Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Văn hoá - Giải trí - Thể thao
(12)
Feast of the First Morning
Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán, more commonly known by its shortened name Tết, is the most important and popular holiday and festival in Vietnam.
Tết Nguyên Đán thường được biết tới bằng một cái tên ngắn gọn là Tết, Tết là kỳ nghỉ và là một lễ hội quan trọng nhất và phổ biến nhất ở Việt Nam.
The name Tết Nguyên Đán is Sino-Vietnamese for Feast of the First Morning.
Cái tên Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ tiếng Hán-Việt, nghĩa là Buổi lễ sáng mồng một.

Tết is also an occasion for pilgrims and family reunions. During Tết, Vietnamese visit their relatives and temples, forgetting about the troubles of the past year and hoping for a better upcoming year. They consider Tết to be the first day of spring and the festival is often called Hội xuân (spring festival).

Tết cũng là dịp để người ta hành hương và gia đình đoàn tụ. Người Việt thăm viếng họ hàng và đền chùa trong các ngày Tết, quên đi các muộn phiền năm cũ và hy vọng năm sắp đến sẽ tốt hơn. Người ta coi Tết là ngày đầu xuân và lễ hội Tết thường được gọi là Hội xuân.
Although Tết is a national holiday among all Vietnamese, each region and religion has its own customs.
Mặc dù Tết là ngày lễ chung của hết thảy người Việt nhưng mỗi vùng miền và mỗi tôn giáo có những phong tục tập quán riêng của mình.

Before New Year's Eve

This period begins one or two weeks before the actual celebration. The general atmosphere leading up to Tết is in the bustle of shopping, decorating the home, cooking traditional Tết food and waiting for relatives to return home. People try to pay off their debts in advance so that they can be debt-free on Tết. Parents buy new clothes for their children so that the children can wear them when Tết arrives. Because a lot of commercial activity will cease during the celebrations, people try to stock up on supplies as much as possible.

Tất niên

Thời điểm này bắt đầu trước Tết khoảng một hoặc hai tuần. Bầu không khí chung gần Tết là sự náo nhiệt mua sắm, trang trí nhà cửa, nấu các món truyền thống ngày Tết và chờ người thân trở về đoàn tụ. Ai nấy đều cố trả dứt nợ để có thể hết nợ vào ngày Tết. Bố mẹ mua quần áo mới cho con mặc vào dịp Tết. Vì nhiều hoạt động mua bán kinh doanh sẽ nghỉ trong dịp Tết nên người ta cố tích trữ vật dụng càng nhiều càng tốt.


In the days leading up to Tết, the streets and markets are full of people. As the shops will be closed during Tết, everyone is busy buying food, clothes, and decorations for their house.
Vào các ngày gần Tết, đường sá và chợ búa đều nhung nhúc người ta. Vì nhiều cửa hiệu sẽ đóng cửa suốt các ngày Tết nên ai ai cũng tất bật mua sắm thức ăn, quần áo, và đồ trang trí nhà cửa của mình.
Vietnamese families usually have a family altar, to pay respect to their ancestors. Vietnamese families have a tray of five fruits on their altar called "Ngũ Quả", including banana, orange, kumquat, pomelo and finger citron [some other places have Custard Apple, Coconut, Papaya, Mango and Pineapple; since it spells out Cau, Dua, Du, Xai]. Each fruit conveys a different meaning. Pomelos promise a lucky and sweet year. Banana and finger citron symbolize a protective hand while kumquats and oranges represent success and prosperity. During Tết the altar is thoroughly cleaned and new offerings are placed there. Traditionally, the three kitchen guardians for each house (Ông Táo) (Kitchen God), who report to the Jade Emperor about the events in that house over the past year, return to heaven on the 23rd day of the twelfth month by lunar calendar.
Gia đình người Việt thường có bàn thờ gia đình, để tỏ lòng kính trọng tổ tiên của mình. Các gia đình Việt Nam cũng bày mâm gồm năm thứ trái cây trên bàn thờ gọi là "Mâm Ngũ quả", bao gồm chuối, cam, kim quất, bưởi và phật thủ [nhiều nơi khác Trưng Na, Dừa, Đu Đủ, Xoài Và Dứa; vì chúng được hiểu là Cầu, Dừa, Đủ, Xài]. Mỗi trái cây có một ý nghĩa khác nhau. Bưởi hứa hẹn một năm ngọt lành và may mắn. Chuối và phật thủ tượng trưng cho bàn tay che chở trong khi cam và kim quất tượng trưng cho sự thành công và thịnh vượng. Người ta thường lau chùi bàn thờ sạch sẽ và đặt đồ cúng ở đây vào những ngày Tết. Theo truyền thống thì Ông Táo, người báo cáo với Ngọc Hoàng những sự kiện xảy ra trong nhà vào năm qua sẽ về trời vào ngày 23 tháng 12 âm lịch. 
In the days leading up to Tết, each family cooks special holiday foods such as bánh chưng and bánh dầy. Preparations for these foods are quite extensive. Family members often take turns to keep watch on the fire overnight, telling each other stories about Tết of past years.
Vào những ngày sắp Tết, gia đình nào cũng nấu các món ăn đặc trưng cho ngày Tết như bánh chưngbánh dầy. Khâu chuẩn bị cho các món ăn Tết này cũng rất nhiều. Các thành viên trong gia đình thay phiên nhau canh lửa nồi bánh suốt đêm, rồi râm ran kể chuyện nhau nghe về những cái Tết đã qua.

