Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Giáo dục
Distinctive features of the Japanese education system that made this nation the envy of the world
Những đặc điểm khu biệt của hệ thống giáo dục Nhật Bản khiến thế giới phải ngưỡng mộ đất nước này
Japanese people are known for their intelligence, strong health, politeness, and wellness. But why is this nation so unique and different from the rest of the world? We seem to have found the answer: they have an incredibly cool education system!
Người Nhật nổi tiếng là thông minh, khoẻ mạnh, lịch sự, tinh thần minh mẫn và thân thể tráng kiện. Nhưng vì sao đất nước này lại độc đáo và khác biệt so với phần còn lại của thế giới vậy? Dường như chúng tôi đã tìm ra câu trả lời: họ có một hệ thống giáo dục tuyệt vời!
Manners before knowledge.

In Japanese schools, the students don’t take any exams until they reach grade four (the age of 10). They just take small tests. It is believed that the goal for the first 3 years of school is not to judge the child’s knowledge or learning, but to establish good manners and to develop their character. Children are taught to respect other people and to be gentle to animals and nature. They also learn how to be generous, compassionate, and empathetic. Besides this, the kids are taught qualities like grit, self-control, and justice.
Tiên học lễ hậu học văn

Ở các trường học tại Nhật, học sinh không phải thi cử gì hết cho đến khi chúng lên lớp 4 (10 tuổi). Chúng chỉ làm những bài tập kiểm tra nho nhỏ. Người ta cho rằng mục tiêu 3 năm học đầu đời ở trường không phải nhằm đánh giá kiến thức của trẻ hay những gì trẻ đã học, mà hình thành những các ứng xử tốt đẹp và phát triển tính cách cho chúng. Trẻ em được dạy phải tôn trọng người khác và yêu quý động vật và thiên nhiên. Chúng cũng được dạy cho lòng khoan dung, trắc ẩn và biết đồng cảm. Ngoài ra, trẻ em được dạy các phẩm chất như kiên gan bền chí, tự chủ và công bằng.
The academic year starts on April 1st.

While most schools and universities in the world begin their academic year in September or October, in Japan it is April that marks the start of the academic and business calendar. The first day of school often coincides with one of the most beautiful natural phenomena — the time of cherry blossom. The academic year is divided into 3 trimesters: April 1 — July 20, September 1 — December 26, and January 7 — March 25. Japanese students get 6 weeks of holidays during the summer. They also have two-week breaks in winter and spring.
Năm học bắt đầu vào ngày 1 tháng Tư

Hầu hết các trường học trên thế giới đều bắt đầu năm học vào tháng 9 hoặc tháng 10 thì ở Nhật năm học và lịch làm việc bắt đầu vào tháng 4. Ngày đầu tiên đến trường thường trùng với dịp diễn ra hiện tượng thiên nhiên cực kỳ tươi đẹp: mùa hoa anh đào nở. Năm học được chia thành 3 kỳ: Từ ngày 1 tháng tư - đến ngày 20 tháng bảy, từ ngày 1 tháng chín - đến ngày 26 tháng mười hai, và từ ngày 7 tháng giêng - đến ngày 25 tháng ba. Học sinh Nhật Bản được nghỉ hè 6 tuần. Cũng có 2 tuần vào nghỉ vào mùa đông và mùa xuân.
Most Japanese schools do not employ janitors or custodians. The students clean their school themselves.

One of the more intriguing results of making students responsible for maintaining a clean school is that with no janitors to clean up after them, students in Japan do not learn to look down on janitors and custodians. They believe cleaning to be a duty held by all. By having students clean schools themselves from a young age, students do not see themselves as “above” such work.

Casual school littering is something that is much rarer in Japanese schools. This creates a culture of ‘clean being the norm’. Leaving behind a mess is a sign of disrespect to fellow students. Cleaning time is also seen as conversation time with friends so it’s not considered a boring chore like in the West.
Hầu hết các trường học ở Nhật không có người lao công. Học sinh phải tự làm vệ sinh trường lớp.

Để cho học sinh có trách nhiệm gìn giữ trường lớp sạch sẽ đem lại một kết quả đáng chú ý là học sinh ở Nhật không coi thường những người lao công vì không có ai chuyên làm lao công trong trường cả. Các em nghĩ rằng giữ gìn sạch sẽ môi trường sống là trách nhiệm của mọi người. Để các em tự dọn dẹp trường lớp ngay từ khi còn nhỏ, các em sẽ không tự cho mình đứng "trên" những công việc như vậy.

Trường học ở Nhật hiếm khi có rác. Điều này tạo văn hoá "sạch sẽ là chuẩn mực". Vất rác bừa bãi là dấu hiệu thiếu tôn trọng bạn học. Thời gian dọn vệ sinh cũng được coi là thời gian để các em trao đổi với nhau nên không được coi là công việc tẻ ngắt như ở phương Tây.
In Japanese schools, school lunch is provided on a standardized menu and is eaten in the classroom
Học sinh Nhật ăn bữa trưa ngay tại lớp học và bữa ăn này có thực đơn theo tiêu chuẩn.
After-school workshops are very popular in Japan.

