancer treatment is often associated with hair loss, although hair does regrow once treatment has ended.

Other fast-dividing cells can be found in the stomach and bowel lining, which leads to nausea and diarrhoea.

There are, however, drugs which help control this, and timing meals to avoid having a full stomach when the drugs take effect can also help in some cases.

Other types of normal cell that can suffer are the blood cells.

Red cells are important to carry oxygen to keep other cells alive. Other blood cells help stave off infection.

As a result, chemotherapy patients may be more prone to infections, and find them harder to fight off.

Hospitals will take regular blood tests to monitor the levels of different cells. This is called a full blood count.

Generally, patients on chemotherapy can be expected to have less energy than usual, or perhaps even feel extreme fatigue.

Chemotherapy can also affect the fertility of both men and women, and both can now freeze their sperm and eggs with the hope of using them to produce a test-tube baby.

Source: http://news.bbc.co.uk/2/hi/health/3243613.stm

What is radiotherapy?

It has long been known that radiation can damage human cells - and radiotherapy harnesses that power to treat cancers.

Ionizing radiation - similar to x-rays - can penetrate tissue, and alter the part of the cell which regulates its growth and reproduction.

Healthy cells can recover from this damage, while cancer cells cannot.

There are two types of radiotherapy - delivered from outside the body by a machine, and using radioactive implants placed inside the body.

Researchers are working to increase the effectiveness of radiotherapy by targeting the beam of energy more precisely, and making the cancer cells more sensitive to it.

Who gets radiotherapy?

The principal use of radiotherapy is to tackle solid tumours found in just one location, for example skin, brain, breast or uterine cancers.

Sometimes doctors will use the treatment to shrink a tumour so that a subsequent operation will be more effective.

In some cases, for example in invasive bladder cancer, radiotherapy is considered as the first option, as an alternative to surgery that would have permanent effects on the lifestyle of the patient.

But although radiotherapy alone can cure many cancers, in other cases the radiotherapy is given after surgery over the surrounding area to "mop up" any remaining cells which have spread from the original cancer site.

If there is a suspicion or firm evidence that cells could have spread further afield, then chemotherapy may be the preferred option.

What form does treatment take?

If the radiotherapy is delivered by a machine, then the patient will normally be given repeated treatments over a brief period.

Although treatment timing varies depending on the type of cancer, its location, size, and the dose chosen by the doctors, it is not unusual to be given treatments every day for a few weeks.

If the therapy involves inserting a radioactive implant near a tumour, then a brief hospital stay is normally needed.

What about side-effects?

Although the treatment itself is painless at the time, the cumulative effect of many sessions does produce side effects.

The radiation can produce a sunburn-like effect on the skin as it passes through. The extent of this depends on the number and intensity of treatments.

There can be hair loss in the area being treated - which is usually temporary.

The treatment can also leave the patient feeling fatigued and generally lethargic.

Are there long-term risks?

Ionizing radiation produces changes within the genetic structure of the body's cells, and there is a small risk that an increased radiation dose leads to changes in healthy cells which can cause cancer.

New equipment and techniques help to reduce the risk of side effects by targeting doses more accurately on the cancer, thus lowering the dose received by critical organs and tissue around the treatment area, while allowing the malignant tissue itself to be zapped by higher doses than before.

Older radiotherapy equipment tended to target a larger area, so healthy tissue as well as cancerous tissue would be irradiated, increasing the risk of side effects.

The UK government is now investing in the latest machines.

The risks of medical radiation exposure are miniscule when compared to the risks to the patient's health of not having the treatment.

What's likely to happen in the future?

Researchers are fine-tuning radiotherapy to improve the outcomes for patients.

The main efforts focus on delivering a more powerful radiotherapy beam accurately to smaller and smaller targets.

Some drugs seem to make cancer cells more vulnerable to radiation, which means less powerful radiotherapy, or fewer sessions, are needed.

Another field of research is looking at heating cells in a specific area to make them more sensitive to radiotherapy.

What is cancer

Cơ thể con người được tạo nên từ hàng trăm loại tế bào khác nhau, và tất cả đều có chức năng khác nhau.

Một tế bào trong thận, mặc dù nó chứa các thông tin di truyền hệt như một tế bào não, lại có một vai trò hoàn toàn khác biệt.

Ung thư xảy ra khi một phần rất nhỏ của cơ chế tế bào bị sai lệch.

Một tế bào ung thư là gì?

Và do có hàng trăm loại tế bào khác nhau, nên cũng có hàng trăm dạng ung thư, chỉ một vài loại là có thể chữa được bằng cùng một cách.