The New Year

The first day of Tết is reserved for the nuclear family. Children receive a red envelope containing money from their elders. This tradition is called mừng tuổi (happy new age) in the north and lì xì in the south. Usually, children wear their new clothes and give their elders the traditional Tết greetings before receiving the money. Since the Vietnamese believe that the first visitor a family receives in the year determines their fortune for the entire year, people never enter any house on the first day without being invited first. The act of being the first person to enter a house on Tết is called xông đất, xông nhà or đạp đất, which is one of the most important rituals during Tết. According to Vietnamese tradition, if good things come to the family on the first day of the lunar New Year, the entire following year will also be full of blessings. Usually, a person of good temper, morality and success will be the lucky sign for the host family and be invited first into the house.

However, just to be safe, the owner of the house will leave the house a few minutes before midnight and come back just as the clock strikes midnight to prevent anyone else entering the house first who might potentially bring any unfortunate events in the new year to the household.

Sweeping during Tết is taboo or xui (unlucky), since it symbolizes sweeping the luck away. It is also taboo for anyone who experienced a recent loss of a family member to visit anyone else during Tết.

During subsequent days, people visit relatives and friends. Traditionally but not strictly, the second day of Tết is usually reserved for friends, while the third day is for teachers. Local Buddhist temples are popular spots as people like to give donations and to get their fortunes told during Tết. Children are free to spend their new money on toys or on gambling games such as bầu cua cá cọp, which can be found in the streets. Prosperous families can pay for dragon dancers to perform at their house. There are also public performances for everyone to watch.

Năm mới

Ngày mồng một dành riêng cho gia đình bố mẹ và con cái. Trẻ con được người lớn phát cho phong bì tiền màu đỏ. Truyền thống này được gọi là tục mừng tuổi ở miền Bắc và lì xì ở miền Nam. Thường thì trẻ con mặc quần áo mới và chúc người lớn các câu chúc Tết truyền thống trước khi nhận tiền lì xì. Vì người Việt tin rằng người đầu tiên đạp đất (xông nhà) trong năm mới sẽ định vận may đối với gia đình cả năm, thế nên người ta sẽ chẳng đến nhà người khác vào đầu năm nếu không được mời đến. Việc bước vào nhà ai đó đầu tiên của năm mới được gọi là xông đất, xông nhà hoặc đạp đất, đây là một trong những nghi thức quan trọng nhất suốt những ngày Tết. Theo truyền thống của người Việt thì nếu những điều tốt đẹp đến với gia đình vào ngày đầu năm mới thì suốt năm sau sẽ được hưởng phúc lành. Thường thì một người có tốt, đạo đức và thành công sẽ là dấu hiệu may mắn đối với gia chủ và được mời làm người xông đất đầu tiên. 

