Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Giáo dục
6 Pros & Cons of Technology in the Classroom
6 ưu – nhược điểm khi sử dụng công nghệ trong lớp học
Technology in education is the biggest change in teaching we will ever see. For years, policy makers, teachers, parents and students alike have been weighing the potential benefits of technology in education against its risks and consequences.
Công nghệ giáo dục chính là sự thay đổi lớn nhất trong giảng dạy mà chúng ta được chứng kiến. Trong nhiều năm, các nhà hoạch định chính sách, giáo viên, phụ huynh và học sinh đã cân nhắc những lợi ích mà công nghệ giáo dục có thể mang lại so với các rủi ro và hậu quả của nó.
But now the debate is more pressing than ever, as curricula increasingly incorporate technology and professors experiment with new teaching methods. On one hand, using technology in the clasSroom allows you to experiment in pedagogy, democratize the classroom and better engage students. On the other hand, some argue technology in the classroom can be distracting and even foster cheating.

Nhưng đến nay, những tranh cãi đang trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, do chương trình giảng dạy ngày càng kết hợp mật thiết với công nghệ bên cạnh việc các giảng viên thử nghiệm các phương pháp giảng dạy mới. Một mặt, việc sử dụng công nghệ trong lớp học cho phép thử nghiệm về mặt sư phạm, giúp dân chủ hóa lớp học và thu hút học viên hơn. Mặt khác, một số người cho rằng dùng công nghệ trong lớp học có thể gây mất tập trung, thậm chí là dung túng cho gian lận.
THE PROS:


Ưu điểm
+ What does it mean to use technology in the classroom?

Students are digital natives. They’ve grown up with technology; it’s woven into their lives. But using technology in the classroom isn’t just about digital devices in class — it relates to anything that facilitates an interaction between teacher and student. Classroom engagement is at an all-time low and lecturers are competing against countless diversions from phones, tablets and laptops. Technology could be seen as the culprit, or it could be harnessed to improve engagement and effectiveness.

With that in mind, this article looks at the pros of using technology in the classroom as well as the cons—and it addresses how to combat some of the pitfalls you might come across when adopting new technology-based teaching and assessment techniques.
Sử dụng công nghệ trong lớp học có ý nghĩa gì?

Học sinh ngày nay được sinh ra trong thời đại số. Chúng lớn lên cùng công nghệ; có công nghệ đan xem vào cuộc sống. Thế nhưng, việc sử dụng công nghệ trong lớp học không đơn thuần chỉ là các thiết bị kĩ thuật mà còn liên quan đến bất cứ điều gì tạo điều kiện cho sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Ngoài mức độ tương tác trong lớp vô cùng thấp, các giáo viên còn phải vật lộn với vô số các thiết bị dễ gây mất tập trung như điện thoại, máy tính bảng và laptop. Công nghệ có thể bị xem là thủ phạm, hoặc có thể được khai thác để làm tăng tính tương tác và hiệu quả.

Nhờ đó, bài viết này sẽ xem xét những ưu - khuyết điểm trong việc ứng dụng công nghệ trong lớp học, đồng thời chỉ ra cách để đương đầu với một số trục trặc đột xuất khi áp dụng các kĩ thuật đánh giá và giảng dạy trên nền tảng công nghệ mới.

+ Using technology in the classroom allows you to experiment more in pedagogy and get instant feedback.

Technology allows for more active learning; you can increase engagement through online polling or asking quiz questions during lectures (with instantaneous results). Subject matter is dynamic and timely with digital textbooks that embed links to relevant materials or student-maintained course wikis. Whether adding a single tool for a specific project or term, or making a more dramatic change such as a flipped classroom, being well-versed in technology can help build credibility with students, and even fellow colleagues.
Sử dụng công nghệ trong lớp học cho phép thử nghiệm nhiều hơn về mặt sư phạm và nhận phản hồi tức thì.