Đời sống của mỗi tế bào đều được xây dựng một cách tinh xảo do cơ chế mã hoá, gọi là gien, chứa trong nhân tế bào.

Các gien này “ra lệnh” cho tế bào phải làm gì, khi nào thì sinh sản bằng cách phân chia – và khi nào thì chết đi.

Khi các chỉ dẫn liên quan đến sự phân chia và chết đi của tế bào bị sai lệch, tế bào bắt đầu phân chia không có kiểm soát và không chết đi khi cần thiết.

Thêm vào đó, bệnh ung thư cũng không tuân theo các cơ chế thông thường giữ cho tế bào phân phối đúng.

Mỗi khi tế bào phân chia, những chỉ dẫn “xấu” lại được nhân lên, do đó việc phân chia loạn xạ lại càng lan rộng.

Khi những tế bào ung thư này sinh sôi nhanh hơn nhiều so với những tế bào khỏe mạnh, thì chúng có thể tạo thành nhóm cục u trong cơ thể gọi là khối u hay thương tổn.

Khi khối u lớn lên, nó thậm chí có thể phát triển mạch máu riêng để cung cấp máu cho nó.

Một khối u lành tính hay không gây ung thư cũng phát triển không kiểm soát, nhưng sẽ không xâm lấn và làm hư hại các mô bên cạnh nó.

Ngược lại thì các khối u đó chính là khối u ác tính hoặc khối u ung thư.

Loại tế bào mà trong đó ung thư hình thành sẽ thường quyết định tốc độ phát triển và sức kháng điều trị của nó, mặc dù có rất nhiều khác biệt.

Ung thư tác động xấu đến sức khoẻ trong rất nhiều cách. Các kích thước của khối u có thể gây rắc rối cho các cơ quan liền kề, hoặc những ống dẫn các chất hoá học trong cơ thể, gây đau đớn hoặc những triệu chứng khác.

Ví dụ, một khối u trên tuyến tuỵ có thể phát triển làm nghẽn ống mật, làm cho bệnh nhân sẽ bị mắc chứng vàng da do tắc mật.

Và một khối u não có thể chèn ép vào những vùng quan trọng của não, gây ra chứng tối tăm thị giác, những cơn choáng ngất và nhiều vấn đề khác.

Ngay cả những khối u lành tính cũng gây ra những vấn đề trên nếu như nó nằm không đúng nơi.

Khi ung thư lan rộng sang những mô gần kề, nó có thể gây chảy máu từ các mạch máu bị tổn thương, và làm cho các cơ quan bị tác động không thể hoạt động bình thường nữa.

Điều gì xảy ra khi ung thư lan rộng?

Khi một khối u phát triển, các tế bào có thể bị phá vỡ và bắt đầu phát triển trên các mô và cơ quan kế cận.

Ví dụ, nếu ung thư ruột lan rộng qua thành ruột, nó sẽ có thể bắt đầu phát triển ở bàng quang.

Các tế bào cũng có thể đi vào máu và tới các cơ quan ở xa, như phổi hoặc não.

Thuật ngữ chuyên môn dùng để chỉ hiện tượng này là “sự di căn”

Khi những khối u mới hình thành trên các cơ quan ở xa, nó tác động giống hệt khối u nguyên thuỷ – do đó một ung thư ruột di căn lên phổi sẽ trở thành ung thư phổi.

Một khi các cơ quan khác đều bị ảnh hưởng thì mọi triệu chứng của bệnh ung thư sẽ càng tệ đi.

Tuy nhiên, đôi khi lúc ung thư chưa di căn đến những phần khác nhau của cơ thể thì nó đã tạo ra một số triệu chứng mà bệnh nhân có thể phát hiện được.

Khi ung thư bắt đầu lan rộng khỏi vị trí ban đầu của nó, thì cơ hội cứu chữa thường mất đi, vì khi đó nó trở nên rất khó điều trị.

Chữa trị như thế nào?

Có 3 cách chữa trị ung thư chính.

Các đầu tiên là phẫu thuật, thường là một phẫu thuật cắt bỏ khối u ung thư và các mô, cơ quan gần kề, dựa trên loại ung thư nào.

Bệnh nhân ung thư trước tiên có thể phải trải qua một cuộc tiểu phẫu, gọi là sinh thiết để lấy một mẫu nhỏ của khối u ung thư làm phân tích.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ cố gắng cắt bỏ càng nhiều càng tốt các phần bị ung thư, nhưng đôi khi phải cần những biện pháp điều trị khác.

Các biện pháp đó là hoá trị hoặc xạ trị, hoặc kết hợp cả 2 cách.