Tuy nhiên, để chắc ăn thì chủ nhà sẽ đi khỏi nhà vài phút trước giao thừa và trở về nhà ngay khi kim đồng hồ gõ đúng nửa đêm để không cho ai khác xông đất trước có thể mang xui xẻo đến cho họ trong năm mới.

Quét  nhà những ngày Tết là điều cấm kỵ hoặc xui xẻo, bởi người ta cho là quét may mắn đi. Họ cũng nghĩ là những ai mới có tang người thân thì cũng không nên đến thăm người khác trong dịp Tết.

Những ngày tiếp theo, người ta thăm viếng họ hàng và bè bạn. Theo truyền thống nhưng không phải lúc nào cũng thế thì ngày mồng hai để tết bạn trong khi đó thì ngày mồng ba lại tết thầy. Các ngôi chùa Phật giáo ở địa phương là những điểm đến phổ biến dành cho người quyên góp làm từ thiện và xem về vận mệnh của mình trong những ngày Tết. Trẻ con tự do dùng tiền lì xì để mua đồ chơi hoặc tham gia các trò chơi cờ bạc như bầu cua cá cọp trên đường phố. Nhiều gia đình giàu có thuê vũ công múa rồng đến biểu diễn ở nhà mình. Cũng có nhiều tiết mục công cộng cho mọi người cùng thưởng thức.


Traditionally, each family displays cây nêu, an artificial New Year Tree consisting of a bamboo pole 5 to 6 m long. The top end is usually decorated with many objects, depending on the locality, including good luck charms, origami fish, cactus branches, etc.

At Tết every house is usually decorated by hoa maiOchna integerrima (in the central and southern parts of Vietnam) or hoa đàopeach flower (in the northern part of Vietnam) or hoa ban (in mountain areas). In the north, some people (especially the elite in the past) also decorate their house with a Prunus mume tree (also called mai in Vietnamese). In the north or central, the kumquat tree is a popular decoration for the living room during Tết. Its many fruits symbolize the fertility and fruitfulness that the family hopes for in the coming year.

Vietnamese people also decorate their homes with bonsai and flower plants such as chrysanthemum (hoa cúc), marigold (vạn thọ) symbolizing longevity, mào gà in Southern Vietnam and paperwhite flower (thủy tiên), lavender (viôlét), hoa bướm in Northern Vietnam. In the past, there was a tradition that old people tried to make their paperwhite flowers blossom right the watch-night time. They also hung up Dong Ho Paintings and thư pháp (calligraphy pictures).

Theo truyền thống thì các gia đình đều trưng cây nêu, đây là Cây Năm Mới do con người dựng nên gồm một cột tre dài từ 5 đến 6 mét. Ở mút đỉnh thường được trang trí bằng nhiều thứ, tuỳ thuộc từng vùng miền, gồm những lá bùa may, cá chép bằng giấy (để táo quân cưỡi về trời) (xếp theo nghệ thuật của Nhật Bản), nhánh xương rồng, v.v.

Vào dịp Tết, hầu hết nhà nào cũng trang trí hoa mai (ở miền trung và miền nam Việt Nam) hoặc hoa đào (ở miền bắc Việt Nam) hoặc hoa ban (ở miền núi). Ở miền bắc, nhiều người (đặc biệt là người giàu có hồi xưa) cũng trang trí nhà bằng cây mai mơ (gọi là mai ở Việt Nam). Ở miền bắc hoặc miền trung thì kim quất được người ta chuộng để trang trí trong phòng khách vào những ngày Tết. Vẻ sum suê quả của cây kim quất tượng trưng cho sự sung túc và nhiều kết quả mà gia đình hy vọng có được trong năm sau.