Công nghệ cho phép việc học trở nên chủ động hơn; có thể tăng độ tương tác qua hình thức bỏ phiếu hoặc đặt câu hỏi trực tuyến trong bài giảng (có kết quả tức thời). Nội dung bài học sinh động, mới mẻ nhờ các sách giáo khoa số được nhúng các đường dẫn tới các tài liệu hoặc khóa học có liên quan trên Wiki do học sinh duy trì. Dù chỉ đơn giản là thêm một công cụ vào dự án hoặc khóa học nào đó, hoặc tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ hơn như mô hình "lớp học đảo ngược" (flipped classroom), việc thành thạo công nghệ có thể giúp tăng thêm độ tin cậy từ phía học sinh, thậm chí là cả đồng nghiệp.
+ Technology in the classroom helps ensure full participation.

Online polling and other tools help to engage all students, including shy students who wouldn’t normally raise their hand in class. Online engagement systems allow you to regularly check in with students for feedback on course materials and assignments; data analytics could be used to help spot areas where students might be struggling, so you can adjust the coursework accordingly.

One active learning technique that technology can facilitate is offering students quizzes (not for credit). At the beginning of the class, you can gauge familiarity with a subject by taking a quick, anonymous quiz on the subject you’re teaching—and this can also inform and direct what you need to focus on. At the end of the class, setting the same quiz again allows all students to gauge their learning.
Công nghệ lớp học tạo điều kiện để ai cũng có thể tham gia

Hình thức bỏ phiếu và các công cụ trực tuyến khác giúp mọi học sinh đều có thể tham gia, kể cả những em nhút nhát thường không phát biểu trong lớp. Hệ thống tương tác trực tuyến cho phép thường xuyên kiểm tra phản hồi của học sinh về tài liệu cũng như bài tập của khóa học; việc phân tích dữ liệu có thể được dùng để phát hiện những chỗ học sinh còn vướng mắc, nhờ vậy mà điều chỉnh bài tập ở lớp cho phù hợp.

Một phương pháp học tập chủ động mà công nghệ có thể mang lại đó là đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh (không tính điểm). Đầu giờ học, bạn có thể đánh giá mức độ quen thuộc với chủ đề bằng cách đưa ra một bài trắc nghiệm nhanh, không cần điền tên về chủ đề sắp dạy, làm vậy đồng thời có thể cung cấp thông tin và hướng học sinh đến nội dung cần thiết. Cuối buổi học cho làm lại bài trắc nghiệm đó để tất cả học sinh có thể tự đánh giá việc học.
+ There are countless resources for enhancing education and making learning more fun and effective.

From apps and e-textbooks to organizational platforms, there’s no shortage of tools that can transform the classroom. Some instructors are turning toward classroom ‘gamification,’ the use of competitive scenarios, and the distribution of points and rewards to make the classroom more fun and engaging. The key to ensuring these methods are also effective is designing them to support the course learning objectives.

Some gamification tips include role play—where students are asked to pose arguments on behalf of historical figures or scientific concepts—and introducing healthy competition. Technology can greatly aid the implementation, and indeed the assessment, of classroom games.
Có nguồn tài nguyên vô hạn để hỗ trợ giáo dục, khiến việc học trở nên thú vị và hiệu quả hơn.

Từ kho ứng dụng, sách giáo khoa điện tử đến nền tảng tổ chức, không thiếu các công cụ có thể biến đổi lớp học. Một số giáo viên đang chuyển sang hình thức "trò chơi" trong lớp học, dùng các bối cảnh trò chơi mang tính cạnh tranh, cho điểm và giải thưởng khiến lớp học trở nên thú vị và hấp dẫn hơn. Mấu chốt để đảm bảo tính hiệu quả của những phương pháp này đó là thiết kế sao cho có thể hỗ trợ các mục tiêu khóa học.

