Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Văn hoá - Giải trí - Thể thao
These Greek Villagers Whistle to Chat
Những người dân làng này ở Hy Lạp nói chuyện với nhau bằng cách huýt sáo
For some 2,500 years, residents of this mountainous village have used an astonishing language that only they understand. But there are only six people left who can ‘speak’ it.
Suốt khoảng 2.500 năm, cư dân của làng miền núi này đã sử dụng một ngôn ngữ lạ lùng chỉ có họ mới hiểu. Nhưng nay chỉ còn lại sáu người có thể 'nói' được thứ tiếng này.
Hidden deep in the south-east corner of the Greek island of Evia, above a twisting maze of ravines that tumbles toward the Aegean Sea, the tiny village of Antia clings to the slopes of Mount Ochi. There are no hotels or restaurants within 40km, and the hamlet is so remote that it doesn’t exist on Google Maps.


Ẩn sâu ở góc đông nam đảo Evia của Hy Lạp, bên trên mê cung các hẻm núi xoắn ốc chúi xuống biển Aegean, ngôi làng bé nhỏ Antia nằm cheo leo bên sườn núi Ochi. Chẳng khách sạn chẳng nhà hàng trong vòng 40 km, và ngôi làng này nhỏ đến nỗi không có tên trên bản đồ Google.
But as you travel here along a dizzying road from Karystos, through a mythical landscape of megalithic ‘dragon house’ stone tombs and giant Cyclopic boulders, you’ll hear an ancient siren song reverberating against the mountain walls. That’s because for thousands of years, the inhabitants of Antia have used a remarkable whistled language that resembles the sounds of birds to communicate across the distant valleys.


Nhưng khi theo con đường quanh co đến chóng mặt từ Karystos đến đây, xuyên qua cảnh vật như trong thần thoại của những ngôi mộ đá ‘nhà rồng’ và những tảng đá khổng lồ Cyclopic, bạn sẽ nghe một bài hát cổ mê hoặc vang vọng qua vách núi. Đó là vì hàng nghìn năm nay, cư dân làng Antia đã sử dụng một ngôn ngữ huýt sáo đặc biệt giống tiếng chim để liên lạc qua các thung lũng xa xôi.
Known as sfyria, it’s one of the rarest and most endangered languages in the world – a mysterious form of long-distance communication in which entire conversations, no matter how complex, can be whistled. For the last two millennia, the only people who have been able to sound and understand sfyria’s secret notes are the shepherds and farmers from this hillside hamlet, each of whom has proudly passed down the tightly guarded tradition to their children.
Được gọi là Sfyria, một trong những ngôn ngữ hiếm nhất và đang gặp nguy hiểm nhất thế giới - một hình thức giao tiếp từ xa bí ẩn, trong đó toàn bộ cuộc nói chuyện, dù phức tạp đến đâu, cũng có thể huýt sáo. Trong hai thiên niên kỷ vừa qua, những người duy nhất có thể huýt sáo và hiểu được những giai điệu bí mật của tiếng Sfyria là những người chăn cừu và nông dân của ngôi làng bên sườn núi này, ai cũng tự hào truyền lại cho con cái truyền thống được gìn giữ kỹ càng này.

But in the last few decades, Antia’s population has dwindled from 250 to 37, and as older whistlers lose their teeth, many can no longer sound sfyria’s sharp notes. Today, there are only six people left on the planet who can still ‘speak’ this unspoken language – and one of them recently invited me to Antia so I could meet the last whistlers of Greece.


Nhưng trong vài thập kỷ gần đây, số dân ở Antia đã giảm từ 250 còn 37, và vì những người huýt sáo lớn tuổi đã rụng răng, nên nhiều người không còn phát ra được những giai điệu rõ ràng của tiếng Sfyria nữa - và một trong số họ vừa mời tôi đến Antia, nên tôi đã có thể gặp gỡ những người huýt sáo cuối cùng này của Hy lạp.
When I arrived, a 45-year-old farmer named Yiannis Apostolou was waiting for me outside the village’s lone store. After greeting me in Greek, he gazed out onto the rolling chasm below the village, tucked his tongue under his bottom teeth and fired a fluted melody into the abyss.
Khi tôi đến, một nông dân 45 tuổi, tên Yiannis Apostolou đang đợi tôi bên ngoài cửa hàng độc nhất trong làng. Sau khi chào tôi bằng tiếng Hy Lạp, anh nhìn chăm chú xuống vực thẳm dưới làng, đặt lưỡi dưới hàm răng dưới rồi huýt một giai điệu xuống vực thẳm.
“Koula? Tsipas? We have company!” he said, by way of a translator.


" Koula? Tsipas? Mình có khách kìa!" anh nói, qua người dịch.