Người Việt Nam cũng trang trí nhà bằng cây bon-sai và hoa như cúc, cúc vạn thọ tượng trưng cho sự sống thọ, hoa mào gà ở miền nam Việt Nam và hoa thủy tiên, hoa vi-ô-lét, hoa bướm ở miền bắc Việt Nam. Trước đây, có truyền thống là người già cố làm cho hoa thủy tiên của mình nở đúng vào đêm giao thừa. Họ cũng treo tranh Đông Hồ và thư pháp lên.

 

The traditional greetings are "chúc mừng năm mới" and "cung chúc tân xuân" (Happy New Year). People also wish each other prosperity and luck. Common wishes for Tết include:

Live up to 100 years: used by children for elders. Traditionally, everyone is one year older on Tết, so children would wish their grandparents health and longevity in exchange for mừng tuổi or lì xì

      Security, good health, and prosperity

May a myriad things go according to your will

Plenty of health

 Congratulations and be prosperous

May money flow in like water

Những câu chúc Tết truyền thống là "chúc mừng năm mới" và "cung chúc tân xuân". Người ta cũng chúc nhau may mắn và thịnh vượng nữa. Những câu chúc Tết thường nghe gồm:

Sống lâu trăm tuổi: trẻ con hay chúc người lớn như vậy. Theo lệ thì ai cũng lớn thêm một tuổi vào ngày Tết nên trẻ con sẽ chúc ông bà sức khoẻ và sống lâu để được tiền mừng tuổi hay lì xì

An khang thịnh vượng

Vạn sự như ý

Sức khoẻ dồi dào 

Cung hỉ phát tài 

Tiền vô như nước

In Vietnam, to celebrate Tết is to ăn Tết, literally meaning "Tết eating", showing the importance of food in its celebration. Some of the food is also eaten year-round, while other dishes are only eaten during Tết. Also, some of the food is vegetarian since it is believed to be good luck to eat vegetarian on Tết. Some traditional food on Tết are:

Bánh chưng and bánh dầy: essentially tightly packed sticky rice with meat or bean fillings wrapped in banana leaves. Bánh chưng (rectangular) and bánh giầy (circular) are symbolically connected with Tết and are essential in any Tết celebration. Preparation is time-consuming, and can take days to cook. The story of their origins and their connection with Tết is often recounted to children while cooking them overnight.

Hạt Dưa: roasted watermelon seeds, also eaten during Tết.

Dưa Hành : pickled onion and pickled cabbage.

Củ Kiệu: pickled small leeks.

Mứt: These dried candied fruits are rarely eaten at any time besides Tết.

Cầu Dừa Đủ Xoài - In southern Vietnam, popular fruits used for offerings at the family altar in fruit arranging art are the custard-apple/sugar-apple/soursop (mãng cầu), coconut (dừa), papaya (đu đủ), and mango (xoài), since they sound like "cầu vừa đủ xài" ([We] pray for enough [money] to spend) in the southern dialect of Vietnamese.

Thịt Kho Nước Dừa Meaning "Meat Stewed in Coconut Juice", it is a traditional dish of pork and medium boiled eggs stewed in a broth-like sauce made of young coconut juice and nuoc mam. It is often eaten with pickled bean sprouts and chives, and white rice.

Ở Việt Nam, để ăn Tết, theo nghĩa đen nghĩa là "ăn Tết”, cho thấy tầm quan trọng của thức ăn trong những ngày Tết này. Một vài món cũng là thức ăn quanh năm, trong khi có nhiều món khác chỉ để ăn trong dịp Tết thôi. Hơn nữa, cũng có nhiều thực phẩm chay vì người ta tin là ăn chay sẽ gặp may trong ngày Tết. Một số món ăn truyền thống ngày Tết gồm:

Bánh chưngbánh dầy: thực chất là gạo nếp được đúc chặt với nhân thịt hay đậu và gói bằng lá chuối. Bánh chưng (hình chữ nhật) và bánh dầy (tròn) tượng trưng cho ngày Tết và rất quan trọng trong bất kỳ dịp lễ Tết nào. Khâu chuẩn bị rất tốn thời gian, và có thể mất nhiều ngày để nấu bánh. Câu chuyện về nguồn gốc của bánh chưng, bánh dầy liên quan đến ngày Tết thường được kể lại cho trẻ con nghe trong khi nấu bánh suốt cả đêm.