Hoá trị là gì?

Hóa trị là cách chữa trị bằng thuốc sử dụng để cố gắng giết các tế bào ung thư hoặc ngăn chặn chúng phát tán.

Các tế bào ung thư khác nhau đáp ứng thuốc khác nhau, do đó không phải tất cả cách hoá trị đều như nhau.

Đôi khi phải kết hợp đến 8 loại thuốc khác nhau để có được hiệu quả tốt nhất, và các bác sĩ đang liên tục thử các cách kết hợp mới để nâng cao hiệu quả chữa trị.

Hoá trị thường đi kèm với các tác dụng phụ xấu, nhưng nhiều dạng hoá trị mới chỉ gây ra những vấn đề không đáng kể.

Ai cần điều trị bằng hóa trị

Bởi vì các thuốc sử dụng trong hoá trị thường được tiêm thẳng vào máu, nên chúng sẽ được vận chuyển khắp cơ thể và có thể tấn công các tế bào ung thư ở bất cứ nơi nào.

Vì lý do đó, bác sĩ sẽ sử dụng cách hoá trị khi họ cho rằng các tế bào ung thư xuất hiện ở nhiều nơi trong cơ thể.

Nếu một số bệnh ung thư đã phát triển trong một thời gian mà không bị phát hiện, một phần của chúng có thể tách ra khỏi khối u chính và di chuyển đến các mô liền kề, hoặc đến những cơ quan ở xa hơn như gan và phổi – và bắt đầu phát triển ở những nơi đó.

Bác sĩ phẫu thuật chỉ có thể cắt bỏ khối u ung thư chính và các mô bị liên luỵ gần kề.

Xạ trị, phương pháp sử dụng tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư, chỉ có thể áp dụng ở những vùng nhỏ của cơ thể, nếu không nó sẽ huỷ hoại quá nhiều tế bào khoẻ mạnh khác.

Thông thường, sau một cuộc phẫu thuật cắt bỏ khối u, liệu pháp hoá trị sẽ được áp dụng để xử lý các tế bào bệnh còn sót lại.

Một số ung thư, như ung thư máu (bệnh bạch cầu), cần phải thực hiện hoá trị bởi vì nó bao gồm nhiều tế bào trong khắp cơ thể.

Hoá trị có thể làm teo khối u khiến cho việc giải phẫu cắt bỏ nó dễ dàng hơn.

Hoá trị cũng giúp làm giảm nhẹ những triệu chứng mà bệnh nhân bị ung thư không còn chữa trị được phải chịu đựng.

Cách tác động của hoá trị như thế nào?

Hoá trị, theo cách hiểu truyền thống về nó, là một hoá chất độc hại đối với các tế bào ung thư và sẽ giết chết các tế bào này.

Nó được gọi là một hoá chất có khả năng ngăn cản sự phân bào – thời kỳ đầu, hoá trị sử dụng khí mù tạc (chất mù tạc lưu huỳnh), một chất được dùng như vũ khí hoá học trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.

Tuy nhiên, bất cứ chất gì mà gây hại cho các tế bào ung thư thì cũng đồng thời ảnh hưởng xấu đến những tế bào khoẻ mạnh cần phải được sống sót của cơ thể.

Cái khó của phương pháp hóa trị là phải tìm đúng một hoá chất có thể tiêu diệt càng nhiều tế bào ung thư càng tốt đồng thời ít tác hại đến các tế bào khoẻ mạnh nhất.

Các bác sĩ đã đang đạt được nhiều thành công trong việc phát triển các hoá chất như vậy, bằng cách đưa ra những khác biệt giữa tế bào ung thư và các tế bào bình thường bên cạnh và khai thác các khác biệt đó.

Khác biệt chủ yếu giữa tế bào ung thư và tế bào bình thường là vận tốc sinh sản hay phân chia của chúng.

Ung thư thường phân chia và phát triển nhanh hơn so với các tế bào khác trong cơ thể – đó là lý đo tại sao các u bướu thỉnh thoảng lại xuất hiện.

Các tế bào ung thư khác có thể có thể tăng hay giảm hoạt tính đáp lại các hoá chất tự nhiên gọi là hoóc-môn sản xuất bởi cơ thể.

Một số cách hoá trị lợi dụng phản ứng trên để kiểm soát việc tăng trưởng của tế bào ung thư, do đó thay vì “đầu độc” tế bào ung thư, thì phương pháp hoá trị có tác dụng làm suy kiệt tế bào ung thư bằng cách không cung cấp cho chúng những dưỡng chất cần thiết để sinh trưởng.