Soon, Koula, a slight 76-year-old woman emerged from a stone dwelling high on the mountainside, popped in her dentures and whistled back, turning this jaunty solo into a duet. “Well, what are you waiting for?” she responded over a clanging chorus of goat bells. “Come on up here!”
Không lâu sau, Koula, một phụ nữ 76 tuổi mảnh khảnh xuất hiện từ ngôi nhà bằng đá cao cao trên sườn núi, gắn răng giả vào rồi huýt sáo lại, biến cuộc độc tấu vui vẻ này thành một bài song tấu." Ừm, cháu còn chờ gì nữa hả? " bà trả lời át cả tiếng chuông đồng thanh treo trên cổ dê." Lên đây nào!"
As two other villagers descended from the hills to join us, Apostolou asked each of us if we’d like something to drink and then whistled a string of chirps toward the store’s open door. Moments later, owner Maria Kefalas came out with a bottle of water, two cups of tea and a glass of sour cherry vissinada juice - arranging each perfectly on the table in front of us.
Khi hai dân làng khác đi từ các ngọn đồi xuống tham gia cùng chúng tôi, Apostolou hỏi từng người trong bọn tôi có muốn uống gì không rồi huýt một tràng tiếng ríu rít về phía cả́nh cửa đang mở của cửa hàng. Một lúc sau, bà chủ Maria Kefalas ra ngoài mang theo một chai nước, hai tách trà và một ly nước vissinada cherry chua - bày lên bàn trước mặt chúng tôi.
No-one can recall exactly how or when the villagers here began using sfyria – which comes from the Greek word sfyrizo, meaning ‘whistle’ – to communicate. Some residents speculate that it came from Persian soldiers who sought refuge in the mountains some 2,500 years ago. Others claim the language developed during Byzantine times as a secret way to warn against danger from rival villages and invading pirates. There’s even a belief that in ancient Athens, they’d post whistlers from Antia on the mountaintops as sentries so they could signal an imminent attack on the empire.
Chẳng ai nhớ chính xác vì sao hay khi nào dân làng ở đây bắt đầu sử dụng tiếng sfyria - từ sfyrizo theo tiếng Hy Lạp nghĩa là 'còi' - để giao tiếp. Người thì đoán do lính Ba Tư tìm nơi trú ẩn ở miền núi khoảng 2.500 năm trước. Người thì bảo ngôn ngữ này có ở thời Byzantine, là cách bí mật để dân làng cảnh báo cho nhau biết có dân làng thù địch hoặc bọn cướp biển xâm nhập. Thậm chí có người tin rằng trong thời Athens cổ, người ta còn cho người huýt sáo của làng Antia canh chừng trên đỉnh núi để báo hiệu khi có tấn công vào đế quốc này.
Remarkably, sfyria was only discovered by the outside world in 1969, when an aeroplane crashed in the mountains behind Antia. As the search crew went out to look for the missing pilot, they heard shepherds volleying a series of trilled scales back and forth across the canyons and became enchanted by their cryptic code.
Đáng chú ý là, thế giới bên ngoài chỉ biết đến sfyria vào năm 1969, khi một máy bay rơi ở dãy núi sau làng Antia. Khi đoàn ra ngoài tìm phi công mất tích, vừa nghe được những người chăn cừu huýt sáo vang rền qua qua lại lại hẻm núi, họ đã mê như điếu đổ mật mã khó hiểu của dân làng này.
Today there are as many as 70 other whistled languages in the world, and they all exist in remote mountain villages like Antia. After all, it’s easier to purse your lips than to scramble up and down the mountainsides whenever you want to invite your neighbours over for a glass of ouzo.


Ngày nay có tới 70 ngôn ngữ giao tiếp bằng cách huýt sáo trên thế giới, và tất cả đều tồn tại ở những ngôi làng miền núi xa xôi như Antia. Rốt cuộc, chúm môi huýt sáo thì dễ hơn là bò lên lên xuống xuống sườn núi khi muốn mời hàng xóm đến uống một ly rượu hồi Hy Lạp.
Yet, not only is sfyria believed to be older and more structured than many other whistled languages, it’s also the most critically endangered. In fact, according to the Unesco Atlas of the World’s Languages in Danger, no other language in Europe – whistled or not – has fewer living speakers than sfyria.

Tuy nhiên, người ta tin rằng sfyria không chỉ cổ và ̣có cấu trúc hơn nhiều ngôn ngữ huýt sáo khác, mà nó cũng là ngôn ngữ đang có nguy cơ tuyệt chủng nhất. Thực ra, theo Atlas về các ngôn ngữ đang có nguy cơ biến mất của UNESCO, chẳng có ngôn ngữ nào khác ở châu Âu - dù bằng cách huýt sáo hay không - có ít người sử dụng còn sống như sfyria.
 
Đăng bởi: emcungyeukhoahoc
Bình luận
Đăng bình luận
1 Bình luận
3tgamingpro(09/08/2017 21:52:52)
quá hay xuất sắc
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.