Hạt Dưa: hạt dưa hấu rang, cũng được dùng trong dịp Tết.

Dưa Hành: hành và bắp cải ngâm giấm.

Củ kiệu: củ tỏi tây nhỏ ngâm giấm. 

 Mứt: các loại trái cây ngào đường này hiếm khi được ăn ngoài dịp Tết. 

Cầu Dừa Đủ Xoài- Ở miền nam Việt Nam, các loại trái cây phổ biến thường được cúng trong mâm ngủ quả trên bàn thờ gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, và xoài vì chúng nghe giống như “cầu dừa đủ xài” trong phương ngữ ở miền Nam Việt Nam (đủ tiền xài)

Thịt kho nước dừa có nghĩa là “Thịt hầm nước dừa”, đây là món ăn truyền thống gồm thịt heo và trứng luộc chín vừa phải hầm với nước xốt giống như nước thuộc thịt được làm bằng nước dừa non và nước mắm. Món này ăn với dưa chua giá và hẹ và cơm trắng.

People are delighted to enjoy exciting games during Tết: bầu cua, cờ tướng, ném còn, chọi trâu, đá gà, marshmallow toss, etc...They also participate in some competitions presenting their knowledge, strength and aestheticism such as: bird competition and ngâm thơ competition.

People can also visit fortune tellers, in temples and in the streets, to have their fortunes told. You must know your zodiac sign and the star you were born under to have your fortune read. 

Ai cũng hào hứng tham gia các trò chơi ngày Tết như bầu cua, cờ tướng, ném còn, chọi trâu, đá gà, ném kẹo dẻo, v.v...Người ta cũng tham gia vào các cuộc thi kiến thức, sức mạnh và thẩm mỹ như: thi chim và ngâm thơ nữa.

Ngoài ra người ta cũng có thể đi coi bói ở các đền miếu và ở các đường phố để xem vận mệnh mình trong năm mới như thế nào. Bạn phải biết cung hoàng đạo và sao mạng của mình để nhờ thầy bói xem.

Dos

One should give people lucky presents to enhance the relationship between themselves and others: new clothes, peach branches (for expelling evil), cocks (wishing for good manners), new rice (wishing for being well-fed), rice wine in a gourd (wishing for a rich and comfortable life), bánh chưng (or bánh tét) and bánh dày which symbolize sky and earth (for worshipping the ancestors), red things (red symbolizes happiness, luckiness, advantages) like watermelon, dogs (the bark – gâu gâu – sounds like the word giàu - richness in Vietnamese language), medicated oil (dầu in Vietnamese, also sounds similar to giàu).

One should give lucky Dong Ho Paintings such as: "Gà đàn" (wishing for having many children), or "Vinh hoa", but should not give unlucky Dong Ho paintings like "Đánh ghen" related to legal proceedings.

One should buy a lot of water for Tết, because people wish for money to flow like water currents in a stream (proverb: "Tiền vô như nước").

One should sprinkle lime powder around the house to expel evil.

One should return all things borrowed, and pay debts before Tết.

Những việc nên làm

Người ta tặng cho nhau các món quà may mắn để thắt chặt mối quan hệ giữa họ và người khác như quần áo mới, cành đào (để trừ tà), gà trống (ước muốn sự xử sự tốt đẹp), gạo mới (ước muốn được cuộc sống no đủ sung túc), rượu gạo đựng trong bầu (ước muốn cuộc sống giàu sang và thoải mái), bánh chưng (hoặc bánh tét) và bánh dày tượng trưng cho trời và đất (để cúng tổ tiên), nhiều thứ có màu đỏ (màu đỏ tượng trưng cho sự hạnh phúc, may mắn và thuận lợi) như dưa hấu, chó (tiếng sủa – gâu gâu – nghe như từ giàu- sự giàu có trong nghĩa tiếng Việt), dầu thuốc (dầu trong tiếng Việt, cũng nghe giống như giàu)

Người ta cũng tặng cho nhau những tranh Đông Hồ tượng trưng cho sự may mắn như “Gà đàn” (ước mong được nhiều con), hoặc “Vinh hoa”, nhưng không nên tặng cho người khác những tranh Đông Hồ tượng trưng cho những thứ đen đủi như “Đánh ghen” liên quan đến những việc kiện tụng.  