Tế bào ung thư không bị tấn công bởi chính hệ miễn dịch của cơ thể bởi vì hệ miễn dịch không xem các tế bào đó là dị vật.

Một số cách hoá trị cố gắng lập trình cho hệ miễn dịch để nhận biết tế bào ung thư như những dị vật để có thể tấn công và tiêu huỷ chúng.

Cách thức hoá trị?

Thông thường, hoá trị được thực hiện bằng cách đưa thuốc vào thông qua tĩnh mạch.

Trong rất nhiều trường hợp, dung dịch muối truyền chậm sẽ được dùng để làm loãng thuốc khi đưa vào cơ thể. Việc này giúp ngăn ngừa thuốc làm tổn hại đến tĩnh mạch bởi vì nồng độ nó rất đậm đặc.

Nếu bệnh nhân thường xuyên cần các liều thuốc khác nhau, người ta sẽ dùng 1 ống gắn cố định trong tĩnh mạch có thể nối với bơm tiêm để tránh bất tiện của việc phải tiêm nhiều lần riêng biệt. Ống truyền này thường đưa vào trong tĩnh mạch ngực – và được gọi là ống truyền Hickman.

Đôi khi cần phải đưa một liều hoá trị cao vào một nơi cụ thể trong cơ thể, và các tác dụng phụ sẽ được giảm bớt bằng cách tiêm thuốc trực tiếp vào vùng bị ung thư.

Ví dụ, đối với một số ung thư bàng quang, có thể tiêm thuốc vào bàng quang để nó tác động trực tiếp lên các mô bị bệnh.

Tuỳ vào loại ung thư mà thời gian dùng liệu pháp hoá trị cũng thay đổi, một số bệnh chỉ cần điều trị tích cực tại bệnh viện trong chừng 2 tuần, còn một số lại phải đến vài tháng.

Các tác dụng phụ?

Bởi vì một số cách hoá trị đặt mục tiêu vào các tế bào phát triển hay phân chia nhanh, nên nó thường gây hại cho các tế bào tương tự trong cơ thể.

Các tế bào có thể bị ảnh hưởng là tế bào nang lông, đó là lý do tại sao các phương pháp chữa trị ung thư lại thường đi kèm với việc làm rụng tóc, mặc dù sau này tóc sẽ mọc trở lại sau khi ngưng điều trị.

Các tế bào phân chia nhanh khác có thể thấy trong bao tử và niêm mạc ruột, nên dẫn đến tình trạng buồn nôn và tiêu chảy.

Tuy nhiên, có thể dùng thuốc hoặc định thời gian các bữa ăn để tránh làm đầy bao tử khi thuốc đang tác động cũng là các cách để giảm buồn nôn.

Các tế bào bình thường khác có thể cũng bị ảnh hưởng là các tế bào máu.

Hồng cầu rất quan trọng do nó có chức năng mang oxy cung cấp cho tế bào. Các tế bào máu khác có chức năng ngăn chặn nhiễm trùng.

Do đó, hậu quả là khả năng đề kháng của bệnh nhân chịu hoá trị liệu rất yếu và rất dễ bị nhiễm trùng.

Bệnh viện sẽ thường xuyên làm các xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng các tế bào khác nhau. Xét nghiệm này được gọi là đếm máu toàn diện.

Nói chung, bệnh nhân phải dùng hoá trị thường sẽ rất yếu, rất mệt mỏi.

Hóa trị cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam giới và phụ nữ, và cả 2 giới đều có thể dùng biện pháp đông lạnh trứng và tinh trùng để làm thụ tinh nhân tạo sau này.

Xạ trị là gì?

Lâu nay chúng ta đã biết rằng tia bức xạ có thể gây hại có các tế bào của con người – và liệu pháp xạ trị lợi dụng điều này để chữa trị ung thư.

Tia bức xạ ion hoá - tương tự với tia X đã - có thể xâm nhập vào mô, và thay đổi một phần của tế bào có chức năng kiểm soát sự sinh trưởng và sinh sản.

Tế bào lành mạnh có thể khôi phục lại sau tổn hại này, trong khi tế bào ung thư thì không thể.

Có hai loại xạ trị - cung cấp từ bên ngoài cơ thể bằng máy, và sử dụng vật cấy ghép phóng xạ đặt bên trong cơ thể.

Các nhà nghiên cứu đang làm việc để tăng hiệu quả của xạ trị bằng cách nhắm đến chùm tia năng lượng hơn chính xác, và làm cho các tế bào ung thư nhạy cảm hơn với nó.