Một số ý có thể áp dụng trong trò chơi đó là cho học sinh đóng vai - nghĩa là yêu cầu học sinh tranh luận thay cho các nhân vật lịch sử hoặc khái niệm khoa học - và giải thích thế nào là cạnh tranh lành mạnh. Công nghệ có thể hỗ trợ rất nhiều cho việc thực hiện và đánh giá chất lượng của các trò chơi trong lớp học.
+ Technology can automate a lot of your tedious tasks.

Automation can speed up tedious, time-consuming tasks, such as keeping track of student attendance and performance. Engagement tools can help streamline grading for writing assignments, discussions and participation, as well as answer common student questions, which otherwise could seem daunting due to their objective nature.
Công nghệ có thể giúp tự động hóa nhiều công việc tẻ nhạt.

Tính năng tự động có thể giúp đẩy nhanh các công việc vừa tốn thời gian lại tẻ nhạt như kiểm tra sỉ số lớp chẳng hạn. Các công cụ tương tác có thể giúp sắp xếp việc chấm điểm các bài viết, thảo luận, mức độ tham gia cũng như trả lời các câu hỏi thường gặp của học sinh có thể gây khó khăn do tính chất khách quan.

+ With technology in the classroom, your students have instant access to fresh information that can supplement their learning experience.

There is value in having textbooks and course materials that are always up to date, which can even include additions suggested by students. This also fosters a more collaborative learning environment; students, networked together online, can share information, work together on group projects, and interact with the instructor.
Với công nghệ lớp học, học sinh có thể truy cập tức thì vào kho thông tin luôn đổi mới, có thể bổ sung cho trải nghiệm học tập của học sinh.

Sẽ thật có ích khi sách giáo khoa và tài liệu khóa học được cập nhật liên tục, thậm chí còn có các phần bổ sung do học sinh đề xuất. Điều này cũng thúc đẩy một môi trường học tập hợp tác hơn; các học sinh được kết nối trực tuyến có thể chia sẻ thông tin, làm việc cùng nhau trong các dự án nhóm và tương tác với giáo viên.

THE CONS









Nhược điểm
+ Technology in the classroom can be a distraction.

College students learn less when they use computers or tablets during lectures, writes Susan Dynarski, a professor of education, public policy and economics at the University of Michigan, in the New York Times. “They also tend to earn worse grades. The research is unequivocal: Laptops distract from learning, both for users and for those around them.”

But Matthew Numer, an assistant professor in the School of Health and Human Performance at Dalhousie University, says in an article for The Chronicle of Higher Education that banning laptops is an “insult” to students: “Our students are capable of making their own choices, and if they choose to check Snapchat instead of listening to your lecture, then that’s their loss. Besides, it’s my responsibility as an educator to ensure that my lecture is compelling. If my students aren’t paying attention, if they’re distracted, that’s on me.”

This makes the notion of creating a structure and culture of respect all the more important from day one. Identify specific projects, times during class, and your intentions for allowing the use of technology in the classroom. Creating expectations and guidelines for students, and sticking to them, will be important for them in respecting your boundaries.
Công nghệ lớp học có thể gây mất tập trung.

Bà Susan Dynarski, một giáo sư về giáo dục, chính sách công và kinh tế tại Đại học Michigan, viết trên tờ New York Times rằng, sinh viên đại học ít tập trung hơn khi dùng máy tính bàn hoặc máy tính bảng trong giờ học. "Điểm số của các em cũng có xu hướng kém đi. Nghiên cứu nêu rõ: Laptop khiến cả người dùng lẫn những người xung quanh bị mất tập trung."


Nhưng ông Matthew Numer, một trợ lý giáo sư tại Trường Y tế và Sức khỏe con người tại Đại học Dalhousie, nói trong một bài báo trên tờ The Chronicle of Higher Education rằng, cấm máy tính xách tay là một sự "xúc phạm" đối với sinh viên: "Sinh viên có khả năng tự lựa chọn, nếu các em thích kiểm tra Snapchat hơn nghe giảng, thì đó là mất mát của các em. Bên cạnh đó, trách nhiệm của tôi với tư cách một nhà giáo dục là đảm bảo bài giảng của tôi đủ hấp dẫn. Nếu sinh viên của tôi không chú ý, nếu các em mất tập trung, thì đó là lỗi do tôi.”