Ngoài ra cũng nên mua nhiều nước ngày Tết vì người ta cũng mong muốn tiền sẽ chảy như dòng nước ở con suối vậy (tục ngữ: “Tiền vô như nước”)

Cũng nên rắc vôi quanh nhà để trừ tà.

Nên trả hết mọi thứ mà mình đã mượn và trả dứt hết nợ trước Tết.

Don'ts

One shouldn't say or do bad things during Tết.

One shouldn't hurt or kill animals or plants but should set them free. The reason for this originates from Buddhism's causality.

One shouldn't sweep the house or empty out the rubbish to avoid luck and benefits going with it, especially on the first day of the new year. One shouldn't let the broom in confusion if people don't want it to be stolen.

One shouldn't give these presents to others: clock or watch (the recipient's time is going to pass), cats (mèo in Vietnamese language pronounced like nghèo, poverty), medicine (the receiver will get ill), cuttle fish (its ink is black, an unlucky colour), writing ink (for the same reason), scissors or knives (they bring incompatibility).

One shouldn't have duck meat because it brings unluckiness.

One shouldn't have shrimp in case one would move backwards like shrimp, in other words, one would not succeed.

One shouldn't buy or wear white clothes because white is the colour of funerals in Vietnam.

One shouldn't let the rice-hulling mill go empty because it symbolizes failed crops.

One shouldn't refuse anything others give or wish you during Tết.

Những điều cấm kỵ

Chớ nói hoặc làm điều gì xấu trong ngày Tết.

Không làm đau hay giết thú vật hoặc làm hại một loài cây cỏ nào mà hãy để chúng được tự do. Lý do này bắt nguồn từ quan hệ nhân quả của Phật giáo.  

Không nên quét nhà hoặc đổ rác để tránh đổ đi may mắn và lợi lộc theo cùng, đặc biệt là vào ngày mồng một Tết. Và cũng đừng để cây chổi chỗ nào lộn xộn nếu không muốn bị lấy cắp.

Chớ tặng người khác những món quà như đồng hồ treo tường hay đồng hồ đeo tay (người nhận sắp hết thời rồi), mèo (mèo trong tiếng Việt đọc nghe như chữ nghèo), thuốc (người nhận sẽ bị bệnh), mực nang (màu mực đen, màu của sự xui rủi), mực viết (cũng gợi sự đen đủi), kéo hoặc dao (mang sự đối kỵ)

Không ăn thịt vịt vì thịt vịt đem theo xui rủi.

Không ăn tôm vì sợ sẽ nhảy lùi lại phía sau như tôm, hay nói một cách khác là không được thành công.

Không mua hay mặc trang phục màu trắng vì màu trắng là màu tang tóc ở Việt Nam.

Không để cối xay gạo cạn sạch vì nó tượng trưng cho vụ mùa thất bát.

Không từ chối bất cứ điều gì mà người khác tặng hay chúc cho bạn trong những ngày Tết.
These customs come from traditions passed from generation to generation and have become standard. Because of the idea that the beginning will affect the middle and the end of the year, Vietnamese people avoid doing bad things and try to do good things during Tết holiday.
Những phong tục này truyền hết từ đời này sang đời khác và đã trở thành chuẩn mực rồi. Vì quan niệm rằng sự khởi đầu sẽ ảnh hưởng suốt đến mọi ngày trong năm nên người Việt tránh làm chuyện xấu và cố làm việc tốt suốt những ngày Tết.
 
Đăng bởi: emcungyeukhoahoc
Bình luận
Đăng bình luận
1 Bình luận
mmll(07/03/2018 14:26:27)
hay vậy mà ai nỡ lòng đánh giá thấp dzay
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.