Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Giáo dục
Tech bosses limit their kids’ time on smartphones: why shouldn’t we?
Các đại gia công nghệ hạn chế thời gian dùng điện thoại thông minh của con mình: tại sao chúng ta lại không?
We’ve all seen it – teenagers glued to their phones, not even glancing up when their parents talk to them; kids immersed in tablets at airports; young friends around restaurant tables staring at their phones instead of each other.
Tất cả chúng ta đều nhìn thấy chuyện đó – thanh thiếu niên dính chặt với cái điện thoại, thậm chí không thèm liếc nhìn khi cha mẹ nói chuyện với mình; lũ con nít đắm chìm trong máy tính bảng ở sân bay; đám bạn bè trẻ ngồi quanh bàn ăn trong nhà hàng mà dán mắt vào điện thoại thay vì nhìn nhau.
 As children and young people spend an increasing amount of time with screens – more than six hours a day according to one US survey – parents have begun to wonder if spending this much time with screens is safe.
Theo một khảo sát của Mỹ, vì con nít lẫn thanh thiếu niên ngày càng dành nhiều thời gian cho màn hình - hơn sáu giờ một ngày – các bậc phụ huynh đã bắt đầu tự hỏi liệu việc dành nhiều thời gian cho màn hình như vậy có an toàn không.
An increasing amount of research suggests it is not. Teenagers who spend five or more hours a day on electronic devices are 71% more likely to have a risk factor for suicide than those who spend less than an hour a day. Young people who use screens this much are also 52% more likely to sleep less than seven hours a night – a significant amount of sleep deprivation with potential consequences for both physical and mental health. The more time young adults spend on social media, the more likely they are to be depressed or lonely.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy là không. 71% thanh thiếu niên mỗi ngày dành 5 tiếng đồng hồ trở lên cho các thiết bị điện tử thường có nguy cơ tự tử cao hơn những đứa dùng dưới một tiếng mỗi ngày. 52% thanh niên dùng màn hình nhiều đến mức này thường ngủ ít hơn 7 tiếng đồng hồ mỗi đêm - thiếu ngủ quá nhiều kèm theo những hậu quả tiềm tàng có hại cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Càng dành nhiều thời gian lên các phương tiện truyền thông xã hội, thanh niên càng dễ bị trầm cảm hoặc cảm thấy cô đơn.
Of course, correlation doesn’t prove causation – perhaps unhappy people use digital media more. However, several experiments and longitudinal studies have concluded that digital media use leads to unhappiness, but unhappiness doesn’t lead to digital media use. As I document in my book, iGen (about the post-millennial generation born after 1995), there are also troubling trends in teenagers’ mental health. Between 2011 and 2015, rates of serious depression, self-injury (such as deliberately cutting oneself), and suicide all skyrocketed among American teenagers.
Dĩ nhiên, tương quan không có nghĩa là quan hệ nhân quả - có thể người không hạnh phúc dùng phương tiện truyền thông kỹ thuật số nhiều hơn. Thế nhưng, vài thí nghiệm và nghiên cứu theo thời gian đã kết luận rằng việc sử dụng phương tiện kỹ thuật số dẫn đến cảm giác bất hạnh, nhưng cảm giác bất hạnh không dẫn đến việc sử dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Như tôi có viết trong cuốn sách của mình, iGen (về thế hệ Gen Z sinh sau năm 1995), cũng có xu hướng đáng ngại về sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên. Giữa năm 2011 và 2015, tỷ lệ trầm cảm nặng, tự gây thương tích (tự làm mình bị thương), và tự sát đều tăng vọt ở thanh thiếu niên Mỹ.
 
Đăng bởi: emcungyeukhoahoc
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.