Ai cần xạ trị

Xạ trị được dùng chủ yếu để xử lý các khối u rắn chỉ xuất hiện trong một vị trí, ví dụ như ung thư da, não, ngực hoặc tử cung.

Đôi khi bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp này để làm cho khối u co rút lại giúp cho việc phẫu thuật tiếp theo sẽ hiệu quả hơn.

Trong một vài trường hợp, ví dụ như trong ung thư bàng quang di căn, xạ trị được coi là tùy chọn đầu tiên, như cách thay thế cho phẫu thuật sẽ có ảnh hưởng lâu dài trên lối sống của bệnh nhân.

Nhưng  mặc dù chỉ một mình xạ trị cũng có thể chữa được nhiều bệnh ung thư, trong các trường hợp khác, xạ trị được áp dụng sau khi phẫu thuật trên khu vực xung quanh để "dọn sạch" bất cứ tế bào bệnh còn lại nào mà đã phát tán từ nơi ung thư ban đầu.

Nếu có nghi ngờ hoặc có chứng cớ rõ ràng là các tế bào có thể đã phát tán ở xa, sau đó hoá trị có thể là cách chữa trị thích hợp hơn.

Cách chữa trị như thế nào?

Nếu xạ trị được thực hiện bởi máy, sau đó bệnh nhân sẽ thường được tái chữa bệnh trong thời gian ngắn.

Mặc dù thời gian chữa bệnh thay đổi tùy vào loại bệnh ung thư, vị trí, kích thước của nó, và liều do bác sĩ chỉ định, nhưng việc thực hiện xạ trị mỗi ngày kéo dài trong một vài tuần là bình thường.

Nếu điều trị bao gồm việc cấy vật cấy phóng xạ gần khối u, thì sau đó bệnh nhân cần ở lại bệnh viện trong thời gian ngắn để theo dõi.

Các tác dụng phụ?

Mặc dù bản thân của phương pháp nàykhông gây đau đớn ngay tức thời, nhưng ảnh hưởng tích lũy của nhiều yếu tố sẽ tạo ra các tác dụng phụ.

Bức xạ có thể tạo ra ảnh hưởng giống cháy nắng trên da nơi nó đi qua. Mức độ này tùy theo số lần và cường độ chữa bệnh.

Có thể có xảy ra rụng lông tóc trong khu vực chịu chữa trị - thường là tạm thời.

Chữa bệnh cũng có thể làm cho bệnh nhân cảm mệt mỏi và hôn mê chung.

Nguy cơ lâu dài?

Tia bức xạ ion hoá tạo ra thay đổi trong cấu trúc gien của tế bào của cơ thể, và có nguy cơ nhỏ rằng liều bức xạ tăng dẫn đến thay đổi trong các tế bào lành mạnh mà có thể gây ra bệnh ung thư.

Thiết bị mới và kỹ thuật giúp giảm nguy cơ của các tác dụng phụ bằng cách nhắm đến liều chính xác hơn trên vùng ung thư, do đó hạ thấp liều tác dụng ở các cơ quan trọng yếu và các mô xung quanh vùng chữa trị, trong khi cho phép bản thân các mô ác tính bị tiêu diệt bằng liều cao hơn so với trước đây.

Thiết bị xạ trị cũ thường nhắm đến cả một khu vực rộng lớn, do đó mô khoẻ mạnh cũng như mô ung thư sẽ bị chiếu xạ, tăng nguy cơ của tác dụng phụ.

Chính phủ Anh hiện đang đầu tư các máy móc hiện đại nhất.

Nguy cơ của nhiễm bức xạ y học là rất nhỏ khi so sánh với nguy cơ đối với sức khỏe của bệnh nhân khi không chữa bệnh.

Điều gì có thể xảy ra trong tương lai ?

Các nhà nghiên cứu đang “tinh chỉnh” xạ trị để cải thiện kết quả chữa trị cho bệnh nhân.

Nỗ lực chính chú trọng vào việc đưa tia xạ trị mạnh và chính xác hơn đến các mục tiêu.

Một số thuốc có vẻ làm cho tế bào ung thư dễ bị tổn thương hơn với bức xạ, nghĩa là chỉ cần liều xạ trị ít mạnh hơn, hoặc liều ít hơn.

Một lĩnh vực của nghiên cứu đang chú trọng vào việc cung cấp nhiệt cho tế bào trong một vùng cụ thể để làm cho chúng nhạy cảm hơn với xạ trị.

 
Đăng bởi: phuongmy
Bình luận
Đăng bình luận
1 Bình luận
TheTich(03/01/2014 03:24:44)
Thanks!
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.