Các hội thảo sau giờ học rất phổ biến tại Nhật.
Apart from traditional subjects, Japanese students also learn Japanese calligraphy and poetry.

Japanese calligraphy, or Shodo, involves dipping a bamboo brush in ink and using it to write hieroglyphs on rice paper. For Japanese people, Shodo is an art that is no less popular than traditional painting. Haiku, on the other hand, is a form of poetry that uses simple expressions to convey deep emotions to readers. Both classes teach children to respect their own culture and centuries-old traditions.
Ngoài các môn học truyền thống, học sinh Nhật còn học thư pháp và thơ Nhật Bản.

Thư pháp Nhật Bản, hay Thư đạo, bao gồm nhúng cây bút lông cán tre vào mực và dùng để viết các chữ tượng hình lên giấy thông thảo. Với người Nhật, Thư đạo là một môn nghệ thuật phổ biến không kém hội hoạ truyền thống. Còn Haiku, là một thể thơ dùng cách diễn đạt đơn giản để truyền tải cảm xúc sâu sắc đến độc giả. Cả hai môn học này dạy trẻ em tôn trọng truyền thống văn hoá bề dày hàng thế kỷ của họ.
Nearly all students have to wear a school uniform.

The uniform policy is intended to remove social barriers among students and get them into a working mood. Besides, wearing school uniform helps to promote a sense of community among the children.
Gần như mọi học sinh đều mặc đồng phục trường học.

Quy định mặc đồng phục nhằm loại bỏ các rào cản xã hội giữa học sinh và đưa chúng vào tâm thế lao động. Ngoài ra, mặc đồng phục học sinh giúp nâng cao ý thức cộng đồng của trẻ em.
The school attendance rate in Japan is about 99.99%.

Probably all of us have played truant at least once in our life. However, Japanese students don’t skip classes, nor do they arrive late for school. Moreover, around 91% of pupils in Japan reported that they never, or only in some classes, ignored what the teacher lectured.
Tỷ lệ học sinh đến trường ở Nhật đạt khoảng 99,99%.

Có lẽ chúng ta cũng ít nhiều đã từng trốn học. Nhưng học sinh Nhật Bản chẳng bao giờ cúp cua hay đi trễ. Ngoài ra, khoảng 91% học sinh Nhật Bản nói rằng mình chưa từng, hoặc chỉ trong một số buổi học nào đó, không nghe thầy cô giảng bài.
A single test decides the students’ futures.

At the end of high school, Japanese students have to take a very important exam that decides their future. A student can choose one college they would like to go to, and that college has a certain score requirement. If a student doesn’t reach that score they probably don’t go to college. The competition is very high — only 76% of school graduates continue their education after high school. It’s no wonder that the period of preparation for entrance to higher education institutions is nicknamed ’examination hell.’
Một kỳ thì quyết định tương lai học sinh.

Vào cuối bậc trung học, học sinh Nhật Bản phải tham gia một kỳ thi rất quan trọng quyết định tương lai của mình. Một học sinh có thể chọn một trường đại học mình thích để theo học, và trường đại học đó có những yêu cầu về điểm số nhất định. Nếu học sinh không đạt mức điểm ấy thì không được vào học. Cạnh tranh thi cử rất gay gắt - chỉ 76% học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học tiếp tục đi học. Chẳng lạ khi giai đoạn luyện thi vào các bậc học cao hơn được mệnh danh là "luyện ngục thi cử".
College years are the best ’holidays’ in a person’s life.

Having gone through ’examination hell,’ Japanese students usually take a little break. In this country, college is often considered the best years of a person’s life. Sometimes, Japanese people call this period a ’vacation’ before work.
Những năm học đại học là những 'tháng ngày nghỉ ngơi' tuyệt vời nhất trong đời.

Vượt qua được giai đoạn "luyện ngục thi cử", học sinh Nhật Bản thường nghỉ ngơi một chút. Ở đất nước này, học đại học thường được coi là những năm tháng tuyệt vời nhất đời. Đôi khi, người Nhật gọi đây là giai đoạn "nghỉ ngơi" trước khi bắt tay vào làm việc.
 
Đăng bởi: emcungyeukhoahoc
Bình luận
Đăng bình luận
5 Bình luận
diabolic(16/08/2016 22:00:07)
đúng là học song ngữ khá hay
minhmuonhoibai@gmail.com(14/08/2016 11:16:02)
ố là la 3 hay 4 cái ca ?
Darkkkkkkkk(13/08/2016 15:09:06)
Việt Nam phát triển sau Nhật Bản 200 năm. Tức là sau hơn 200 năm nữa chúng ta sẽ được như vậy.
Kudo__Shinichi__28(13/08/2016 08:42:08)
Thật tuyệt vời! Giáo dục VN bao giờ mới được như Nhật Bản? :d
Trangnami(12/08/2016 22:50:19)
đọc xong bài viết này ,câu hỏi đặt ra trong đầu tôi là : đến bao giờ việt nam ms đc như thế ?...chắc ngày đó rất là xa,rất là xaaaaa !!!
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.