Điều này làm cho khái niệm tạo ra một cấu trúc và văn hóa tôn trọng tất cả ngày càng quan trọng hơn. Hãy xác định rõ công việc, thời gian cụ thể trong giờ học, mục đích cho phép sử dụng công nghệ trong lớp học là gì. Việc đặt ra mục tiêu, hướng dẫn cho học sinh và tuân thủ các mục tiêu, hướng dẫn đó sẽ rất quan trọng trong việc khiến học sinh tôn trọng giới hạn bạn đặt ra.

+ Technology can disconnect students from social interactions.

Many people are skeptical of technology and what it does to students’ (and everyone else’s) ability to verbally communicate.

By creating assignments in class that use both technological tools as well as oral presentations and group collaboration, students will learn to be dynamic in how they learn and interact with others.


Sara Eskridge, history professor at Randolph College in Virginia, believes that technology is a tool to be used in the classroom, rather than an end in itself. The teacher is in control—and knows how to bring the best out in the student
Công nghệ có thể ngăn cách học sinh khỏi các tương tác xã hội.

Nhiều người còn hoài nghi về công nghệ và tác động của nó đối với khả năng giao tiếp bằng lời nói của học sinh (và những đối tượng khác).

Bằng việc tạo ra các bài tập trên lớp bằng cả công cụ công nghệ lẫn hình thức thuyết trình miệng và làm việc nhóm, học sinh sẽ học được cách trở nên linh hoạt trong cách học và giao tiếp với người khác.

Sara Eskridge, giáo sư môn lịch sử tại đại học Randolph, Virginia tin rằng công nghệ chỉ là công cụ được dùng trong lớp học chứ không phải là đích đến. Giáo viên vẫn là người kiểm soát, và biết được làm thế nào để giúp học sinh thể hiện hết khả năng của mình.
+ Technology can foster cheating in class and on assignments.

While students have always found ways to cheat, the digital age makes it even easier — from copying-and-pasting someone else’s work to hiring an essay-writer from an online essay mill.

While technology could be seen as yet another avenue for cheating, it’s possible to structure assignments and exams in a way that makes cheating difficult, or make exams open-book and focus on problem-solving and mastery rather than retention. Some classroom software allows you set questions that are subtly different for every student, making them focus on the technique rather than the answer.
Công nghệ có thể tạo mầm mống cho gian lận trong lớp học và thi cử


Học sinh thì lúc nào cũng tìm cách để quay bài, thời đại kĩ thuật số lại dễ dàng "mở đường cho hươu chạy" - từ chuyện quay bài của người khác cho đến lên mạng thuê người viết bài giúp.

Mặc dù công nghệ có thể được cho là "tiếp tay" cho gian lận nhưng vẫn có thể lên cấu trúc cho bài tập và bài kiểm tra sao cho khó mà gian lận được, hoặc ra dạng đề mở, tập trung vào kĩ năng giải quyết vấn đề và kiến thức hơn là học thuộc lòng. Một số phần mềm lớp học còn giúp thiết lập các câu hỏi khác nhau cho từng học sinh.
+ Students don’t have equal access to technological resources.

Some students can’t afford iPads or even the textbooks required for class. For these students, point them in the direction of library or community resources, or create assignments that allow them to work in groups and share resources.

Don’t make technology the focus of your class, and don’t make it a barrier. Incorporate it in a holistic and inclusive manner.
Không phải học sinh nào cũng có cơ hội tiếp xúc với các tài nguyên công nghệ như nhau.

Có những học sinh không mua nổi iPad, thậm chí là sách giáo khoa để học. Hãy chỉ cho những học sinh này đến thư viện hoặc các nguồn cộng đồng, hoặc tạo ra bài tập giúp học sinh có thể làm việc nhóm và chia sẻ các nguồn tài nguyên.

