Cách thức tổ chức và quản lý lễ hội đầu xuân của Việt Nam cần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong tinh thần của quá trình đổi mới.
Mùa xuân là mùa của lễ hội ở Việt Nam, thu hút đông đảo mọi người khắp nơi trên thế giới tham gia. Đối với người Việt, lễ hội đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng và văn hoá của mình.
Phóng viên của chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với ông Vương Duy Bảo, Cục phó Cục Văn hoá thuộc Bộ Văn hoá, thể thao và Du lịch về việc tổ chức và quản lý lễ hội đầu xuân của nước ta.
Phóng viên: Đầu năm du xuân, hành hương và tham gia vào các lễ hội là nét đẹp truyền thống của người Việt. Để công tác quản lý lễ hội phù hợp với bản sắc dân tộc quả là một việc làm hết sức quan trọng. Vậy công tác đó năm nay ra sao và có gì mới không, thưa ông?
Ông Bảo: Theo Bộ Văn hoá, thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 7.966 lễ hội, được chia làm 5 loại: lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội tôn giáo, lễ hội văn hoá nước ngoài và lễ hội văn hoá, thể thao và du lịch. lễ hội văn hoá, thể thao và du lịch là loại hình lễ hội mới, phát triển nhanh chóng từ khi đất nước đổi mới và hội nhập.
Để chuẩn bị cho lễ hội năm 2010, uỷ ban trung ương Đảng đã yêu cầu các cơ quan truyền thông và các bộ văn hoá, thể thao và du lịch khắp cả nước nhằm ngăn chặn hành vi phá hoại cảnh quan và môi trường sinh thái của người dân Việt.
Ngay từ đầu năm nay, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chỉ thị các đoàn thể liên quan nỗ lực nhằm đảm bảo Lễ hội Tết âm lịch và các sự kiện chính yếu khác của đất nước được tổ chức một cách an toàn và lành mạnh. Ngày 22/1 tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức hội thảo trực tuyến về công tác quản lý lễ hội năm 2010. Ngày 3 tháng 2, Bộ đã có chỉ thị số 16 về việc quản lý các hoạt động tín ngưỡng tại các khu di tích.
Phóng viên: Trong các loại lễ hội đó thì lễ hội truyền thống dân gian và lễ hội văn hoá, thể thao và du lịch là hai loại hình lễ hội trở thành vấn đề gây tranh cãi. Tại sao thế?
Ông Bảo: Hiện nay, số lượng du khách tăng đột biến trong các lễ hội, đặc biệt là ở phá Bắc, làm nảy sinh nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý. Một số lễ hội truyền thống dân gian có hiện tượng pha tạp hoặc biến dạng hình thức đã không phản ánh được bản sắc dân tộc. Hơn nữa, nhiều thùng từ thiện, khay, đĩa và nhiều hiện tượng quyên cúng đã trở nên phổ biến ở nhiều khu di tích, làm suy giảm yếu tố tâm linh của mình.
Dẫu lễ hội văn hoá, thể thao và du lịch phát triển mạnh mẽ khắp cả nước song nhiều lễ hội vẫn diễn ra một cách tẻ nhạt chẳng có chút gì hương sắc văn hoá địa phương cả.
Những vấn đề này một phần là do lượng người dồn về quá đông trong các lễ hội. Lượng du khách tăng quá tải đã làm hạn chế các khu tổ chức dẫn đến tình trạng rối loạn giao thông, kẹt xe và nhiều nhà bán lẻ tăng giá, tất cả để lại vết nhơ cho lễ hội.
Một vấn đề nữa là việc sử dụng ngân sách cho lễ hội của Bộ không hiệu quả. Nhiều lễ hội truyền thống kéo quá dài mà chẳng nêu được nét bản sắc văn hoá nào đặc trưng cả.
Phóng viên: Vậy Bộ có những hướng dẫn, chỉ đạo như thế nào đối với các địa phương trong việc tổ chức và quản lý lễ hội, thưa ông?
Ông Bảo: Bộ đã yêu cầu các cơ quan ban ngành có liên quan đẩy mạnh quảng bá tầm quan trọng của mỗi lễ hội và tôn vinh công trạng của những danh nhân được thờ tại các khu di tích.
Ban quản lý di tích phải dẹp bỏ bớt các thùng từ thiện để tránh làm thương mại hoá những nơi này. Bộ cũng đã giao trách nhiệm cho Cục văn hoá các cấp cơ sở phải xây dựng trang web để giới thiệu lễ hội nhằm giúp đồng bào trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về các lễ hội. Những ban ngành này cũng sẽ tham mưu cho Bộ trong việc hoàn chỉnh thông tư, quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi, tang lễ và tổ chức lễ hội.
Phóng viên: Thế trang web về lễ hội được xây dựng như thế nào, thưa ông?
Ông Bảo: Việc xây dựng các lễ hội đã bắt đầu từ năm 2008. Chúng tôi đang thu thập thông tin về các lễ hội của cả nước đồng thời dịch những thông tin này sang tiếng Anh.
Bộ cũng đã giao trách nhiệm cho Cục Di sản Văn hoá quốc gia tổ chức hội thảo để xác định cấp quản lý đối với ban quản lý di tích, danh thắng và tìm ra cách để các ban ngành liên quan có thể kiểm soát và sử dụng nguồn thu công đức ở các di tích một cách có hiệu quả hơn.
Phóng viên: Ông có lời khuyên gì dành cho bà con khi tham dự lễ hội đầu năm không?
Ông Bảo: Bà con nên tìm hiểu thêm về các lễ hội truyền thống, chấp hành các quy định của lễ hội, và nên ý thức về môi trường.
Các lễ hội truyền thống đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của cả nước. Chính vì thế, đổi mới cách tổ chức và quản lý lễ hội là nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc phù hợp với tinh thần Đổi mới.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông rất nhiều.