Đừng biến công nghệ trở thành tâm điểm của lớp học, cũng đừng biến công nghệ trở thành rào cản. Hãy kết hợp sao cho toàn diện.

+ The quality of research and sources they find may not be top-notch.

The Internet is a blessing and a curse. Your students may need guidance on identifying proper sources and unreliable sources.
Chất lượng của các nguồn tài liệu mà học sinh tìm được có thể không cao.

Internet có mặt lợi mà cũng có mặt hại. Học sinh cần được hướng dẫn cách xác định nguồn nào phù hợp và nguồn nào không đáng tin cậy.
+ Lesson planning might become more labor-intensive with technology.

The task of adapting technology into your classroom can seem daunting or overwhelming. In many ways though, using technology can become as natural to you as any daily activity.
Việc soạn giáo án có thể trở nên vất vả hơn khi có công nghệ.

Công việc kết hợp công nghệ vào lớp học có thể khiến bạn thấy chán nản hoặc quá sức. Nhưng dần dà, việc sử dụng công nghệ có thể trở nên vô cùng tự nhiên như một hoạt động thường ngày.
When you’re choosing classroom technology, it’s important to engage with the software vendor and make sure you have the support in place. Some questions you should ask include whether they supply training or onboarding, and what their reliability statistics and support functions are—after all, you don’t need to be the person all the students come to if the technology goes offline.

Khi lựa chọn công nghệ lớp học, việc tương tác với nhà cung cấp phần mềm và đảm bảo được hỗ trợ tại chỗ là rất quan trọng. Cần hỏi xem liệu họ có hỗ trợ việc đào tạo hoặc huấn luyện hay không, có các chức năng thống kê mức độ tín nhiệm và hỗ trợ nào, và sau cùng, bạn không cần phải giải đáp thắc mắc của toàn bộ học sinh khi công nghệ đó ngoại tuyến.
But the most important thing is to allow yourself time to learn how to use something, and make sure you ask for, and receive the support that you need.
Nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải dành cho bản thân thời gian cần thiết để học cách sử dụng, và đảm bảo được hỗ trợ khi cần.
TECHNOLOGY IN THE CLASSROOM: THE FINAL VERDICT

It’s clear that the benefits outweigh the cons. But the key to technology in the classroom is always going to be the teacher-student relationship, because that’s where the education happens. Technology can be a highly effective tool, but that’s all it is — a tool. In today’s hyper-connected world, sensible use of technology can enhance education.

Technology is not meant to replace the teacher. Rather, the idea is to create a flexible learning environment that breeds innovation. It shifts the classroom experience from the ‘sage-on-a-stage’ approach to a more collaborative learning environment. The success of such endeavors will ultimately depend upon how technology is applied to keep students engaged
Công nghệ lớp học: Lời kết

Rõ ràng là lợi ích vượt trội so với nhược điểm. Nhưng điểm mấu chốt khi sử dụng công nghệ lớp học vẫn là quan hệ giữa học sinh và giáo viên, vì đó mới chính là giáo dục. Công nghệ có thể là một công cụ có hiệu quả cao, nhưng công cụ vẫn chỉ là công cụ. Trong thế giới siêu kết nối hiện nay, việc sử dụng công nghệ hợp lý có thể hỗ trợ rất nhiều cho giáo dục.

Công nghệ không thể thay thế cho giáo viên. Ý tưởng này đúng hơn là tạo ra một môi trường học tập linh hoạt giúp tạo ra sự đổi mới. Công nghệ giúp thay đổi trải nghiệm trong lớp học, từ cách tiếp cận "thầy giảng trò nghe" sang một môi trường học tập cộng tác hơn. Những nỗ lực này có thành công hay không xét cho cùng phụ thuộc vào cách áp dụng công nghệ sao cho thu hút được học sinh.
 
Đăng bởi: emcungyeukhoahoc
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.